Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nguyên nhân sâu xa bệnh chảy máu chân răng

Tôi hay bị chảy máu chân răng, những khi đánh răng, xỉa răng, có khi chỉ cần chép miệng cũng chảy máu. Nhiều người bảo tôi là do thiếu vitamin C và cạo vôi răng. Tôi đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì? Chữa trị thế nào?Phạm Văn Khoa (Thái Bình)

Trả lời:
 
Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có rất nhiều nguyên nhân như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.
Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị, chỉ uống vitamin C thì không khỏi được. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để khám. Nếu do viêm lợi phải điều trị khỏi viêm lợi, nếu do cao răng phải lấy sạch cao răng, rửa lợi bằng thuốc sát khuẩn.
Ngoài ra có thể dùng thêm các loại vitamin C, PP… theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt phải vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải mềm để không làm tổn thương nướu; sau khi ăn hay uống nước ngọt cần súc miệng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối loãng.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Giải pháp khắc phục răng thưa

Răng thưa là tình trạng có các khe hở lớn giữa các răng, khe hở này thường lớn hơn bình thường vừa gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai vừa làm tổn thương đến tính thẩm mỹ của khuôn hàm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thưa răng có thể do bẩm sinh răng mọc lên hoặc do răng di chuyển ( do hậu quả mất răng ) hoặc nguyên nhân dẫn tới tình trạng thưa răng cũng có thể do thói quen xấu hàng ngày.

Răng thưa và cách khắc phục hiệu quả

Có rất nhiều giải pháp khắc phục răng thưa hiệu quả và thẩm mỹ. Một trong những giải pháp phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất đó là : Trám răng, bọc răng sứ, niềng răng thẩm mỹ…

Trám răng và bọc răng sứ là những phương pháp phục hình răng khắc phục tình trạng răng thưa tường đối hiệu quả và đơn giản trong cách thực hiện điều trị.

Với phương pháp trám răng, bác sĩ chỉ cần sử dụng vật liệu trám răng composite một vật liệu được sử dụng trong nha khoa có độ lành tính với cơ thể rất cao. Chất liệu này có màu sắc như răng thật nên khi sử dụng ximang nha khoa để cố định loại chất liệu này lên trên răng trông rất thật và tự nhiên. Hiệu qủa đạt được rất khả quan mà lại trông rất thẩm mỹ.

>>> xem thêm: bị mẻ răng cửa có trám được không

Với phương pháp bọc răng sứ thì yêu cầu bác sĩ phải mài một lớp men mỏng trước khi cố định mão răng. Với phương pháp điều trị này, các kẽ răng cũng được thu khít lại rất hiệu quả. Vừa đảm bảo được chức năng ăn uống lại đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Mặt dù có những ưu điểm là như vậy nhưng hai biện pháp khắc phục thưa răng trên đều có nhược điểm riêng như : Hiệu qủa duy trì không được lâu dài, sau khi điều trị một thời gian cần phải được thăm khám và phục hồi lại khi có những dấu hiệu bị thoái hóa.

Phương pháp phục hình hiệu quả nhất và duy trì được hiệu quả lâu dài nhất thậm chí là vĩnh viễn  đó là niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng chỉ áp dụng cho các trường hợp răng thưa với mức độ phức tạp. Và đặc biệt, với phương pháp điều trị này cũng có một số nhược điểm như : thời gian điều trị lâu dài và chi phí khá đắt nên không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể có đủ điều kiện để lựa chọn sử dụng.

>>> xem thêm: trám răng lấy tủy

Để biết được tình trạng răng miệng mình phù hợp với phương pháp điều trị nào thì tốt nhất bạn nên tới thẳng nha khoa để được bác sĩ khám, xác định rõ tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Khi nào nên hàn răng thì an toàn

Một hàm răng bị khuyết thiếu vì hình thể không những gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống mà còn ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, đôi khi khiến bạn mặc cảm trong giao tiếp. Hàn răng hay còn gọi là trám răng chính là một phương cách giúp bạn lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng mà lại cực kỳ an toàn và tiết kiệm.

   Hàn răng chính là biện pháp dùng các chất liệu nhân tạo để khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng của răng. Đối với các trường hợp răng bị sâu hay mòn răng thì đây là một trong những giải pháp hàng đầu giúp duy trì hàm răng thật với yếu tố thẩm mỹ cao.

   KHI NÀO NÊN HÀN RĂNG?

   Có 4 trường hợp sau đây cho bạn biết “khi nào nên hàn răng” để đảm bảo chức năng nhai cũng như yếu tố thẩm mỹ:

   1. Sâu răng:

   Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nha khoa, là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và carbonhydrate, sự mất mô răng này làm cho cơ thể không thể tự hồi phục vùng khuyết trên thân răng, khi lỗ sâu ở giai đoạn nhỏ gây những phiền phức về việc lưu giữ thức ăn gây mùi hôi, đôi khi có cảm giác buốt khi ăn nhai, tiếp tục tiến triển lỗ sâu sẽ gây thủng vào tủy răng và mang vi khuẩn từ môi trường miệng tấn công gây nhiễm trung tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng cấp, gây ra những cơn đau liên tục và làm mất sự sống của răng.

   Sâu răng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập của người bệnh. Khi sâu răng ta phải hàn răng vì dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.

>>> xem thêm: cách chữa sâu răng hàm

   2. Hàn răng khi bị chấn thương răng:

   Đối với các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.

   3. Khi mòn răng:

   Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh.

>>> xem thêm: hàn răng bằng composite

   4. Do nhu cầu thẩm mỹ:

   Khi răng cửa có màu vàng gây mất thẩm mỹ thì chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng hơn.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Bệnh hôi miệng và cách chữa tận gốc

Chứng hôi miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, thuộc cả hai giới là nam và nữ. Bệnh hôi miệng mặc dù không nghiêm trọng về mặt sức khỏe như những bệnh khác, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ, hành vi và tâm lý giao tiếp, tác động tới cả công việc của người bệnh.

Vậy chữa hôi miệng bằng cách nào ? Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho, tự tin giao tiếp với mọi người.

1. Uống nhiều nước

Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Nếu miệng khô thì nước bọt giảm nhiều, trong khi nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt, trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các thay đổi pH trong miệng.

Khi tính axit miệng cao lên thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn gây ra bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn hoạt động gây mùi hôi.

2. Uống trà tầm ma

Trong trường hợp hơi thở hôi là do tích tụ nhiều kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực.

Trà tầm ma là một thảo dược tốt nhất giúp bạn thải hết các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Uống trà tầm ma thường xuyên, sẽ giúp bạn trị bệnh hôi miệng dứt điểm đấy nhé.

3. Cây thì là

Thì là – một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.

4. Tinh dầu cây tràm

Tinh dầu cây tràm là thuốc chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bạn thơm mát. Bạn có thể nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng hàng ngày.

Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà cũng là thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.

5. Quả chanh

Trong chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng cũng là biện pháp chữa hôi miệng nhanh. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh cùng với muối, pha với nước lọc nếu bạn không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày để có hiệu quả nhanh nhất.

6. Rau mùi tây

Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm. Ngoài các loại thực phẩm trên còn có: trà, rau thì là, bột nở cũng là thuốc chữa bệnh hôi miệng trong dân gian thường sử dụng. Cùng với việc sử dụng thuốc chữa hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ để ngăn chặn bệnh hôi miệng.

>>> xem thêm: tại sao bị hôi miệng

7. Cây đinh hương

Một trong những công dụng của đinh hương là làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Cây đinh hương có tính khử trùng tốt, tốt cho sức khỏe răng – miệng và đang được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Bạn có thể ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm. Sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1 – 2 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Răng cửa bị mẻ liệu có hàn trám được không

Nguyên nhân mẻ răng

Khi một hay nhiều chiếc răng của bạn bị mẻ vì 1 sô lý do như nhai phải thức ăn quá cứng hay vì bị tác động mạnh 1 lực từ ngoài làm cho chiếc răng của bạn mất đi 1 phần nhỏ hoặc lớn rất mất thẩm mỹ cho nụ cười của bạn cũng như khả năng khi ăn nhai cũng gặp khó khăn.

>>> xem thêm: bị mẻ răng cửa có trám được không

Cách giải quyết:

Thông thường thì các bạn nên đến nha khoa để được khám và tư vấn là rõ ràng nhất vì bất cứ cách giải quyết điều trị nào phục hình lại chiếc răng cửa của bạn cũng phải thông qua các bác sỹ chuyên khoa Nha, nhưng ở đây chúng tôi tư vấn 2 cách thông dụng nhất cho việc mẻ răng cửa:

+ Trường hợp 1: Răng mẻ với miếng mẻ nhỏ thì cách giải quyết tốt nhất hiện nay thì là trám răng composite là hiệu quả nhất với chất liệu bền, màu sắc giống như răng thật, lại không có gây bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể, mà giá thành lại rất phải chăng.

+ Trường hợp 2 : Nếu miếng mẻ răng quá lớn thì bắt buộc phải bọc răng sứ để bảo vệ chân răng và tủy cũng như vẻ thẩm mỹ và phục hồi khả năng nhai của răng bạn.

Ông bà ta có câu  “ Của bền tại người ” nên cái gì được giữ gìn chăm sóc cẩn thận cũng có độ bền cao hơn nhưng thứ bị bỏ lơ nên răng miệng của mình cũng vậy nếu bạn muốn mình có hàm răng chắc khỏe cũng phải chăm sóc giữ gìn, vệ sinh hằng ngày đúng cách

>>> xem thêm: trám răng lấy tủy

Cách nào chữa trị tiêu xương hàm khi làm implant?

Một số cách chăm sóc răng sau khi trám, bọc răng sứ bạn cần biết:

- Hạn chế tiếp xúc với những thức ăn mà có nhiệt độ nóng, lạnh kích thích một cách đột ngột. Vì trám răng bằng vật liệu composite không có khả năng kháng lại sự kích thích này. Vết trám rất dễ bong tróc và làm mất đi hiệu quả sau điều trị.

- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc, vận động mạnh để không có va chạm vào vết trám làm vết trám bị sút ra.

- Hạn chế ăn những thức ăn cứng, cần phải tạo lực nhai và cắn nhiều để hạn chế tình trạng miếng trám bị tổn thương.

- Nên hạn chế ít lại một vài thói quen như : uống cà phê, uống trà…vì rất thói quen này có thể sẽ làm nhiễm màu răng miếng trám làm mất thẩm mỹ khuôn miệng.

- Bạn nên dùng chỉ nha khoa, loại chỉ chuyên dụng này sẽ giúp bạn loại bỏ những thức ăn đã tích tụ sau bữa ăn xung quanh răng sứ. Bạn đặt sợi chỉ trên một mặt của răng và kéo dọc theo mặt răng là có thể lấy sạch thức ăn dư thừa trong miệng.

- Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi trùng răng miệng của bạn là một điều khá cần thiết. Theo nha sĩ thì nên súc miệng bằng nước súc miệng có sát khuẩn một lần một ngày sẽ đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

>>> xem thêm: răng thưa và cách khắc phục

- Hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường; không nên hút thuốc lá để răng không bị sẫm màu.

- Định kỳ 6 tháng/lần đến các cơ sở nha khoa kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng để giảm các bệnh về răng, như vậy sức khỏe răng miệng sẽ được đảm bảo tốt hơn

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Bị mẻ răng thì xử lý như thế nào để răng đều đẹp?

Thưa bác sỹ. Em có hai chiếc răng cửa bị mẻ vì tai nạn. Bây giờ chỗ răng trông không đều và rất thô, mặt răng còn có vết xước nữa ạ. Em đang băn khoăn không biết bị mẻ răng thì xử lý như thế nào cho tốt nhất và giá trám răng cửa bị mẻ ạ để răng được đều đẹp như trước. Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Nguyễn Ngọc Hằng – Hà Nội).

Trả lời :

Chào bạn Ngọc Hằng !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Bị mẻ răng thì xử lý như thế nào” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Trường hợp răng bị mẻ có khá nhiều phương pháp để khắc phục. Nha khoa Hoàn Mỹ sẽ giới thiệu cho bạn hai cách chỉnh sửa phổ biến nhất hiện nay là trám răng  bọc răng sứ.

Cách nào chữa trị tiêu xương hàm khi làm implant?

Hàn (trám) răng: là phương pháp đươc sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp răng bị mẻ, đặc biệt là răng cửa bởi thao tác đơn giản cùng mức chi phí khá phù hợp. Quy trình hàn trám nếu được thực hiện bởi bác sỹ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thì chỉ diễn ra trong vòng 15-20 phút mà không gây cảm thấy ê buốt, khó chịu nhiều (Xem thêm nên hàn răng ở đâu). Nha sỹ sẽ thăm khám và làm sạch khoang miệng trước tiên. Vật liệu trám sẽ được đưa lên phần răng bị mẻ bằng dụng cụ chuyên dụng. Nha sỹ sẽ tiến hành chỉnh sửa sao cho đạt được tính thẩm mỹ cao nhất sẽ chiếu đèn laser hoặc halogen để đông cứng chỗ trám lại.

>>> xem thêm: răng cửa thưa phải làm sao

Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong quy trình hàn răng cửa chính là composite. Sở dĩ composite được lựa chọn để trám răng cửa bởi đây không phải là vật liệu có độ chịu lực cao như amalgam nhưng lại có màu sắc khá tương đồng với răng thật nên khi trám không bị lộ và răng cửa không phải là răng đảm nhận chức năng ăn nhai nên composite hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý chính là trám răng chỉ nên sử dụng cho vết mẻ nhỏ bởi vật liệu trám có độ bám dính không tốt vào về mặt răng nên sau một thời gian có thể bị bong bật và xỉn màu. Đây chính là một hạn chế cơ bản của phương pháp này.

Bọc răng sứ: Nếu bạn mong muốn lựa chọn một phương pháp phục hình cho răng tốt nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên bọc răng sứ. Phương pháp này có độ bền hàng chục năm nếu như bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Đây thực chất là kỹ thuật sử dụng một mão sứ bọc bên ngoài phần răng thật nhằm che đi khuyết điểm răng mẻ, ngăn ngừa những tác nhân có hại bên ngoài tác động lên răng, đảm bảo ăn nhai bình thường. Trước khi bọc sứ thì nha sỹ sẽ tiến hành mài răng nhằm tạo điều kiện cho mão sứ bọc lên không bị kênh cộm. Thao tác này có thể gây nên cảm giác ê buốt một chút nhưng nhanh chóng qua đi và không đáng lo ngại. Mão sứ có độ chịu lực cao và màu sắc sáng bóng tự nhiên nên khi bọc vào răng thật vừa giúp phục hình cho răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho khuôn hàm. Chính bởi những ưu điểm này mà bọc răng sứ sẽ có mức giá cao hơn nhiều so với hàn trám răng. Nha khoa Hoàn Mỹ sẽ là một địa chỉ bọc răng sứ đáng tin cậy cho bạn lựa chọn.

Bọc răng sứ sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu như được thực hiện bởi các bác sỹ giỏi cũng như công nghệ hiện đại. CT 5 chiều – công nghệ bọc sứ mới nhất hiện nay đã có mặt tại Nha khoa Hoàn Mỹ với sự chuyển giao của bệnh viện Răng hàm mặt Forsyth của Hoa Kỳ, giúp cho quá trình phục hình diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

>>> xem thêm: bị mẻ răng cửa có trám được không

Nếu bạn quan tâm đến công nghệ hàn trám răng, bọc răng sứ cũng như còn băn khoăn về bị mẻ răng thì xử lý như thế nào, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ theo số điện thoại hotline dưới đây hoặc địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Nguyên nhân và cách nhận viết chứng hôi miệng

Nguyên nhân hôi miệng, tại sao bị hôi miệng

  • Do rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, khiến cho hơi thở hôi.
  • Do ăn uống mắc thức ăn vào kẽ răng, lỗ hổng của răng sâu, khiến vi khuẩn phân hủy những thức ăn sót lại đó và gây hôi miệng.
  • Do viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, nhiệt … khiến miệng bị hôi.
  • Do bựa vôi đóng ở chân răng, lâu ngày hình thành cao răng, vi khuẩn bám trụ ở những nơi này là nguyên nhân hôi miệng.
  • Lưỡi bẩn, nhiều bựa rêu trắng bám vào lưỡi, vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi, cũng là nguyên nhân hôi miệng.
  • Uống ít nước khiến miệng bị “khô hạn” cũng là nguyên nhân khiến hôi miệng.
  • Thuốc lá, thuốc lào … là nguyên nhân khiến miệng hôi, không những thế còn làm răng bị xỉn màu.
  • Các thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng như tỏi, hành, thức ăn giàu đạm với chất béo …
  • Những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm bộ máy hô hấp như ung thư phổi, viêm cuống họng … cũng tạo ra hơi thở hôi.
  • Cơ thể suy nhược gây mùi khó chịu.
  • Phụ nữ bắt đầu tới thời kì mãn kinh, lượng hormon trong cơ thể thay đổi hoặc những người thiếu ăn cũng là nguyên nhân khiến họ bị hôi miệng.
  • Ngoài ra một nguyên nhân hôi miệng hiếm gặp khác chính là hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.

>>> xem thêm: phương pháp điều trị bệnh hôi miệng

sua_mui_lech

Cách nhận biết hôi miệng

  • Cách 1: Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, đây là cách nhận biết hôi miệng khá hiện đại và cho kết quả chính xác nhất để biết mức độ hôi miệng.
  • Cách 2: nhờ người khác nhận xét, hãy nói chuyện với một người và nhờ họ giám định hộ xem mình có bị hôi miệng hay không.
  • Cách 3: tự bản thân mình nhận định, nghĩa là tự liếm vào bàn tay và ngửi nhưng việc này không chính xác lắm.

Trên đây là nguyên nhân, cách nhận biết hôi miệng mà mọi người nên biết để sớm phát hiện ra được mình có bị hôi miệng hay không, để từ đó có cách xử trí chăm sóc răng miệng hiệu quả, giảm hôi miệng, có nụ cười tươi và hơi thở thơm là điều mà ai cũng muốn.

>>> xem thêm: chữa hôi miệng bằng cách nào