Lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em
Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này chỉ tồn tại từ 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vắc xin phòng, như bệnh Ho gà. Nếu đứa trẻ không được tiêm vắc xin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh, cơ thể chúng có thể không đủ khoẻ để chống lại bệnh tật.
Lịch tiêm chủng trẻ sơ sinh
- 24 giờ sau sinh: Tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
- 1 tháng tuổi trở xuống: Tiêm phòng BCG, tiêm phòng lao phổi.
- 2 – 6 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm:
+ Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
+ Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1,2,3
+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
Xem thêm
- Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu
- Tiêm chủng ung thư cổ tử cung
- Tiêm phòng uốn ván
- Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu
- Tiêm phòng uốn ván sau chấn thương
- Tiêm phòng 5 trong 1
- 6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm
- 12-15 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Thủy đậu
+ Viêm gan A mũi 1
+ Viêm não Nhật Bản B
- 16-23 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
+ Hib mũi 4
+ Viêm gan A mũi 2
+ Viêm gan B mũi 4
- Trên 24 tháng tuổi:
+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
+ Tiêm phòng thương hàn, tã
+ Viêm não Nhật Bản mũi 3.
Trên đây là những mũi tiêm quan trọng nhất dành trẻ em và những lưu ý dành cho các bậc cha mẹ khi tiêm vắc xin cho trẻ để đảm bảo việc tiêm vắc xin là ĐÚNG, HIỆU QUẢ, KHÔNG PHẢN TÁC DỤNG.
Đọc thêm:
- Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi nào
- Tiêm chủng trẻ sơ sinh
- Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng 5 trong 1 cho trẻ sơ sinh
Sau khi tiêm, bố mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ, sớm phát hiện những điểm bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ nên cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không. Về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ sau tiêm. Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.
Hiện nay, đã có loại vắc-xin kết hợp với vắc-xin ho gà vô bào có ưu điểm tiêm một mũi phòng ngừa được nhiều bệnh, ít sốt và ít các tác dụng phụ sau tiêm. Các bà mẹ có thể tham khảo tư vấn tại các điểm tiêm chủng để lựa chọn tiêm cho con mũi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét