Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Cách loại bỏ cao răng đơn giản tại nhà

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Bài viết sẽ cung cấp một số cách phòng ngừa cao răng hiệu quả, cách tự lấy cao răng tại nhà rất đơn giản không cần tới nha khoa.

Cao răng

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng. Vôi răng còn được hình thành ở ngay hoặc dưới đường viền nướu và có thể gây kích ứng mô nướu. Vôi răng tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu.

Vôi răng không chỉ đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà còn ảnh hưởng đến thâm mỹ của răng. Vì vôi răng xốp nên nó dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt cho vôi răng hình thành.

Cách xác định cao răng

Không giống như mảng bám là một màng vi khuẩn không màu, vôi răng được hình thành từ chất khoáng nên dễ dàng được nhìn thấy nếu ở trên đường viền nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của vôi răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu. Cách duy nhất để chắc chắn xác định và loại bỏ vôi răng là tới gặp nha sĩ của bạn.

Cách phòng tránh cao răng bám trên răng

Chải răng đúng cách, đặc biệt là chải với bàn chải kiểm soát vôi răng, và dùng chỉ nha khoa là điều cần thiết để giảm mảng bám và hình thành vôi răng. Khi vôi răng đã được hình thành, chỉ có nha sĩ hoặc người được đào tạo về nha có thể loại bỏ nó. Quá trình loại bỏ vôi răng được gọi là cạo vôi răng. Trong quá trình cạo vôi răng, nha sĩ hoặc vệ sinh viên nha sử dụng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ vôi răng khỏi răng ở phía trên và dưới đường viền nướu.

Cách tự loại bỏ cao răng tại nhà

Dùng vôi tôi

Dùng vôi tôi kỹ, bột vôi trắng mịn với một lượng vừa phải, sau đó rót rượu nguyên chất vào lắc đều để có được dung dịch trắng bạc.

Hàng sáng, sau khi thức dậy, sử dụng một lượng vừa phải ngậm và súc miệng trong khoảng 10 đến 15 phút. Chỉ sau một tuần, hơi thở sẽ nhẹ hơn và sẽ dứt hẳn sau tháng đầu tiên.

Làm thế nào để giảm đau nhức răng hàm hiệu quả

Dùng vỏ chanh

Ít người biết được rằng vỏ chanh có nhiều tác dụng làm trắng răng. Thái nhỏ vỏ chanh, trộn đều với bột nở với muối biển đã chuẩn bị. Để tạo độ đặc sệt vừa phải cho hỗn hợp, cho thêm một thìa nước sôi để nguội và trộn đều.

>>> xem thêm: cách điều trị bệnh viêm nha chu

Có thể sử dụng hỗn hợp này thay cho kem đánh răng, hoặc dùng sau khi vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng bình thường mà không cần đi tẩy trắng răng tốn kém kinh phí của bạn.

Dùng dấm và muối

Nguyên liệu bao gồm 2 thìa dấm , 1/2 thìa muối , 1 nửa bát con nước ấm.

Cách làm như sau: Cho dấm, muối vào bát nước ấm và hòa tan chúng lại với nhau tạo thành một dung dịch dùng để ngậm và xúc miệng.

Những thành phần trong dung dịch súc miệng này có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ cao răng, không những thế nước súc miệng lấy cao răng này còn giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, sát trùng và tránh viêm lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Nhai lạc sống

Nhai vụn một vài hạt lạc sống trong miệng, không cần nuốt. Sau đó, dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết.

Dâu tây và bột nở

Cách làm như sau: Nghiền nhuyễn 1 quả dâu tây, trộn lẫn với ½ thìa cà phê bột nở, dùng bàn chải dạng mềm bôi hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt răng. Khoảng 5 phút sau, đánh sạch hỗn hợp này bằng kem đánh răng và súc miệng. Đây là biện pháp khá tiện lợi để loại bỏ cao răng, giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng.

Trong dâu tây có chứa axit malic, giúp loại bỏ và ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng. Bột nở có tác dụng làm trắng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ phát huy hiệu quả tuyệt vời trong việc tẩy sạch các vết ố trên răng khi uống cà phê, rượu vang, coca hay hút thuốc…

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi axit malic trong dâu tây có thể làm hại men răng. Mỗi tuần áp dụng một lần là hợp lý nhất.

>>> xem thêm: bệnh nha chu và cách điều trị

Mách bạn mẹo nhỏ

– Nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.

– Làm sạch miệng của bạn theo cách tự nhiên bằng nước bọt.

– Để ngăn ngừa sự sinh nôi nảy nở của vi khuẩn, không nên súc miệng mà hãy dùng vỏ cam chà răng trước khi đi ngủ.

– Khi đánh răng, hãy chắc chắn rằng bạn chải của bạn mềm, không quá cứng và chải răng theo chiều dọc để làm sạch nướu và răng.

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ

Trám răng không chỉ là phương pháp giúp phục hồi răng bị sâu, gãy, mẻ nhỏ, đau răng hàm… để lưu giữ răng thật mà còn là cách bảo vệ, ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả. Trám răng là cách an toàn và tiết kiệm bảo vệ răng thật mà vẫn đạt được tính thẩm mỹ.

Trường hợp nào nên trám răng ?

Tất cả những khuyết điểm nhỏ về răng dưới đây đều có thể thực hiện trám răng:

 Răng sâu: Những lỗ sâu nhỏ không phải điều trị tủy hay đã điều trị tủy.

 Răng bị sứt mẻ nhỏ: Do tai nạn khiến cho răng bị bể, mẻ nhỏ hay răng không còn ở trạng thái như lúc ban đầu trám là cách để tái tạo, phục hồi lại hình dáng cũng như chức năng ăn nhai cho răng.

 Răng bị thưa, hở kẽ nhỏ, mòn cổ răng: Trám răng thẩm mỹ sẽ giúp đóng kín các kẽ chân răng. Tránh được việc thức ăn dính vào răng và mang tính thẩm mỹ cao hơn.

 Ngăn ngừa sâu răng: Không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn nên trám răng để ngăn chặn sâu răng

>>> xem thêm: chi phí trám răng thẩm mỹ

Các loại vật liệu dùng để trám

Amalgam: Đây là chất trám trước đây thường được sử dụng để trám những răng hàm trong cùng, ít bị lộ ra bên ngoài. Những miếng trám này tuy có độ bền cao nhưng gây mất thẩm mỹ vì chúng có màu khác so với răng thật nên thường chỉ để trám răng trông cùng

Composite: là những miếng trám được lựa chọn sử dụng nhiều hơn vì chúng có màu giống răng thật. Những miếng trám này tạo được nét thẩm mỹ cho răng và cũng rất bền.

GIC: có đặc tính phóng thích chậm fluor sau khi trám làm tăng độ cứng, GIC không gây kích thích và viêm lợi, được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I. GIC là vật liệu trám răng hiệu quả, cách sử dụng tương đối đơn giản , điều trị giai đoạn sớm của quá trình sâu răng, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

Inlay và Onlay: Đây là phương pháp tối ưu trong phục hồi răng thẩm mỹ được áp dụng trong trường hợp răng bị mất một phần hay toàn bộ cấu trúc của thân răng có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng; bể mẻ do chấn thương, mòn răng do thói quen… Những khuyết điểm này sẽ được khắc phục hoàn toàn bằng phương pháp phục hồi Inlay hoặc Onlay. Nó thay thế cho một mão toàn diện trong trường hợp hư tổn của răng không lan rộng, không bị thay đổi màu sắc theo thời gian, độ bền cao, ăn nhai tốt.

Tại sao nên lựa chọn trám răng?

Nếu như bạn không muốn những chiếc răng sâu, đen, sứt, mẻ,… tồn tại thì trám răng chính là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất giúp chữa trị cũng như cải thiện tình trạng răng một cách thẩm mỹ nhất về những vấn đề răng miệng trên.

– Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Trám răng không chỉ giúp phục hồi lại hình dạng răng ban đầu mà còn bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại làm sâu răng.

– Mang lại tính thẩm mỹ cao

Với những vật liệu trám mang tính thẩm mỹ cao đảm bảo sẽ mang lại cho bạn không chỉ một hàm răng vững bền mà còn đẹp, trả lại màu sắc tự nhiên cho răng

>>> xem thêm: bị nhức răng phải làm sao

– Tái tạo phục hồi hình dáng ban đầu cho răng

Những trường hợp bị vỡ, mẽ hay hở kẽ thì trám răng sẽ giúp khôi phục hoàn toàn hình dáng ban đầu và đều đẹp hơn.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Cách chăm sóc và điệu trị bệnh tụt lợi như thế nào?

Tụt lợi là bệnh nha khoa dễ gặp ở nhiều người. Ban đầu nhiều người tưởng chừng là vấn đề đơn giản và không hề gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy mọi người nên tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh này và có một chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt để phòng tránh những bệnh răng miệng có thể xảy ra. Vậy cách chăm sóc và điệu trị bệnh tụt lợi như thế nào?

Đầu tiên, bạn nên chải răng đúng phương pháp và có khoa học theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Đó là nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ và nên chải nhẹ nhàng, từ từ hàm răng theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Thời gian chải răng kéo dài đến 3 phút. Thực hiện như vậy mới chải sạch được các vết bẩn và mảng bám trên răng. Đồng thời nên sử dụng loại bàn chải có lông mềm mại để tránh được những chấn thương đối với lợi, hạn chế tối đa việc tụt lợi hay mòn men răng. Hơn nữa, khi chải răng bạn dùng nước âm thì sẽ hiệu quả và tốt hơn cho răng lợi rất nhiều.

mang-bam-tren-rang

Thứ hai, dùng chỉ nha khoa để chữa tụt lợi và làm sạch thức ăn còn sót trên kẽ răng cũng là điều quan trọng. Không nên dùng tăm xỉa răng vì chúng không lấy sạch thức ăn ở kẽ mà khiến răng chúng ta ngày một thưa hơn.

Thứ ba, dùng loại kem đánh răng nào cũng là vấn đề chúng ta quan tâm vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng với mẫu mã, chất lượng đa dạng và chất lượng, công dụng cũng có sự khác nhau. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn loại kem có chứa fluoride có tác dụng làm men răng được cứng hơn.

Thứ tư, cũng nên sử dụng nước súc miệng để hoàn thiện bước vệ sinh răng miệng. Bạn nên chọn loại nước súc miệng có chứa các chất như chlorhexidine, sodium fluoride, potassium nitrate… những thành phần này đều có tác dụng giúp giảm ê buốt và giảm mòn răng.

Thứ năm, chế độ ăn uống rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng vì vậy bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày gồm các loại thực phẩm như cá, thịt, rau xanh. Nên hạn chế các loại thức uống có ga vì chúng sẽ làm mòn men răng của bạn nhanh chóng.

>>> xem thêm: mảng bám trên răng

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Chữa nhức răng đơn giản với cây xanh

Khi bị đau nhức răng mà chưa kịp đến phòng khám nha khoa, bạn có thể tạm thời làm dịu cơn nhức bằng cách lấy nhân hạt na nghiền nhỏ, đặt vào hố răng. Hạt na có tính sát khuẩn tốt.

Một số biện pháp giảm đau răng khác:

– Lấy một cái hoa cúc áo bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Dân gian cũng lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.

 

>>> xem thêm: trám răng bao nhiêu tiền

Cây cúc áo thuộc loài cỏ nhỏ, thường được trồng làm cảnh, cao 40-70 cm. Lá hình trứng thon dài, mép có răng cưa, hoa màu vàng, đế quả màu nâu. Toàn thân có vị cay tê đặc biệt, nhất là hoa. Tinh dầu trong cây chứa spilantein và spilantola, có tính sát khuẩn, gây tê.

– Ngắt một cành của cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây này có tính sát khuẩn, giảm đau, dân gian thường dùng để chữa đau răng, sâu răng.

Tuy nhiên, việc sử dụng các phương thuốc trên chỉ mang tính tạm thời, sau đó bạn phải đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị một cách bài bản.

>>> xem thêm: răng sữa bị sâu có nên hàn

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nguyên nhân sâu xa bệnh chảy máu chân răng

Tôi hay bị chảy máu chân răng, những khi đánh răng, xỉa răng, có khi chỉ cần chép miệng cũng chảy máu. Nhiều người bảo tôi là do thiếu vitamin C và cạo vôi răng. Tôi đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Chữa trị thế nào?Phạm Văn Khoa (Thái Bình)

Trả lời:
 
Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có rất nhiều nguyên nhân như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.
Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị, chỉ uống vitamin C thì không khỏi được. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để khám. Nếu do viêm lợi phải điều trị khỏi viêm lợi, nếu do cao răng phải lấy sạch cao răng, rửa lợi bằng thuốc sát khuẩn.
Ngoài ra có thể dùng thêm các loại vitamin C, PP… theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt phải vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để không làm tổn thương nướu; sau khi ăn hay uống nước ngọt cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Giải pháp khắc phục răng thưa

Răng thưa là tình trạng có các khe hở lớn giữa các răng, khe hở này thường lớn hơn bình thường vừa gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai vừa làm tổn thương đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thưa răng có thể do bẩm sinh răng mọc lên hoặc do răng di chuyển ( do hậu quả mất răng ) hoặc nguyên nhân dẫn tới tình trạng thưa răng cũng có thể do thói quen xấu hàng ngày.

Răng thưa và cách khắc phục hiệu quả

Có rất nhiều giải pháp khắc phục răng thưa hiệu quả và thẩm mỹ. Một trong những giải pháp phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất đó là : Trám răng, bọc răng sứ, niềng răng thẩm mỹ…

Trám răng và bọc răng sứ là những phương pháp phục hình răng khắc phục tình trạng răng thưa tường đối hiệu quả và đơn giản trong cách thực hiện điều trị.

Với phương pháp trám răng, bác sĩ chỉ cần sử dụng vật liệu trám răng composite một vật liệu được sử dụng trong nha khoa có độ lành tính với cơ thể rất cao. Chất liệu này có màu sắc như răng thật nên khi sử dụng ximang nha khoa để cố định loại chất liệu này lên trên răng trông rất thật và tự nhiên. Hiệu qủa đạt được rất khả quan mà lại trông rất thẩm mỹ.

>>> xem thêm: bị mẻ răng cửa có trám được không

Với phương pháp bọc răng sứ thì yêu cầu bác sĩ phải mài một lớp men mỏng trước khi cố định mão răng. Với phương pháp điều trị này, các kẽ răng cũng được thu khít lại rất hiệu quả. Vừa đảm bảo được chức năng ăn uống lại đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Mặt dù có những ưu điểm là như vậy nhưng hai biện pháp khắc phục thưa răng trên đều có nhược điểm riêng như : Hiệu qủa duy trì không được lâu dài, sau khi điều trị một thời gian cần phải được thăm khám và phục hồi lại khi có những dấu hiệu bị thoái hóa.

Phương pháp phục hình hiệu quả nhất và duy trì được hiệu quả lâu dài nhất thậm chí là vĩnh viễn  đó là niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng chỉ áp dụng cho các trường hợp răng thưa với mức độ phức tạp. Và đặc biệt, với phương pháp điều trị này cũng có một số nhược điểm như : thời gian điều trị lâu dài và chi phí khá đắt nên không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể có đủ điều kiện để lựa chọn sử dụng.

>>> xem thêm: trám răng lấy tủy

Để biết được tình trạng răng miệng mình phù hợp với phương pháp điều trị nào thì tốt nhất bạn nên tới thẳng nha khoa để được bác sĩ khám, xác định rõ tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Khi nào nên hàn răng thì an toàn

Một hàm răng bị khuyết thiếu vì hình thể không những gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống mà còn ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, đôi khi khiến bạn mặc cảm trong giao tiếp. Hàn răng hay còn gọi là trám răng chính là một phương cách giúp bạn lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng mà lại cực kỳ an toàn và tiết kiệm.

   Hàn răng chính là biện pháp dùng các chất liệu nhân tạo để khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng của răng. Đối với các trường hợp răng bị sâu hay mòn răng thì đây là một trong những giải pháp hàng đầu giúp duy trì hàm răng thật với yếu tố thẩm mỹ cao.

   KHI NÀO NÊN HÀN RĂNG?

   Có 4 trường hợp sau đây cho bạn biết “khi nào nên hàn răng” để đảm bảo chức năng nhai cũng như yếu tố thẩm mỹ:

   1. Sâu răng:

   Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nha khoa, là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và carbonhydrate, sự mất mô răng này làm cho cơ thể không thể tự hồi phục vùng khuyết trên thân răng, khi lỗ sâu ở giai đoạn nhỏ gây những phiền phức về việc lưu giữ thức ăn gây mùi hôi, đôi khi có cảm giác buốt khi ăn nhai, tiếp tục tiến triển lỗ sâu sẽ gây thủng vào tủy răng và mang vi khuẩn từ môi trường miệng tấn công gây nhiễm trung tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng cấp, gây ra những cơn đau liên tục và làm mất sự sống của răng.

   Sâu răng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập của người bệnh. Khi sâu răng ta phải hàn răng vì dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.

>>> xem thêm: cách chữa sâu răng hàm

   2. Hàn răng khi bị chấn thương răng:

   Đối với các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.

   3. Khi mòn răng:

   Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh.

>>> xem thêm: hàn răng bằng composite

   4. Do nhu cầu thẩm mỹ:

   Khi răng cửa có màu vàng gây mất thẩm mỹ thì chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng hơn.