Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây khi chọn đồ chơi tặng trẻ nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6:Đồ chơi an toàn cho trẻ phải phù hợp lứa tuổi
Hầu hết các loại đồ chơi đều có dán nhãn chỉ lứa tuổi phù hợp để người mua tham khảo. Cha mẹ cần xác định rõ khả năng và độ trưởng thành của trẻ để chọn các món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. Chẳng hạn, tuyệt đối không mua súng đồ chơi bắn đạn cho trẻ dưới 4 tuổi.
>> sữa biomil có tốt cho bé không?
Đồ chơi đảm bảo an toàn được sản xuất cẩn thận
Mắt, đuôi, nơ gắn trên thú nhồi bông có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Đồ chơi cũ từ họ hàng hoặc được mua lại ở các cửa hàng bán đồ cũ, đồ giảm giá thường đã mòn, sờn và vì vậy có thể gây nguy hiểm. Kiểm tra tất cả chi tiết dễ bị trẻ nuốt phải hoặc cắn gãy như cúc, pin, chỉ, ruy băng, mắt, hạt đính hoặc các bộ phận bằng nhựa khác trên đồ chơi của trẻ - cả cũ và mới. Đuôi và đường may nối thân thú nhồi bông phải được khâu chắc chắn. Không chọn các món đồ chơi có cạnh sắc nhọn và bị bong, tróc lớp sơn phủ.
Đồ chơi an toàn cho trẻ thường có chu vi lớn
Đồ chơi cho trẻ dưới 3 tuổi phải lớn hơn miệng trẻ để tránh trường hợp nuốt nhầm. Một mẹo nhỏ các bà mẹ có thể dùng để kiểm tra là thử đặt đồ chơi lên lõi cuộn giấy vệ sinh. Những món đồ chơi có thể chui lọt lõi cuộn giấy nên được loại ra khỏi danh sách chọn đồ chơi cho trẻ em.
>> sữa prosure cung cấp dinh dưỡng tốt nhất
Đồ chơi an toàn phải đảm bảo phù hợp thể chất, sức khỏe của trẻ
Một số bậc phụ huynh thường mua cho con em mình chiếc xe đạp loại lớn vì lí do tiết kiệm, tránh phải mua thêm chiếc khác khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, chính thói quen này có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng nếu trẻ không đủ khả năg điều khiển loại xe đạp dành cho người lớn.
Không mua các loại bóng bay:
Bóng bay nên được loại ra khỏi danh sách những món đồ chơi an toàn cho trẻ
Chính loại đồ chơi bắt mắt và thú vị này là thủ phạm số 1 khiến trẻ em nuốt nhầm. Bóng bay bị xẹp hoặc xì hơi có thể bịt chặt họng trẻ khiến chúng không thở được nếu chẳng may nuốt phải.
Không chọn đồ chơi nặng
Đồ chơi nặng có thể làm trẻ bị thương nếu rơi trúng trẻ.
Không chọn đồ chơi có đoạn dây dài hơn 30 cm
Đồ chơi có đoạn dây quá dài có thể dễ dàng vướng và quấn quanh cổ trẻ, dẫn đến tình trạng nghẹt thở.
Không chọn đồ chơi có gắn nam châm nhỏ
Nam châm được mệnh danh là mối nguy hiểm ẩn mình trong nhà. Những miếng nam châm nhỏ, lực hút mạnh thường được gắn kèm đồ chơi và có thể bị trẻ nuốt phải nếu bị rơi ra. Chỉ cần 2 miếng nam châm hoặc 1 miếng nam châm cùng 1 mẩu kim loại nhỏ hút nhau qua thành ruột sẽ gây ra tình trạng kẹp chặt hoặc xoắn ruột, tạo vết cắt hoặc làm dạ dày bị tắc nghẽn, dẫn đến nhiễm trùng hoặc thậm chí là tệ hơn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Tạm kết
Chọn món đồ chơi an toàn bổ ích, hợp túi tiền mà vẫn khiến trẻ yêu thích không phải dễ. Bên cạnh những lưu ý trên, cha mẹ nên chọn mua đồ chơi ghi rõ cơ sở sản xuất, tránh mua đồ chơi không rõ xuất xứ, hàng vỉa hè. Ngoài ra, xu hướng tự làm đồ chơi cho trẻ ở nhà đang rất được ưa chuộng. Chỉ cần bỏ chút thời gian, công sức là trẻ đã có được những món đồ chơi an toàn, thú vị mà tiết kiệm như xích đu, thú nhồi bông tự may, màu vẽ tự pha chế hay ô tô gỗ.