Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Bị viêm tai giữa có nên đi bơi không? Chuyên gia tư vấn

Bơi lội là một trong những môn thể thao cực kỳ tối đối với sức khỏe và luôn được mọi người trên toàn thế giới yêu thích. Tuy nhiên, những người bị viêm tai giữa có nên đi bơi không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc.

Viêm tai giữa có bơi được không? Chuyên gia giải đáp

Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện bên trong tai do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, sinh sôi và phát triển… gây nên các triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh như: đau tai, ù tai, tiết dịch mủ hoặc máu…

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích giúp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên, đi bơi trong tình trạng tai giữa bị tổn thương lại là “con dao hai lưỡi” vì điều này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

- Nếu bệnh nhân có tiền sử viêm tai giữa, viêm xoang hoặc đang bị viêm tai giữa thì nên tránh tiếp xúc với nước, để nước vô tai, nhất là nguồn nước ở bể bơi công cộng. Bởi nước bẩn khi chui vào trong ống tai sẽ tăng hiện tượng đau nhức, tiết dịch.

- Trong nhiều trường hợp khi bơi lội, nhảy từ trên cao xuống hoặc lặn sau thì áp lực bên ngoài tăng đột ngột so với bên trong màng nhĩ… sẽ gây ra chấn thương tai nặng hơn, nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết trong tai giữa, thủng màng nhĩ.

- Hơn nữa, những bệnh nhân bị viêm tai giữa sau khi bơi lội xong, do nước tích trong tai khó chịu hơn rất nhiều so với người có đôi tai khỏe mạnh, do đó nhiều người thường dùng tăm bông để váy tai. Điều này vô tình làm rách, trầy xước niêm mạc ống tai, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển mạnh mẽ gây viêm ống tai ngoài.

Do đó, những người đang bị viêm tai giữa hoặc đang điều trị thì việc đi bơi sẽ khiến bệnh tình nặng thêm, quá trình điều trị kéo dài và tốn kém. Hãy điều trị dứt điểm viêm tai giữa rồi mới đi bơi trở lại.

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe & phòng viêm tai giữa khi bơi

Để hạn chế nguy cơ bị viêm tai giữa khi đi bơi hoặc khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trang bị mũ bơi chuyên dụng được làm bằng chất liệu mềm, có khả năng chống nước để bảo vệ tai, tránh nước hồ bơi mang theo vi khuẩn, nấm, bụi bẩn ngấm vào tai giữa. Sau khi bơi, cần nghiêng đầu sang một phía để nước chảy ra ngoài.

  • Vệ sinh tai thật sạch, lau khô tai sau khi tiếp xúc với nước, nhất là nước bẩn. Tuy nhiên, không nên dùng tăm bông ngoáy tai vì điều này có thể đưa vi khuẩn đi vào sâu bên trong hoặc gây trầy xước, rách tai, nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn.

  • Bạn có thể dùng tăm bông đặt vào tai, giữ yên đế nước thấm vào tăm bông.

Tóm lại, người bị viêm tai giữa không nên bơi lội và chỉ bơi khi bệnh đã được thuyên giảm. Khi bơi, nên đội mũ bơi, đeo kính bơi để ngăn nước ngấm vào tai, mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần vệ sinh tai thật sạch sau khi bơi, lau tai thật khô để ngăn ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Với những giải đáp xoay quanh vấn đề viêm tai giữa có nên đi bơi không? Chúng tôi xin khẳng định lại là KHÔNG NÊN. Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm để đẩy lùi bệnh lý, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, thoải mái quay lại với cuộc sống thường ngày và bơi lội.

Nếu còn thắc mắc cần được chuyên gia hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được giải đáp tận tình.

Follow us:

Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/

Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/khoataimuihonganviet/

Behance: https://www.behance.net/khoataimuihonganviet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét