Viêm ống tai ngoài là một trong những bệnh về tai xảy ra phổ biến cả ở trẻ nhỏ và người lớn, bệnh gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt chất lượng cuộc sống, Vậy viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, bao lâu thì hết là thắc mắc chung của rất nhiều người khi bị viêm tai ngoài. Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc của đông đảo bạn đọc.
Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?
Viêm ống tai ngoài là tình trạng tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra.
Việc sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không được khử khuẩn, lau tai quá nhiều khiến da bị xước là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng chủ yếu xảy ra ở người thường xuyên bơi lội, hay bị nước rơi vào trong tai hoặc ở đối tượng trẻ em ống tai nhỏ dẫn đến thoát nước kém.
Khi mắc bệnh thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt trong tai tạo nên thành các lớp vảy xung quanh ống tai. Về sau các phần mảng vảy này dần dày lên gây tắc nghẽn ống tai và làm suy giảm thính lực của người bệnh.
Viêm ống tai ngoài nếu không được thăm khám và điều trị sớm hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây viêm tai giữa, viêm xương chũm, mất thính lực toàn phần, viêm dây thần kinh sọ, viêm màng não,…
Vậy bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi hay không? Rất khó có thể đưa ra nhận định chính xác cho tình trạng này. Bởi với viêm ống tai ngoài mới chớm hay ở dạng cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc cần thận.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp y tế.
Cách làm viêm ống tai ngoài tự khỏi nhanh
Tình trạng viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát của bệnh về tai thì bạn có thể thực hiện những cách làm sau đây cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Luôn giữ cho ống tai được khô thoáng và sạch sẽ, nhất là trong thời tiết ẩm ướt hoặc sau khi bơi lội.
- Những lúc tắm gội hoặc đi bơi khiến nước vô tình vào ống tai. Để khắc phục, người bệnh cần nhanh chóng nghiêng đầu sang một bên để phần nước trong ống tai chảy hết ra ngoài và sau đó dùng bông sạch thấm hút cho khô ráo nước.
- Không nên dùng tăm bông để làm sạch tai. Vì khi sử dụng không đúng cách sẽ khiến tai bị tổn thương và vô tình đưa các chất bẩn và nấm vào sâu bên trong tai.
- Dùng nước muối sinh lý làm sạch tai thường xuyên bằng cách dùng que bông sạch thấm hút dung dịch và lau sạch tai.
Điều trị viêm ống tai ngoài bằng cách nào?
Việc điều trị viêm tai ngoài cần dựa vào triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Điều trị thường nhằm vào mục đích giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, quá trình chính xác để điều trị bệnh cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các phương pháp điều trị viêm ống tai ngoài thường được sử dụng hiện nay là:
1. Dùng thuốc giảm đau
Trường hợp viêm ống tai ngoài nhẹ thì bác sĩ có thể đề nghị việc tự chăm sóc tại nhà với các toa thuốc cụ thể. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt không kê đơn và thuốc giảm đau kháng viêm như: Paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đặt một chiếc khăn ấm vào tai bị tổn thương để giảm đau mà không cần dùng thuốc.
2. Sử dụng thuốc nhỏ tai
Có nhiều loại thuốc nhỏ tai được chỉ định để điều trị viêm ống tai ngoài. Một số loại thuốc không cần kê đơn, tuy nhiên, thuốc có chứa kháng sinh và steroid thì cần được bác sĩ chỉ định. Thông thường, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm dần sau 1 tuần sử dụng thuốc nhỏ tai.
Qua bài viết trên, người bệnh đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, mất bao lâu và cách thức giúp viêm tai ngoài tự khỏi nhanh hơn tại nhà. Lưu ý rằng trong trường hợp nào đi nữa, cách tốt nhất vẫn là thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị triệt để, tránh bệnh nặng hơn.
Follow us:
Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/
Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét