Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020
Bật mí cách ướp gia vị vịt quay Bắc Kinh đúng điệu
Địa chỉ cung cấp món vịt quay Bắc Kinh da giòn thơm ngon bổ dưỡng
Cách tìm địa chỉ bán vịt quay Bắc Kinh da giòn thơm ngon
Tiêu chí đánh giá địa chỉ bán vịt quay Bắc Kinh da giòn thơm ngon
Địa chỉ bán vịt quay Bắc Kinh da giòn uy tín
Trẻ bị viêm tai giữa khi bơi do đâu? Cách phòng tránh thế nào?
Mỗi khi hè về là số bệnh nhận bị các bệnh về tai do bơi lội tăng lên nhất là ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do bố mẹ chưa biết cách bảo vệ tai cho trẻ khi đi bơi. Cùng tìm hiểu cách đề phòng trẻ bị viêm tai giữa khi đi bơi dưới đây.
Nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa khi đi bơi
Mùa hè đến, nắng nóng khiến nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con cái đi bơi, đi biển du lịch. Theo các chuyên gia, việc đi bơi không chỉ giải quyết được vấn đề nắng nóng trong mùa hè, mà đây còn là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt.
Những lợi ích to lớn bơi lội mang lại đối với trẻ, có thể kể đến như:
- Tăng chiều cao, phát triển cơ thể toàn diện cho trẻ
- Tăng cường kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ
- Giúp trẻ thư giãn, xả tress.
- Giúp trẻ giải nhiệt chống nóng trong mùa hè
- Tập luyện thường xuyên giúp giảm cân đối với trẻ thừa cân béo phì
Tuy nhiên, việc đi bơi không có các phương tiện bảo hộ (bảo vệ), cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi bơi sẽ rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân do nguồn nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh. Hoặc có chứa hóa chất gây ảnh hưởng xấu tới hệ tai mũi họng của trẻ. Hoặc cho trẻ bơi ở những vùng nước bẩn như ở sông ngòi ao hồ tù đọng. Khi đó, nước nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm.. Vào tai trẻ sẽ trẻ gây bệnh cho trẻ.
Thông thường, khi vào tai nước sẽ tự chảy ra ngoài. Nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt. Khi đó vi khuẩn và nấm phát triển sẽ dẫn đến viêm tai giữa. Đặc biệt ở trẻ có tiền sử viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ có các triệu chứng như đau tai, chảy dịch tai, nghe kém…Có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc không.
Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm… Lâu dài, viêm tai giữa có thể tiến triển thành viêm tai giữa mạn, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ, gây ảnh hưởng tới thính lực và sự phát triển của trẻ.
Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi
Làm thế nào để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ sau khi đi bơi? Để trả lời cho câu hỏi này, các phụ huynh lưu ý thực hiện các vấn đề sau:
+ Lựa chọn bể bơi có chất lượng nước sạch: Nên cho trẻ bơi ở những bể bơi uy tín. Đảm bảo nguồn nước luôn được khử trùng vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp của trẻ. Không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Vệ sinh tai trẻ sau khi bơi:
– Mục đích: Nhằm giữ vệ sinh tai trẻ sạch sẽ, tránh tác nhân gây bệnh xâm nhập
– Cách làm:
Sau khi trẻ bơi xong, cha mẹ tắm lại cho trẻ bằng nước sạch. Nếu có nước vào tai, cho trẻ nghiêng đầu sang 1 bên dốc nước trong tai ra. Có thể dùng máy sấy bật chế độ nhẹ hong khô tai cho trẻ.
Không dùng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ ở ống tai ngoài một lúc để hút nước trong tai ra. Không ngoáy sâu vào tai của trẻ tránh đẩy bụi bẩn và tác nhân gây bệnh vào sâu hơn.
Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đi bơi.
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ khi đi bơi
Cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho trẻ để phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi. Các dụng cụ hỗ trợ đó bao gồm:
- Cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai khi đi bơi để bảo vệ tai
- Đeo kính bơi cho trẻ để bảo vệ mắt.
- Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế nước lọt vào mũi họng.
Lưu ý: Không dùng chung nút tai, kính bơi với các trẻ khác.
Các biện pháp này có thể hạn chế phần nào tác nhân vi sinh vật xâm nhập vào tai trẻ gây bệnh. Các cha mẹ nên mua cho trẻ các dụng cụ hỗ trợ bơi này ở các cửa hàng uy tín để đảm báo chất lượng nhé.
Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn. Chỉ cần thực hiện các lưu ý trên khi đưa trẻ đi bơi, cha mẹ đã đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe toàn diện mà không lo trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa.
Follow us:
Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/
Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA
Bị viêm tai giữa có nên đi bơi không? Chuyên gia tư vấn
Bơi lội là một trong những môn thể thao cực kỳ tối đối với sức khỏe và luôn được mọi người trên toàn thế giới yêu thích. Tuy nhiên, những người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc.
Viêm tai giữa có bơi được không? Chuyên gia giải đáp
Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện bên trong tai do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, sinh sôi và phát triển… gây nên các triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh như: đau tai, ù tai, tiết dịch mủ hoặc máu…
Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, đi bơi trong tình trạng tai giữa bị tổn thương lại là “con dao hai lưỡi” vì điều này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Nếu bệnh nhân có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang hoặc đang bị viêm tai giữa thì nên tránh tiếp xúc với nước, để nước vô tai, nhất là nguồn nước ở bể bơi công cộng. Bởi nước bẩn khi chui vào trong ống tai sẽ tăng hiện tượng đau nhức, tiết dịch.
- Trong nhiều trường hợp khi bơi lội, nhảy từ trên cao xuống hoặc lặn sau thì áp lực bên ngoài tăng đột ngột so với bên trong màng nhĩ… sẽ gây ra chấn thương tai nặng hơn, nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết trong tai giữa, thủng màng nhĩ.
- Hơn nữa, những bệnh nhân bị viêm tai giữa sau khi bơi lội xong, do nước tích trong tai khó chịu hơn rất nhiều so với người có đôi tai khỏe mạnh, do đó nhiều người thường dùng tăm bông để váy tai. Điều này vô tình làm rách, trầy xước niêm mạc ống tai, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển mạnh mẽ gây viêm ống tai ngoài.
Do đó, những người đang bị viêm tai giữa hoặc đang điều trị thì việc đi bơi sẽ khiến bệnh tình nặng thêm, quá trình điều trị kéo dài và tốn kém. Hãy điều trị dứt điểm viêm tai giữa rồi mới đi bơi trở lại.
Những lưu ý chăm sóc sức khỏe & phòng viêm tai giữa khi bơi
Để hạn chế nguy cơ bị viêm tai giữa khi đi bơi hoặc khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Trang bị mũ bơi chuyên dụng được làm bằng chất liệu mềm, có khả năng chống nước để bảo vệ tai, tránh nước hồ bơi mang theo vi khuẩn, nấm, bụi bẩn ngấm vào tai giữa. Sau khi bơi, cần nghiêng đầu sang một phía để nước chảy ra ngoài.
Vệ sinh tai thật sạch, lau khô tai sau khi tiếp xúc với nước, nhất là nước bẩn. Tuy nhiên, không nên dùng tăm bông ngoáy tai vì điều này có thể đưa vi khuẩn đi vào sâu bên trong hoặc gây trầy xước, rách tai, nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể dùng tăm bông đặt vào tai, giữ yên đế nước thấm vào tăm bông.
Tóm lại, người bị viêm tai giữa không nên bơi lội và chỉ bơi khi bệnh đã được thuyên giảm. Khi bơi, nên đội mũ bơi, đeo kính bơi để ngăn nước ngấm vào tai, mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần vệ sinh tai thật sạch sau khi bơi, lau tai thật khô để ngăn ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Với những giải đáp xoay quanh vấn đề viêm tai giữa có nên đi bơi không? Chúng tôi xin khẳng định lại là KHÔNG NÊN. Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm để đẩy lùi bệnh lý, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, thoải mái quay lại với cuộc sống thường ngày và bơi lội.
Nếu còn thắc mắc cần được chuyên gia hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được giải đáp tận tình.
Follow us:
Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/
Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA
Ăn thịt vịt đầu tháng có đen không?
Tại sao nên kiêng ăn thịt vịt đầu tháng
Vậy ăn thịt vịt đầu tháng có đen không?
Địa chỉ cung cấp các món ăn từ vịt thơm ngon
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020
Ống tai ngoài bị viêm có nguy hiểm không?
Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da bao phủ ống tai ngoài. Bệnh có thể làm người bệnh khó chịu vì cảm giác ngứa, đau ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Bệnh viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết sau đây:
Ống tai ngoài nằm ở đâu?
Ống tai ngoài là phần nằm ở vị trí phía ngoài, giữa vành tai và màng nhĩ. Ống tai ngoài thường không thẳng, mà cong giống như hình chữ S. Ở người lớn, ống tai ngoài hơi hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ, các tuyến nhờn tạo ráy tai. Ở đây, có một lớp da dày bao quanh sụn, trong khi phần bên trong có một lớp da mỏng bao xương thái dương.
Ống tai có cơ chế tự làm sạch. Da phát triển ra từ màng nhĩ tới ống tai ngoài. Các sợi lông mềm chuyển động nhẹ nhàng liên tục đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai.
Theo đó, kích thước về chiều dài, chiều rộng và hướng của ống tai ngoài ở mỗi người rất khác nhau. Trung bình ở người lớn, chiều dài ống tai vào khoảng 2,3 cm tới 2,9 cm có đường kính khoảng 0,7 cm. Khoảng cách từ cửa tai đến màng nhĩ, ống tai trở nên hẹp vì nó đi vào xương thái dương. Vùng hẹp này được gọi là eo tai. Càng cách xa eo tai, đường kính ống tai lại lớn như kích thước ban đầu.
Ống tai ngoài thường ấm và ẩm, nhiệt độ và độ ẩm tương đối ổn định. Nhiều bệnh viện sử dụng nhiệt kế đo đường tai, tương tự như ống soi tai để xác định nhiệt độ cơ thể chỉ trong vài giây.
Ống tai ngoài bị viêm có nguy hiểm không?
Viêm ống tai ngoài thường không gây nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh muộn, tổn thương ở tai có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra một số biến chứng như sau:
Mất thính giác tạm thời: Khi nhiễm trùng ống tai ngoài chuyển sang giai đoạn nặng nề, ống tai thường bị tắc nghẽn hoàn toàn và làm mất thính lực tạm thời.
Viêm tai ngoài mãn tính: Nếu không điều trị, nhiễm trùng tai ngoài có thể tiếp tục kéo dài. Khi nhiễm trùng tai kéo dài hơn 3 tháng, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. So với giai đoạn đầu, tình trạng mãn tính thường dai dẳng và khó khăn hơn trong việc điều trị.
Viêm mô tế bào ống tai ngoài: Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở mô sâu nhất của da. Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng ống tai ngoài không được kiểm soát kịp thời.
Nhiễm trùng lây lan rộng: Nhiễm trùng ở ống tai ngoài có khả năng lan rộng và ảnh hưởng đến cơ quan khác của cơ thể. Nếu tình trạng di chuyển đến dây thần kinh và não, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.
Xem thêm: Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?
Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh tai mũi họng, Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp bệnh viện An Việt sẽ được các bác sĩ tư vấn giải đáp miễn phí.
Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?
Viêm ống tai ngoài là một trong những bệnh về tai xảy ra phổ biến cả ở trẻ nhỏ và người lớn, bệnh gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt chất lượng cuộc sống, Vậy viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, bao lâu thì hết là thắc mắc chung của rất nhiều người khi bị viêm tai ngoài. Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc của đông đảo bạn đọc.
Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?
Viêm ống tai ngoài là tình trạng tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra.
Việc sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không được khử khuẩn, lau tai quá nhiều khiến da bị xước là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng chủ yếu xảy ra ở người thường xuyên bơi lội, hay bị nước rơi vào trong tai hoặc ở đối tượng trẻ em ống tai nhỏ dẫn đến thoát nước kém.
Khi mắc bệnh thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt trong tai tạo nên thành các lớp vảy xung quanh ống tai. Về sau các phần mảng vảy này dần dày lên gây tắc nghẽn ống tai và làm suy giảm thính lực của người bệnh.
Viêm ống tai ngoài nếu không được thăm khám và điều trị sớm hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây viêm tai giữa, viêm xương chũm, mất thính lực toàn phần, viêm dây thần kinh sọ, viêm màng não,…
Vậy bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi hay không? Rất khó có thể đưa ra nhận định chính xác cho tình trạng này. Bởi với viêm ống tai ngoài mới chớm hay ở dạng cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc cần thận.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp y tế.
Cách làm viêm ống tai ngoài tự khỏi nhanh
Tình trạng viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát của bệnh về tai thì bạn có thể thực hiện những cách làm sau đây cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Luôn giữ cho ống tai được khô thoáng và sạch sẽ, nhất là trong thời tiết ẩm ướt hoặc sau khi bơi lội.
- Những lúc tắm gội hoặc đi bơi khiến nước vô tình vào ống tai. Để khắc phục, người bệnh cần nhanh chóng nghiêng đầu sang một bên để phần nước trong ống tai chảy hết ra ngoài và sau đó dùng bông sạch thấm hút cho khô ráo nước.
- Không nên dùng tăm bông để làm sạch tai. Vì khi sử dụng không đúng cách sẽ khiến tai bị tổn thương và vô tình đưa các chất bẩn và nấm vào sâu bên trong tai.
- Dùng nước muối sinh lý làm sạch tai thường xuyên bằng cách dùng que bông sạch thấm hút dung dịch và lau sạch tai.
Điều trị viêm ống tai ngoài bằng cách nào?
Việc điều trị viêm tai ngoài cần dựa vào triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Điều trị thường nhằm vào mục đích giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, quá trình chính xác để điều trị bệnh cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các phương pháp điều trị viêm ống tai ngoài thường được sử dụng hiện nay là:
1. Dùng thuốc giảm đau
Trường hợp viêm ống tai ngoài nhẹ thì bác sĩ có thể đề nghị việc tự chăm sóc tại nhà với các toa thuốc cụ thể. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt không kê đơn và thuốc giảm đau kháng viêm như: Paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn ấm vào tai bị tổn thương để giảm đau mà không cần dùng thuốc.
2. Sử dụng thuốc nhỏ tai
Có nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị viêm ống tai ngoài. Một số loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên, thuốc có chứa kháng sinh và steroid thì cần được bác sĩ chỉ định. Thông thường, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm dần sau 1 tuần sử dụng thuốc nhỏ tai.
Qua bài viết trên, người bệnh đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, mất bao lâu và cách thức giúp viêm tai ngoài tự khỏi nhanh hơn tại nhà. Lưu ý rằng trong trường hợp nào đi nữa, cách tốt nhất vẫn là thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị triệt để, tránh bệnh nặng hơn.
Follow us:
Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/
Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA