Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin uốn ván

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường sống trong đất, bùn, cống rãnh, phân động vật, đồ kim loại bị gỉ sét…

lưu ý khi tiêm phòng uốn ván

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương hở, vết rách, bỏng hoặc cũng có thể do tiêm chích nhiễm bạn, sau phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh.

Ai cần tiêm phòng uốn ván:

Tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin uốn ván sau mỗi 5-10 năm vì kháng nguyên của vắc xin này không tồn tại suốt đời như một số loại vắc xin khác.

Xem thêm:

Những đối tượng sau cần đặc biệt:

Phụ nữ có thai: Bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vọng rất cao, chính vì thế nên bà bầu cần được tiêm phòng uốn ván cho bà bầu để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ và bé.

Những người làm việc trong các trang trại, nông dân: Đây là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh do thường xuyên phải tiếp xúcvới bùn đất, phân gia súc, gia cầm, dị vật… là những nơi có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ.

Công nhân xây dựng: Công nhân xây dựng cũng là người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại kim loại, bê tông,... có nguy cơ bị thương cao nên việc tiêm phòng là cần thiết.

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván:

- Với phụ nữ mang thai lần đầu tiên thì nên tiêm phòng uốn ván bà bầu như sau:

+ Mũi 1: Lần khám thai đầu.

+ Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 4 tuần.

+ Mũi 3: Tiêm mũi thứ 3 vắc-xin uốn ván sau 6 tuần so với mũi 2 và trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Với những người bị các vết thương có nguy cơ cao nhưng chưa tiêm phòng uốn ván cần vệ sinh sạch sẽ vết thương và tới ngay các phòng tiêm chủng để được tiêm phòng uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván là cần thiết nhưng việc tiêm chủng cần được thực hiện tại các cơ sở uy tín, tin cậy.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét