Hiển thị các bài đăng có nhãn lay cao rang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lay cao rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nguyên nhân sâu xa bệnh chảy máu chân răng

Tôi hay bị chảy máu chân răng, những khi đánh răng, xỉa răng, có khi chỉ cần chép miệng cũng chảy máu. Nhiều người bảo tôi là do thiếu vitamin C và cạo vôi răng. Tôi đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Chữa trị thế nào?Phạm Văn Khoa (Thái Bình)

Trả lời:
 
Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có rất nhiều nguyên nhân như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.
Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị, chỉ uống vitamin C thì không khỏi được. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để khám. Nếu do viêm lợi phải điều trị khỏi viêm lợi, nếu do cao răng phải lấy sạch cao răng, rửa lợi bằng thuốc sát khuẩn.
Ngoài ra có thể dùng thêm các loại vitamin C, PP… theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt phải vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để không làm tổn thương nướu; sau khi ăn hay uống nước ngọt cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Bệnh hôi miệng và cách chữa tận gốc

Chứng hôi miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, thuộc cả hai giới là nam và nữ. Bệnh hôi miệng mặc dù không nghiêm trọng về mặt sức khỏe như những bệnh khác, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ, hành vi và tâm lý giao tiếp, tác động tới cả công việc của người bệnh.

Vậy chữa hôi miệng bằng cách nào ? Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho, tự tin giao tiếp với mọi người.

1. Uống nhiều nước

Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Nếu miệng khô thì nước bọt giảm nhiều, trong khi nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng.

Khi tính axit miệng cao lên thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn gây ra bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn hoạt động gây mùi hôi.

2. Uống trà tầm ma

Trong trường hợp hơi thở hôi là do tích tụ nhiều kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực.

Trà tầm ma là một thảo dược tốt nhất giúp bạn thải hết các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Uống trà tầm ma thường xuyên, sẽ giúp bạn trị bệnh hôi miệng dứt điểm đấy nhé.

3. Cây thì là

Thì là – một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.

4. Tinh dầu cây tràm

Tinh dầu cây tràm là thuốc chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bạn thơm mát. Bạn có thể nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng hàng ngày.

Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà cũng là thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.

5. Quả chanh

Trong chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng cũng là biện pháp chữa hôi miệng nhanh. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh cùng với muối, pha với nước lọc nếu bạn không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày để có hiệu quả nhanh nhất.

6. Rau mùi tây

Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm. Ngoài các loại thực phẩm trên còn có: trà, rau thì là, bột nở cũng là thuốc chữa bệnh hôi miệng trong dân gian thường sử dụng. Cùng với việc sử dụng thuốc chữa hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ để ngăn chặn bệnh hôi miệng.

>>> xem thêm: tại sao bị hôi miệng

7. Cây đinh hương

Một trong những công dụng của đinh hương là làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Cây đinh hương có tính khử trùng tốt, tốt cho sức khỏe răng – miệng và đang được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Bạn có thể ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm. Sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1 – 2 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Nguyên nhân và cách nhận viết chứng hôi miệng

Nguyên nhân hôi miệng, tại sao bị hôi miệng

  • Do rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, khiến cho hơi thở hôi.
  • Do ăn uống mắc thức ăn vào kẽ răng, lỗ hổng của răng sâu, khiến vi khuẩn phân hủy những thức ăn sót lại đó và gây hôi miệng.
  • Do viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, nhiệt … khiến miệng bị hôi.
  • Do bựa vôi đóng ở chân răng, lâu ngày hình thành cao răng, vi khuẩn bám trụ ở những nơi này là nguyên nhân hôi miệng.
  • Lưỡi bẩn, nhiều bựa rêu trắng bám vào lưỡi, vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi, cũng là nguyên nhân hôi miệng.
  • Uống ít nước khiến miệng bị “khô hạn” cũng là nguyên nhân khiến hôi miệng.
  • Thuốc lá, thuốc lào … là nguyên nhân khiến miệng hôi, không những thế còn làm răng bị xỉn màu.
  • Các thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng như tỏi, hành, thức ăn giàu đạm với chất béo …
  • Những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm bộ máy hô hấp như ung thư phổi, viêm cuống họng … cũng tạo ra hơi thở hôi.
  • Cơ thể suy nhược gây mùi khó chịu.
  • Phụ nữ bắt đầu tới thời kì mãn kinh, lượng hormon trong cơ thể thay đổi hoặc những người thiếu ăn cũng là nguyên nhân khiến họ bị hôi miệng.
  • Ngoài ra một nguyên nhân hôi miệng hiếm gặp khác chính là hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.

>>> xem thêm: phương pháp điều trị bệnh hôi miệng

sua_mui_lech

Cách nhận biết hôi miệng

  • Cách 1: Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, đây là cách nhận biết hôi miệng khá hiện đại và cho kết quả chính xác nhất để biết mức độ hôi miệng.
  • Cách 2: nhờ người khác nhận xét, hãy nói chuyện với một người và nhờ họ giám định hộ xem mình có bị hôi miệng hay không.
  • Cách 3: tự bản thân mình nhận định, nghĩa là tự liếm vào bàn tay và ngửi nhưng việc này không chính xác lắm.

Trên đây là nguyên nhân, cách nhận biết hôi miệng mà mọi người nên biết để sớm phát hiện ra được mình có bị hôi miệng hay không, để từ đó có cách xử trí chăm sóc răng miệng hiệu quả, giảm hôi miệng, có nụ cười tươi và hơi thở thơm là điều mà ai cũng muốn.

>>> xem thêm: chữa hôi miệng bằng cách nào

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Phải làm sao để điều trị triệt để chảy máu chân răng

Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Bác sỹ tư vấn giúp chảy máu chân răng phải làm sao để khắc phục ạ. Gần đây em hay gặp phải tình trạng chảy máu chân răng cho dù không tác động gì tới nướu. Đặc biệt là khi chải răng thì chảy máu khá nhiều. Em nghe nói chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C nhưng em bổ sung rất nhiều rồi và ăn nhiều cam, chanh, bưởi mà không có tác dụng. Cứ như thế này em lo quá. Cảm ơn bác sỹ. (Nguyễn Hồng Quang – Lào Cai).

Trả lời :

Chào bạn Hồng Quang !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Chảy máu chân răng phải làm sao” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện chủ yếu của bệnh lý viêm nướu, viêm quanh răng. Bạn có thể theo dõi các biểu hiện của bệnh lý này: phần nướu bị sưng lên và có màu đỏ, thậm chí có thể bị tụt nướu. Đôi khi không có tác động nhiều đến nướu nhưng tình trạng chảy máu chân răng vẫn xảy ra, có khi có thể kèm theo đau nhức hoặc ê buốt.

Viêm nướu chủ yếu là do việc chăm sóc răng miệng kém, không đúng cách. Sau khi ăn uống xong nếu không được súc miệng và chải răng sạch thì chỉ sau hai giờ, các mảng bám do vụn thức ăn gây nên sẽ bám trên thân răng và cổ răng. Mảng bám thức ăn sẽ được vi khuẩn phân hủy gây nên nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng và viêm nướu.

Ngoài nguyên nhân chảy máu chân răng trên còn có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu rất nguy hiểm.

Chảy máu chân răng phải làm sao để điều trị triệt để?

Muốn điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng thì bạn cần đến các biện pháp chuyên khoa răng hàm mặt hoặc các xét nghiệm tổng quan khác. Việc uống vitamin C chỉ có thể bổ sung vitamin cho cơ thể mà không chắc có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.

Nếu như nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do viêm nướu thì việc lấy cao răng cần được thực hiện trước tiên. Lấy cao răng tuy là thao tác đơn giản nhưng việc làm sạch các mảng bám trên răng sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh răng miệng tối đa.

Với dịch vụ lấy cao răng Cavitron BP 8.0 bằng máy siêu âm của Hoa Kỳ, việc lấy cao răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không ê buốt, hoàn toàn không gây chảy máu chân răng. Sau khi cao răng được làm sạch, tình trạng viêm nướu của bạn sẽ được cải thiện đáng kể

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi lấy cao răng nhằm loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng. Chải răng bằng bàn chải lông mềm cả 4 mặt răng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên răng có thể loại bỏ phần lớn nguy cơ tái viêm nướu. Ngoài ra, sử dụng nước muối súc miệng cũng giúp hạn chế viêm nhiễm răng miệng có thể xảy ra.

>>> xem thêm: mảng bám trên răng

Mọi băn khoăn về chảy máu chân răng phải làm sao, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ để được các nha sỹ hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh!

Mọc răng khôn có gây hôi miệng không?

Chào Bác sĩ Hoàn Mỹ, hiện em mọc một răng khôn ở hàm dưới, làm vùng nướu xung quanh răng bị sưng tấy, mỗi lần cắn phải rất đau Bác sĩ ạ.  Ngoài ra, từ khi răng khôn mọc em luôn cảm thấy trong miệng lúc nào cũng có mùi hôi khó chịu, làm em rất ngại khi nói chuyện với mọi người. Bác sĩ cho em hỏi có phải mọc răng khôn gây hôi miệng không? Nếu phải thì em phải xử lý như thế nào để chấm dứt tình trạng hôi miệng và giảm thiểu cảm giác đau khi mọc răng khôn?Em cảm ơn Bác sĩ

(Thanh Hồng- ThanhHong…@gmail.com)

Chào bạn!

Nha khoa Hoàn Mỹ rất vui vì bạn đã tin tưởng chúng tôi, theo những thông tin mà bạn chia sẽ thì có thể chiếc răng khôn của bạn đã mọc lệch nên mới gây tình trạng đau nhức, hôi miệng. Sau đây, chúng tôi xin gởi đến bạn một số thông tin để bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây hôi miệng và giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng này nhé!

– Răng khôn là răng mọc sau cùng trong xương hàm khi toàn bộ cung hàm đã phát triển ổn định. Khi trên cung hàm đã không còn chỗ, răng khôn sẽ tự tìm đường khác để mọc lên nên thường răng khôn không thể mọc thẳng trên cung hàm mà mọc lệch ra ngoài hoặc mọc ngầm dưới nướu răng.

– Trường hợp răng mọc kẹt dễ gây tình trạng viêm nhiễm quanh răng do thức ăn bị dính lại ở kẽ răng không lấy sạch được. Tình trạnh viêm nhiễm sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau, khó chịu, hôi miệng, chảy dịch mủ làm hạn chế trong hoạt động cơ hàm, bệnh nhân khó nhai nuốt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi răng khôn mọc lệch về phía gần (lệch qua răng hàm số 7) sẽ gây sâu răng, dẫn đến viêm tủy răng 7 nếu không được phát hiện sớm. Ngoài ra, chiếc răng khôn mọc lệch còn tạo ra các nang thân răng, làm tiêu hủy xương của răng bên cạnh,..

– Các trường hợp răng khôn được phát hiện là nang có thân răng, có nguy cơ gây nang thân răng, có thể làm hư răng bên cạnh thì Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn chặn những tác hại mà răng khôn có thể gây ra. Trường hợp răng khôn mọc thẳng mà bị lợi trùm thì phần lợi trùm sẽ được cắt đi để răng khôn có thể mọc lên bình thường.

    Bạn Hồng thân mến! Tốt nhất bạn nên đến để Bác sĩ kiểm tra, điều trị để chấm dứt ngay những biến chứng mà răng khôn có thể gây ra. Tại nha khoa Hoàn Mỹ, việc khám và chuẩn đoán răng khôn sẽ được tiến hành bởi đội ngũ Y Bác sĩ giỏi, từng được đào tạo chuyên khoa Răng Hàm Mặt Tp.HCM sẽ giải đáp và tư vấn cho bạn các giải pháp tốt nhất cho bạn.

>>> xem thêm: phương pháp trị hôi miệng

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Giúp mẹ cách trị hôi miệng cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi: vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, uống ít nước, hay ngậm tay, không khỏe mạnh, ăn thức ăn có mùi...

>> cách trị hôi miệng vĩnh viễn

Thủ phạm khiến bé bị hôi miệng

Cu Tí nhà chị Bình Loan (Mai Động, Hà Nội) vừa tròn 1 tuổi, bé trộm vía hay ăn, cao lớn hơn chuẩn, chị rất mừng nhưng vẫn lấn cấn một điều, dù mỗi sáng và tối trước khi ngủ dậy, chị đều tưa lưỡi cho bé thường xuyên bằng nước muối nhưng miệng của bé vẫn có mùi.

Cu Tí ăn sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ vì chị không có nhiều sữa, một ngày bé có ăn thêm hoa quả và 2 bát cháo thịt nghiền. Chị lo lắng không rõ bé bị có bệnh gì mà miệng có mùi. Lên mạng tìm hiểu và chia sẻ với các mẹ trên diễn đàn, chị thấy nhiều chị em cũng có cùng sự lo lắng giống mình.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến miệng bé bị hôi: vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, uống ít nước, hay ngậm tay, không khỏe mạnh, ăn thức ăn có mùi...

Có nhiều bà mẹ cứ ngỡ, tưa lưỡi thường xuyên bằng nước muối thế là sạch, là đủ thế nhưng, như câu chuyện của chị Bình Loan ở trên, khi chị đưa Cu Tí đến khám bác sĩ thì họ kết luận miệng bé có mùi là do không vệ sinh sạch sẽ răng miệng.

Chị nghiệm lại, đúng là tuy chị có thường xuyên vệ sinh răng miệng cho con nhưng cứ khi nào bé giãy, khóc thét khó chịu vì sự “can thiệp thô bạo” của mẹ là chị lại dừng luôn. Chị cứ an tâm: thế là chuẩn mà không nghĩ rằng, vi khuẩn vẫn còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi của bé. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hơi thở bé có mùi.

Bé Bin nhà chị Tú (Quận 3, TP HCM) cũng bị hôi miệng. Dù bé đã 6 tuổi, tự lập đánh răng khi còn nhỏ nhưng miệng bé vẫn hôi. Chị ngày nào cũng hò cậu con đi đánh răng vì nghĩ Bin lười biếng.

Xem xét thì bé vẫn khỏe mạnh. Chị nghĩ rằng có lẽ Bin chưa biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Vậy, nếu bé nhà bạn bị hôi miệng, cách trị hôi miệng như thế nào?

Chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách

Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia y tế khuyên các bà mẹ rằng vệ sinh răng miệng là biện pháp tối ưu. Nếu bé còn nhỏ, bậc phụ huynh nên chú ý tưa lưỡi cho con thật kỹ, lau, rửa khoang miệng cho bé bằng nước đun sôi để nguội, pha thêm vài hạt muối trước khi bé đi ngủ (hoặc sau khi bé ăn).

Bố mẹ cần chắc chắn rằng bé đã được rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cần hạn chế bé mút tay, tốt hơn cả nên khuyên bé bỏ thói quen này.

Ngay khi bé nhú có một vài chiếc răng, bạn nên thường xuyên đánh răng trước giờ đi ngủ cho bé. Nên dùng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng dành riêng cho bé.

Khi lớn hơn một chút, cha mẹ nên dạy trẻ cách chải răng thật sạch, có thể giúp bé đánh răng hoặc cùng đánh răng với bé ít nhất 2 lần/ngày để tạo thói quen này. Ngoài răng, bố mẹ nên khuyên trẻ chải sạch cả lưỡi.

Thường xuyên cho bé đi kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Bậc phụ huynh không nên chê bai rằng hơi thở con đang có vấn đề mà hãy coi đây là một việc bình thường để bé không trở nên tự ti, xấu hổ. Tuy nhiên, đi song song với việc lờ đi là hướng dẫn con chăm sóc răng miệng đúng cách.

1 trong những nguyên nhân khiến hơi thở bé có mùi là do bố mẹ cho quá nhiều gia vị vào món ăn của bé như hành tỏi... Việc giảm bớt sự tham gia này cũng giúp hơi thở bé thơm tho hơn. Thường xuyên cho trẻ uống nước lọc.

Dạy bé cách đánh răng: Đặt nhẹ bàn chải một góc 45 độ so với răng và bắt đầu chuyển động để làm sạch các bề mặt bên ngoài và bên trong răng. Thực hiện nhịp nhàng các chuyển động lên và xuống để làm sạch các bề mặt bên trong của các nhóm răng. Dạy bé đưa bàn chải đánh răng đi đến tận chiếc răng hàm cuối cùng, điều này giúp làm sạch được hết mọi ngõ ngách tránh các bệnh về răng miệng.
>>> xem thêm: hôi miệng là bệnh gì
Bên cạnh đó, ngoài răng, bé cần phải chăm sóc cả phần lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Sau khi đánh răng xong, bạn cần dặn bé phải rửa thật sạch bàn chải và chiếc cốc cá nhân.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Hôi miệng có lây không và cách chữa trị như thế nào?

Chào bác sỹ Hoàn Mỹ! Em muốn hỏi là bệnh hôi miệng có lây không ạ vì người thân của em bị mắc bệnh này, nhẹ thôi nhưng chữa mãi không khỏi không biết tại sao. Em sợ mà bị lây thì không biết cách nào chữa. Bác sỹ tư vấn giúp em với, liệu có lây không và có cách nào để bạn em có thể khắc phục được không ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ! (Lê Hồng Vân – Sơn La)

Trả lời :

Chào bạn Hồng Vân!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Hôi miệng có lây không, khắc phục như thế nào?” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau:

>> hôi miệng là bệnh gì

Hôi miệng có lây không, khắc phục như thế nào 4

Nguyên nhân gây hôi miệng rất nhiều. Có thể kể đến bao gồm:

- Do vấn đề vệ sinh răng miệng không đảm bảo,

- Do có nhiều cao răng, cặn bám trên răng, lưỡi và các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nha chu…

- Do tuyến nước bọt

- Do các bệnh lý khác bên trong cơ thể như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm họng,…

Chỉ cần mắc phải một trong số những nguyên nhân này thì bệnh nhân đều có thể bị hôi miệng. Ngay cả những người bình thường, không mắc các vấn đề trên nhưng chỉ cần sau một vài bữa ăn không chải răng và vệ sinh lưỡi, miệng kỹ cũng có thể bị hôi miệng.

Đã có những ước tính cụ thể là gần như 99% trong số chúng ta đều bị mùi hôi miệng trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời. Chỉ khác nhau về mặt thời gian, có người hết ngay sau khi chải răng sạch sẽ, nhưng có người dù chải răng và vệ sinh răng miệng kỹ vẫn không thể hết mùi được và kéo dài trong nhiều ngày.

Hôi miệng có lây không, phương pháp điều trị hôi miệng thế nào?

Trong tất cả những nguyên nhân gây hôi miệng trên đều xuất phát từ các vấn đề thông thường, không phải do virus gây ra nên được xem là bệnh không lây. Cho nên bạn không cần phải băn khoăn đến vấn đề hôi miệng có lây không.

Cách khắc phục tốt nhất chứng bệnh này là phải trị dứt được nguyên nhân. Nếu bị bệnh bên trong cơ thể chỉ cần chữa khỏi thì mùi sẽ tự động hết. Nếu nguyên nhân nằm ở khoang miệng thì cần biết chính xác là do cao răng, do sâu răng, viêm nướu, nha chu hay đơn thuần chỉ là do mảng bám trên răng, trên lưỡi và ở gần cổ họng.

Để loại bỏ triệt để các vấn đề ở răng miệng, không có cách nào tốt và hiệu quả hơn là nhờ đến bác sỹ nha khoa.

Cho nên, tốt nhất, bạn có thể đưa người thân đến Nha khoa Hoàn Mỹ, bác sĩ nha khoa sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Cách chữa hôi miệng đơn giản hiệu quả tại nhà

Hôi miệng là một bệnh khiến nhiều người khó chịu, cũng không ít từ bỏ công việc yêu thích, không muốn kết bạn bời vì mắc phải bệnh quái ác này. Hôi miệng không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh và khiến những người xung quanh khó chịu vì mùi hôi bốc ra từ miệng bạn. Vậy có cách điều trị chứng hôi miệng đơn giản tại nhà nào không? Đừng quá lo lắng nhé bạn, hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cách chữa hôi miệng vô cùng hiệu quả. Cùng đón xem nhé!

Điều gì khiến bạn mắc phải hôi miệng?

Nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải căn bệnh quái ác này chính là từ miệng, miệng là nguồn gốc phát sinh nhiều nguyên nhân khác, từ đó khiến các vi khuẩn trong miệng bạn đang ” lộc hành” tạo nên mùi hôi khó chịu này. Vậy nguyên nhân từ đâu?

+ Thói quen uống rượu, bia, thuốc lá
+ Ăn những thực phẩm có mùi nồng, như tỏi, hành,..
+ Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
+ Thức ăn còn bám trên các kẻ răng
+ Lưỡi bị viêm
+ Nhiễm trùng bướu răng
+ Miệng thiếu nước
+ Bị sâu răng
+ Mắc các bệnh đường ruột, dạ dày, thực quản
+ Thay đổi kích thích tố ở phụ nữ trong ngày rụng trứng, kinh nguyệt

Cách chữa trị hôi miệng đơn giản tại nhà

Chữa hôi miệng với chanh tươi
Chanh được đến là loại trái dùng nước uống rất tốt trong việc giải nhiệt, nước uống bổ dưỡng cho những ngày hè nóng nực, ngoài ra chanh còn được dùng để chữa hôi miệng hiệu quả. Chỉ với 1 trái chanh, bạn có thể mua nó ở bất kì đâu ngoài chợ là bạn đánh bay mùi hôi khó chịu kia, giúp bạn có hơi thơm mát.

Chanh có tính axit rất mạnh, chính vì thế mà chanh có thể đánh bay các vi khuẩn bám trong miệng ra ngoài, với cách đơn giản bạn chỉ cần vắt 1 trái chanh xúc miệng mỗi sáng khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, xúc sạch miệng rồi xúc lại với nước lạnh. Thường xuyên áp dụng cách chữa hôi miệng đơn giản với chanh trong 1 tuần là bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ và không còn lo ngại về mùi hôi kia nữa.

Chữa hôi miệng với gừng
Gừng là gia vị trong các bữa ăn gia đình, với tính cay, nóng gừng giúp món ăn khử mùi tanh, loại bỏ các độc tố có trong thực phẩm. Không những có giá trị về dinh dưỡng mà còn trong y học, gừng được biết đến trong các bài thuốc dân gian chữa trị vô cùng hiệu quả, trong đó có thể chữa bệnh hôi miệng.

Tinh dầu gừng có tác dụng trong việc chữa trị hôi miệng rất tuyệt vời, chỉ vài ngày là bạn đã đánh bay mùi hôi thối khó chịu kia. Chỉ cần rửa sạch gừng, thái mỏng sau đó cho vào ấm nước đun sôi cho tinh dầu hòa tan trong nước tạo thành nước gừng. Để nước nguội rồi dùng nước xúc miệng mỗi ngày 3 đến 5 lần mỗi ngày, lưu ý nên nhổ nước xúc nhé. Ngoài ra, bạn có thể cho vài giọt ong nguyên chất vào nước gừng để dễ xúc và hiệu quả chữa hôi miệng từ mật ong cũng rất tốt.

Uống nhiều nước
Nước là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể, con người có thể nhịn ăn nhưng không bao giờ nhịn khát được, nước đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể hoạt động sự sống. Cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ chữa hôi miệng tuyệt vời mà còn chữa nhiều bệnh, còn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư.

Khi thiếu nước, miệng bạn hay khô, đây chính là nguyên nhân khiến hơi thở bạn thấy khó chịu, bởi khi miệng khô sẽ khó tiết ra nước bọt, mà trong nước bọt chứa nhiều enzim giúp diệt vi khuẩn trong răng miệng. Chính vì thế mà bạn cần bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, tránh để miệng khô để vi khuẩn hoạt động.

Ngoài những cách chữa trị bệnh hôi miệng đơn giản tại nhà trên, trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm chữa hôi miệng, để lựa chọn sản phẩm chất lượng, có thể chữa trị triệt để cũng là điều khó khăn với mọi người. Để có thể chữa hôi miệng hiệu quả, bạn có thể thử nghiệm với Tỳ Bách Thảo, đây là sản phẩm được chiết xuất ới thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên Tỳ Bách Thảo gồm những thành phần tữ nhiên như Sa sâm, Bạch Linh, Mạch nha, Sanh kỳ , Cam thảo, Trần bì, Thảo quả, Huỳnh bá, Mộc hương… giúp hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh hôi miệng và các triệu chứng liên quan (như hôi miệng, ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược) và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

>>> xem thêm: cách chữa hôi miệng tận gốc

Hôi miệng là bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh và cũng có nhiều cách để chữa trị, vì thể mọi người đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần, đến công việc, cuộc sống riêng của mình nhé. Hi vọng với bài viết cách chữa trị bệnh hôi miệng đơn giản tại nhàsẽ giúp ích bạn trong việc chữa trị căn bệnh quái ác, khó chịu này. Chúc mọi người sớm lấy lại cho mình hơi thở thơm mát nhé!

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Cách điều trị viêm chân răng có mủ

Viêm chân răng có mủ là một dấu hiệu thường xuyên của các bệnh lý răng miệng. Khi chân răng chảy mủ âm ỉ sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng đi kèm. Và khi có xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu chân răng chứng tỏ bệnh lý răng miệng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và cần phải chữa trị gấp. Nếu không để về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng và gây mất răng.

Dấu hiệu chân răng có mủ do nhiều nguyên nhân trong đó do hai nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là do răng bị mắc bệnh nha chu.

Thứ hai do răng bị tổn thương tủy và làm tủy bị viêm nhiễm.

Lý do làm xuất hiện hai căn bệnh trên là do chúng ta vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, không đúng cách, làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển, trú ẩn tận sâu trong các kẽ chân răng. Lâu ngày, khi sức khỏe chúng ta đi xuống do lao động hoặc do stress, lúc bấy giờ vi khuẩn bắt đầu hoạt động và gây nên các ca viêm nhiễm sâu tận chân răng. Gây ra các bệnh lý và xuất hiện các dấu hiệu của các bệnh lý như chảy mủ chân răng, chảy máu nướu, tụt lợi chân răng

Để hạn chế cũng như điều trị được tình trạng này nha khoa Hoàn Mỹ hướng dẫn bạn thực hiện các cách sau:

 Cách điều trị chân răng có mủ

♦   Để điều trị tình trạng chân răng có mủ trước tiên bạn phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và thường xuyên hàng ngày. Ngoài việc đánh răng một ngày ít nhất 2 làn bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các vụn bẩn do thức ăn bám vào từ sâu trong các kẽ chân răng mà bàn chải đánh răng không thể với tới được. Nếu để khoang miệng thật sạch sẽ thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng bằng dung dịch muối được bán nhiều và đa dạng ở các nhà thuốc Tây.

♦   Ngoài việc làm sạch răng miệng mỗi ngày bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và nhằm phát hiện ra tình trạng bị tụt lợi sớm nhất. Từ đó có được biện pháp điều trị kịp thời.

♦   Nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng thường ngày. Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất giàu vitamin để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cũng như cho răng miệng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây nóng, hoặc các thực phẩm có nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây tổn thương cho răng miệng.

♦   Chú ý đi lấy cao răng thường xuyên 3 tháng một lần. Và nên chọn cho mình một trung tâm nha khoa cũng như một nha sĩ có tay nghề để kiểm tra thường xuyên.

>>> Xem thêm: mảng bám trên răng

Nếu răng đã có dấu hiệu của mủ thì nên tới bác sĩ để được khám và dùng thuốc bôi, uống theo chỉ định cảu bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc tại các nhà thuốc tây mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Bị tụt lợi có chữa được dứt điểm không

Xin chào bác sĩ nha khoa Hoàn Mỹ!
Gần đây tôi hay bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc khi xỉa tăm chỉ đụng chạm nhẹ vào nướu cũng làm chảy máu. Lợi thì bị tụt xuống làm lộ ra chân răng. Tôi đang rất lo lắng, bác sĩ cho tôi hổi bị tụt lợi có chữa được không ? và nó có gây nguy hiểm gì không ?. Tôi xin cám ơn.
Ngọc Hà ( Cầu Giấy - Hà Nội )
Trả lời.
Nha khoa Hoàn Mỹ cám ơn bạn Ngọc Hà đã tin tưởng và chia sẽ thắc mắc với chúng tôi. Bạn đang băn khoăn về tình trạng răng miệng của mình và bạn đang muốn biết liệu bị tụt lợi có chữa được không ?. Nha khoa Hoàn Mỹ có lời giải đáp cho bạn như sau :
>> mảng bám trên răng
Bị tụt lợi hay còn có tên gọi khác là bị tụt nướu là tình trạng răng bạn đang mất dần đi lớp xi – mang tạo sự kết dính giữa lợi vầ chân răng. Khi bị tụt nướu nó làm cho chân răng bị lỗ rõ ra bề mặt, nướu bị mòn và gây chảy máu khi có những tác động nhỏ hoặc có những kích thích. Nặng hơn nó còn gây ra những cơn đau ê buốt, gây nên những cảm giác rất khó chịu. Vì thế người bệnh thường rất hoang mang lo lắng.

Để điều trị được tình trạng tụt lợi thì bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao mình bị tụt lợi. Như trong trường hợp của bạn, theo bạn kể : Bạn hay bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc khi xỉa tăm…điều này có thể khẳng định là bạn đã bị viêm lợi hoặc viêm quanh răng, dẫn tới tình trạng chảy máu. Và viêm lợi, viêm quanh răng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tụt lợi. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây tình trạng tụt lợi. Khi bị tụt lợi trông vào hàm răng của bạn rất mất thẩm mỹ do chân răng bị lộ ra ngoài cảm giác như răng dài ra và trông nó không đồng đều, rất khấp khểnh. Nếu bệnh tụt lợi không được điều trị sớm nó sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn như răng bị lung lay dẫn tới mất răng.
Để trả lời thắc mắc : “Răng bị tụt lợi có chữa được không ?” Nha khoa Hoàn Mỹ khẳng định là có thể chữa được triệt để tình trạng tụt lợi nếu bạn biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh nhé.
Bạn nên đi khám nha khoa để được bác sĩ xác định rõ ràng nguyên nhân và tư vấn cũng như đưa ra cách điều trị kịp thời và thích hợp nhất.
Thường nếu nguyên nhân gây tụt lợi ở bạn là do bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp nha khoa để điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng.. Còn nếu do nguyên nhân khác thì bác sĩ sẽ có phương pháp tư vấn cũng như liệu pháp để giúp bạn điều trị bệnh tụt nướu.
- cách làm sạch cao răng tại nhà
hiện nay tại nha khoa Hoàn Mỹ có sử dụng nhiều biện pháp hiệu quả để chữa bệnh tụt lợi, trong đó các biện pháp thường được lựa chọn sử dụng nhất là bôi thuốc hoặc dùng laser để điều trị. Với tình trạng của bạn thì bạn nên tới nha khoa sớm để được điều trị kịp thời, tránh để cho bệnh phát triển nặng hơn và phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nhé