Đau răng sưng lợi là những triệu chứng bệnh về răng miệng thường gặp ở tất cả mọi người kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh đơn giản, phổ biến nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để tái phát nhiều lần, bệnh sẽ rất dễ dàng có những biến chứng nguy hiểm. Chữa đau răng bằng cách nào hiệu quả nhất?
Đau răng sưng lợi là gì?
Đau răng sưng lợi là những biểu hiện của các chứng bệnh trong khoang miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhưng chủ yếu do hai nguyên nhân cơ bản đó là sâu răng và viêm lợi.
>>> xem thêm: bị sâu răng phải làm sao
Sâu răng: Sâu răng là những tổn thương của răng do vi khuẩn gây nên. Đây là tổn thương không thể phục hồi do răng không thể tự hồi phục cấu trúc của nó khi đã bị vi khuẩn tàn phá. Tổn thương sẽ bắt đầu từ lớp ngoài cho đến các lớp trong cùng của răng, cuối cùng đến chân răng và phần tủy răng.
Những biểu hiện ban đầu có thể là sự đổi màu ở bề mặt răng, chủ yếu là các răng thực hiện chức năng nhai và các kẽ răng. Trong giai đoạn này, dường như người bệnh không xuất hiện thêm những biểu hiện khác. Khi vi khuẩn ăn sâu vào lớp ngà răng, người bệnh sẽ cảm thấy buốt tại vị trí sâu khi ăn những thức ăn nóng, lạnh, gây ra những cơn đau nhức răng thường xuyên.
Nếu lỗ sâu răng tiếp tục phát triển thì phần đáy răng sẽ bị bong canxi và mềm hóa khiến vi khuẩn lan sang tầng sâu của răng, cuối cùng gây viêm tủy răng. Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng và dẫn đến mất chức năng của răng.
Viêm lợi: Đây là tình trạng sưng tấy, đau đớn của lợi, bệnh này cũng chủ yếu do vi khuẩn gây nên. Ban đầu người bệnh xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ phần lợi ở nơi có vi khuẩn tấn công. Nếu không được chữa trị trong một thời gian dài, người bệnh rất có thể phải hứng chịu những cơn đau đớn đến mất ăn mất ngủ. Viêm lợi có thể biến chứng thành bệnh nha chu (viêm nhiễm quanh răng) nặng hơn có thể mất răng.
Những cách chữa đau răng sưng lợi hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp chữa đau răng sưng lợi, tuy nhiên, khi bạn gặp phải tình trạng này thì tốt nhất nên đến các phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài việc sử dụng những biện pháp điều trị theo lời khuyên của các nha sĩ, bạn đọc nên xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng hợp lý.
- Đánh răng đúng cách theo công thức 3x3x3 tức là đánh răng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh đủ 3 mặt răng (trước, trong, trên) và trong thời gian 3 phút. nghiêng bàn chải một góc 45 độ so với lợi và chải từ chân răng xuống. Nhẹ nhàng chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của mỗi răng. Nhẹ nhàng chải lưỡi để làm sạch vi khuẩn và góp phần loại bỏ mùi khó chịu từ hơi thở. Đây là động tác đơn giản nhưng hầu hết mọi người đều không thực hiện đúng cách.
- Hạn chế ăn vặt, những đồ ăn chứa nhiều đường, nhất là bánh kẹo ngọt và nước giải khát có ga.
- Súc miệng sạch sẽ sau khi ăn xong.
- Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách: Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 45cm cuộn vào hai ngón tay giữa để khoảng giữa tầm 4cm. Dùng ngón tay cái và trỏ giữ chỉ, đẩy chỉ nhẹ nhàng lên xuống giữa hai kẽ răng. Lưu ý rằng bạn đưa sợi chỉ xuống dưới đường viền nướu, nhưng không được đè mạnh khiến chỉ đứt hoặc gây tổn thương tới phần nướu phía dưới.
- Sử dụng kháng thể IgY chống vi khuẩn sâu răng và vi khuẩn viêm lợi hàng ngày.
- Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại cơ sở Răng Hàm Mặt có uy tín.
Tuy nhiên, bạn không có thời gian đến với nha sĩ và mong muốn tìm cho mình một phương pháp chữa đau răng sưng lợi hiệu quả, bạn có thể tham khảo những cách sau đây để chữa khỏi bệnh.
>>> xem thêm: làm sao hết nhức răng
- Sử dụng nước muối: Nước muối pha với nước ấm với cường độ vừa phải, không mặn quá, đem xúc miệng mỗi ngày sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, rửa sạch khoang miệng và giảm đau răng sưng nướu.
- Chườm đá: Đặc tính lạnh của đá có tác dụng có tác dụng gây tê, giảm đau rất hiệu quả. Chườm đá lạnh lên vùng đau sẽ giúp những cơn đau răng sưng lợi nhanh chóng tan biến.
- Chanh, dầu ô liu, đinh hương: đây là những sản phẩm có khả năng chống viêm nhiễm, sát khuẩn giảm đau rất công hiệu. Thấm trực tiếp vào vùng răng bị đau hoặc lợi bị sưng 3-4 lần một ngày đến khi cơn đau thuyên giảm.