Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Hàn răng mẻ hết bao nhiêu tiền là rẻ nhất?

Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Bác sỹ cho em hỏi. Em có một chiếc răng cửa bị mẻ khá nhiều nên ăn uống cũng thấy khó khăn hơn. Em muốn đi hàn răng vì nghe nói phương pháp này đơn giản nhưng không biết là hàn răng mẻ hết bao nhiêu tiền ạ và hàn như vậy có bền không thưa bác sỹ. Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Hà Minh Đức – Hà Nội).

Trả lời :

Chào bạn Minh Đức !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Hàn răng mẻ hết bao nhiêu tiền là rẻ nhất?” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Với tình trạng răng bị mẻ thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp hàn trám răng để khắc phục. Đây là cách phục hình bằng vật liệu composite – một vật liệu nha khoa có tính dẻo và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Chỉ mất 15 phút để hoàn thành một ca hàn trám răng thông thường.Thao tác hàn trám răng bị mẻ khá đơn giản và nhanh chóng

Hôi miệng có lây không, khắc phục như thế nào?

Trám răng khoảng bao nhiêu tiền?

Hàn răng mẻ thuộc về hàn trám thẩm mỹ. Hiện nay, nha khoa Hoàn Mỹ áp dụng một mức giá chung cho hàn trám thẩm mỹ là500.000 đồng. Tuy nhiên, mức giá này cũng sẽ có sự điều chỉnh nhất định tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn và bác sĩ nha khoa sẽ là người xác định chính xác mức giá hàn răng mẻ cho bạn sau khi thăm khám cụ thể. So với hàn răng sâu dao động từ 150.000-300.000 đồng thì hàn trám có mức chi phí cao hơn do đòi hỏi nhiều hơn về tính thẩm mỹ. Bác sỹ thực hiện trám răng bị mẻ không chỉ có chuyên môn mà còn phải có óc thẩm mỹ để tái tạo hình dáng của răng đều khít nhất.

Thực hiện hàn trám răng tại Hoàn Mỹ bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng với độ bền chắc cùng tính thẩm mỹ cao. Hiệu quả trám răng mẻ có được chính là nhờ công nghệ hàn răng Laser Tech – một giải pháp công nghệ tân tiến nhất đến từ Hoa Kỳ.

Công nghệ Laser Tech có thể hạn chế tối đa tình trạng long chân bám, khoang trám thấm nước do tăng cường tính tương hợp giữa vật liệu trám và bề mặt trám, giúp cho vết trám có độ bền chắc cao hơn nhiều so với công nghệ cũ. Trám răng Laser Tech có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như làm răng sứ thẩm mỹ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm vì thế cũng không bị bất cứ tác động nào, không gây nên cảm giác ê buốt hay chảy máu cho bệnh nhân trong quy trình thực hiện trám.

Thực hiện hàn răng mẻ tại Nha khoa Hoàn Mỹ, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao với các thiết bị nha khoa hiện đại được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, đảm bảo dụng cụ vô trùng tuyệt đối dưới tác động ánh sáng HINS khử nhiễm không khí

Đội ngũ bác sỹ 100% được đào tạo bài bản tại Mỹ và Pháp, giàu kinh nghiêm, thao tác hàn trám nhẹ nhàng, chính xác và cho hiệu quả chất lượng tốt nhất. Với một chất lượng hàn trám mang lại hiệu quả cao thì mức giá nêu trên hoàn toàn ưu đãi.

>>> xem thêm: trám răng có đau không

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý bạn, nếu như răng bạn bị mẻ quá mức thì tốt nhất nên thực hiện bọc răng sứ để mang lại hiệu quả cao nhất, hạn chế bong bật khi ăn nhai.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Hôi miệng có lây không và cách chữa trị như thế nào?

Chào bác sỹ Hoàn Mỹ! Em muốn hỏi là bệnh hôi miệng có lây không ạ vì người thân của em bị mắc bệnh này, nhẹ thôi nhưng chữa mãi không khỏi không biết tại sao. Em sợ mà bị lây thì không biết cách nào chữa. Bác sỹ tư vấn giúp em với, liệu có lây không và có cách nào để bạn em có thể khắc phục được không ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ! (Lê Hồng Vân – Sơn La)

Trả lời :

Chào bạn Hồng Vân!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Hôi miệng có lây không, khắc phục như thế nào?” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau:

>> hôi miệng là bệnh gì

Hôi miệng có lây không, khắc phục như thế nào 4

Nguyên nhân gây hôi miệng rất nhiều. Có thể kể đến bao gồm:

- Do vấn đề vệ sinh răng miệng không đảm bảo,

- Do có nhiều cao răng, cặn bám trên răng, lưỡi và các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, nha chu…

- Do tuyến nước bọt

- Do các bệnh lý khác bên trong cơ thể như trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm họng,…

Chỉ cần mắc phải một trong số những nguyên nhân này thì bệnh nhân đều có thể bị hôi miệng. Ngay cả những người bình thường, không mắc các vấn đề trên nhưng chỉ cần sau một vài bữa ăn không chải răng và vệ sinh lưỡi, miệng kỹ cũng có thể bị hôi miệng.

Đã có những ước tính cụ thể là gần như 99% trong số chúng ta đều bị mùi hôi miệng trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời. Chỉ khác nhau về mặt thời gian, có người hết ngay sau khi chải răng sạch sẽ, nhưng có người dù chải răng và vệ sinh răng miệng kỹ vẫn không thể hết mùi được và kéo dài trong nhiều ngày.

Hôi miệng có lây không, phương pháp điều trị hôi miệng thế nào?

Trong tất cả những nguyên nhân gây hôi miệng trên đều xuất phát từ các vấn đề thông thường, không phải do virus gây ra nên được xem là bệnh không lây. Cho nên bạn không cần phải băn khoăn đến vấn đề hôi miệng có lây không.

Cách khắc phục tốt nhất chứng bệnh này là phải trị dứt được nguyên nhân. Nếu bị bệnh bên trong cơ thể chỉ cần chữa khỏi thì mùi sẽ tự động hết. Nếu nguyên nhân nằm ở khoang miệng thì cần biết chính xác là do cao răng, do sâu răng, viêm nướu, nha chu hay đơn thuần chỉ là do mảng bám trên răng, trên lưỡi và ở gần cổ họng.

Để loại bỏ triệt để các vấn đề ở răng miệng, không có cách nào tốt và hiệu quả hơn là nhờ đến bác sỹ nha khoa.

Cho nên, tốt nhất, bạn có thể đưa người thân đến Nha khoa Hoàn Mỹ, bác sĩ nha khoa sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Bé bị sâu răng có nên nhổ không?

Thưa bác sỹ. Bé nhà em năm nay 4 tuổi nhưng có mấy chiếc răng hàm đã bị sâu và vỡ khá nhiều. Chỗ răng sâu thi thoảng lại đau nhức khiến cháu không ăn uống được. Em lo quá không biết là bé bị sâu răng sữa như thế có phải nhổ không thưa bác sỹ. Và nếu nhổ thì có ảnh hưởng đến mọc răng sau này không ạ? Mong bác sỹ tư vấn giúp ạ. (Thanh Nga – Phan Rang, Ninh Thuận).

Trả lời :

Chào bạn Thanh Nga!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Thông thường giai đoạn đầu rất dễ để bé bị sâu răng sữa do trẻ chưa biết cách giữ gìn vệ sinh răng miệng. Việc bé bị sâu răng sữa có nên nhổ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của cháu. Tuy nhiên, việc điều trị là cần thiết bởi nếu răng sâu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rụng răng sớm và chính răng bị rụng này sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong mọc răng vĩnh viễn sau này.

Thông thường trong điều trị nha khoa thì yếu tố bảo tồn răng được đặt lên hàng đầu. Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn liên quan đến tính thẩm mỹ.

Răng sữa bị sâu có nên hàn trám lại không?

Nếu răng của cháu đang bị sâu thì có thể trám lại hoặc điều trị tủy rồi trám lại thì không nên nhổ. Đặc biệt, đối với các răng sữa số 4 và số 5, bạn nên cố gắng điều trị răng sâu để giữ lại. Hàn trám có thể tiến hành đối với răng sữa, thao tác khá đơn giản mà không gây đau nhức quá nhiều.

Việc bạn cần làm ngay là đưa bé đến trung tâm nha khoa để được thăm khám kịp thời. Sau khi kiểm tra cụ thể tình trạng răng sâu của bé, bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần có định hướng, hướng dẫn cho bé chăm sóc răng miệng hàng ngày để hạn chế tối đa tình trạng răng sâu.

Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến răng sữa bị sâu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hotline 0943 776699 hoặc điền vào form câu hỏi tư vấn dưới đây. Chúng tôi sẽ có hồi âm sớm và chi tiết nhất cho bạn.

>>> Xem thêm: hàn răng có ảnh hưởng gì không

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Cách chữa hôi miệng đơn giản hiệu quả tại nhà

Hôi miệng là một bệnh khiến nhiều người khó chịu, cũng không ít từ bỏ công việc yêu thích, không muốn kết bạn bời vì mắc phải bệnh quái ác này. Hôi miệng không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh và khiến những người xung quanh khó chịu vì mùi hôi bốc ra từ miệng bạn. Vậy có cách điều trị chứng hôi miệng đơn giản tại nhà nào không? Đừng quá lo lắng nhé bạn, hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những cách chữa hôi miệng vô cùng hiệu quả. Cùng đón xem nhé!

Điều gì khiến bạn mắc phải hôi miệng?

Nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải căn bệnh quái ác này chính là từ miệng, miệng là nguồn gốc phát sinh nhiều nguyên nhân khác, từ đó khiến các vi khuẩn trong miệng bạn đang ” lộc hành” tạo nên mùi hôi khó chịu này. Vậy nguyên nhân từ đâu?

+ Thói quen uống rượu, bia, thuốc lá
+ Ăn những thực phẩm có mùi nồng, như tỏi, hành,..
+ Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
+ Thức ăn còn bám trên các kẻ răng
+ Lưỡi bị viêm
+ Nhiễm trùng bướu răng
+ Miệng thiếu nước
+ Bị sâu răng
+ Mắc các bệnh đường ruột, dạ dày, thực quản
+ Thay đổi kích thích tố ở phụ nữ trong ngày rụng trứng, kinh nguyệt

Cách chữa trị hôi miệng đơn giản tại nhà

Chữa hôi miệng với chanh tươi
Chanh được đến là loại trái dùng nước uống rất tốt trong việc giải nhiệt, nước uống bổ dưỡng cho những ngày hè nóng nực, ngoài ra chanh còn được dùng để chữa hôi miệng hiệu quả. Chỉ với 1 trái chanh, bạn có thể mua nó ở bất kì đâu ngoài chợ là bạn đánh bay mùi hôi khó chịu kia, giúp bạn có hơi thơm mát.

Chanh có tính axit rất mạnh, chính vì thế mà chanh có thể đánh bay các vi khuẩn bám trong miệng ra ngoài, với cách đơn giản bạn chỉ cần vắt 1 trái chanh xúc miệng mỗi sáng khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, xúc sạch miệng rồi xúc lại với nước lạnh. Thường xuyên áp dụng cách chữa hôi miệng đơn giản với chanh trong 1 tuần là bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ và không còn lo ngại về mùi hôi kia nữa.

Chữa hôi miệng với gừng
Gừng là gia vị trong các bữa ăn gia đình, với tính cay, nóng gừng giúp món ăn khử mùi tanh, loại bỏ các độc tố có trong thực phẩm. Không những có giá trị về dinh dưỡng mà còn trong y học, gừng được biết đến trong các bài thuốc dân gian chữa trị vô cùng hiệu quả, trong đó có thể chữa bệnh hôi miệng.

Tinh dầu gừng có tác dụng trong việc chữa trị hôi miệng rất tuyệt vời, chỉ vài ngày là bạn đã đánh bay mùi hôi thối khó chịu kia. Chỉ cần rửa sạch gừng, thái mỏng sau đó cho vào ấm nước đun sôi cho tinh dầu hòa tan trong nước tạo thành nước gừng. Để nước nguội rồi dùng nước xúc miệng mỗi ngày 3 đến 5 lần mỗi ngày, lưu ý nên nhổ nước xúc nhé. Ngoài ra, bạn có thể cho vài giọt ong nguyên chất vào nước gừng để dễ xúc và hiệu quả chữa hôi miệng từ mật ong cũng rất tốt.

Uống nhiều nước
Nước là yếu tố không thể thiếu đối với cơ thể, con người có thể nhịn ăn nhưng không bao giờ nhịn khát được, nước đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể hoạt động sự sống. Cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ chữa hôi miệng tuyệt vời mà còn chữa nhiều bệnh, còn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư.

Khi thiếu nước, miệng bạn hay khô, đây chính là nguyên nhân khiến hơi thở bạn thấy khó chịu, bởi khi miệng khô sẽ khó tiết ra nước bọt, mà trong nước bọt chứa nhiều enzim giúp diệt vi khuẩn trong răng miệng. Chính vì thế mà bạn cần bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày, tránh để miệng khô để vi khuẩn hoạt động.

Ngoài những cách chữa trị bệnh hôi miệng đơn giản tại nhà trên, trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm chữa hôi miệng, để lựa chọn sản phẩm chất lượng, có thể chữa trị triệt để cũng là điều khó khăn với mọi người. Để có thể chữa hôi miệng hiệu quả, bạn có thể thử nghiệm với Tỳ Bách Thảo, đây là sản phẩm được chiết xuất ới thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên Tỳ Bách Thảo gồm những thành phần tữ nhiên như Sa sâm, Bạch Linh, Mạch nha, Sanh kỳ , Cam thảo, Trần bì, Thảo quả, Huỳnh bá, Mộc hương… giúp hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh hôi miệng và các triệu chứng liên quan (như hôi miệng, ợ chua, trào ngược dịch dạ dày, viêm thực quản trào ngược) và được các chuyên gia y tế khuyên dùng.

>>> xem thêm: cách chữa hôi miệng tận gốc

Hôi miệng là bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh và cũng có nhiều cách để chữa trị, vì thể mọi người đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần, đến công việc, cuộc sống riêng của mình nhé. Hi vọng với bài viết cách chữa trị bệnh hôi miệng đơn giản tại nhàsẽ giúp ích bạn trong việc chữa trị căn bệnh quái ác, khó chịu này. Chúc mọi người sớm lấy lại cho mình hơi thở thơm mát nhé!

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền?

Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Không biết trám răng thẩm mỹ cho răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền thưa bác sỹ? Em có mấy chiếc răng cửa bị sâu đã lâu nhưng chưa đi điều trị. Ban đầu răng chỉ thi thoảng đau một chút nhưng gần đây thì đau nhức khá nhiều và có khi buốt nhói lên tận óc khiến em không thể ngủ được. Em sợ răng mình bị viêm tủy rồi nên muốn đi trám. Cảm ơn bác sỹ ạ! (Thanh Trà – Bắc Ninh).

Trả lời :

Chào bạn Thanh Trà !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Theo như tình trạng răng miệng mà bạn mô tả thì có thể bạn đã bị viêm tủy khi tình trạng sâu răng nghiêm trọng nhưng không được điều trị triệt để.

Tủy răng là phần nằm trong cùng của răng. Hệ thống ống tủy chứa tủy răng kéo dài từ mão răng đến chân răng chứa các mạch máu nuôi dưỡng răng cũng như các dây thần kinh giúp cho răng cảm nhận được những kích thích từ bên ngoài. Áp xe là túi mủ hình thành ở cuối ống tủy, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe xương ổ răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận trên cung hàm rất nguy hiểm. Do đó, sau khi thăm khám, nếu xác định bạn bị viêm tủy thì nha sỹ sẽ tiến hành điều trị nội nha lấy tủy để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Sau khi mở tủy, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ bằng tay hay bằng máy để lấy sạch tuỷ răng, vi khuẩn, tạo hình ống tuỷ đồng thời kết hợp với việc bơm rửa nhiều lần. Bác sĩ sẽ phải làm sạch, tạo hình tới đúng chiều dài chân răng, đảm bảo không còn mô tuỷ hay vi khuẩn còn sót lại trong ống tuỷ. Tiếp đó, nha sỹ sẽ tiến hành đặt thuốc sát khuẩn buồng tủy sau khi đã lấy hết các mô bệnh.

>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ là gì

Chúng tôi xin cung cấp cho bạn một bảng giá trám răng sâu điều trị tủy tại Nha khoa Hoàn Mỹ như sau:

Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền

GÓI DỊCH VỤ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ (VNĐ)
Răng 1 ống tủy 1 răng 500.000 – 700.000
Răng nhiều ống tủy 1 răng 1.200.000 – 1.500.000
Điều trị tủy lại 1 răng 1.000.000 – 1.500.000

Răng sau khi điều trị tủy cần được trám bít lại để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh trở lại trên răng cũng như giúp bảo tồn răng một cách tối đa bởi răng đã lấy tủy thì không còn khỏe mạnh như ban đầu, dễ giòn vỡ khi chịu tác động từ bên ngoài. Nếu không được hàn trám, bọc chụp bảo vệ thì sau một thời gian có thể xảy ra hiện tượng sừng hóa các mô răng, làm suy giảm chức năng cũng như tuổi thọ của răng. Mức giá trám răng cửa bị sâu đến tủy tại nha khoa Hoàn Mỹ dao động từ 150.000-300.000 đồng. Trong trường hợp phần mô răng của bạn bị vỡ, tổn thương nhiều thì tốt nhất nên bọc sứ để bảo tồn răng được tốt hơn.

Bên cạnh khả năng bạn bị viêm tủy thì chúng tôi cũng xin nếu ra cho bạn một nhận định nếu răng bị sâu nặng thôi thì không cần thiết phải lấy tủy mà chỉ cần điều trị răng sâu, sau đó tiến hành hàn trám răng. Chi phí hàn răng sâu tại Nha khoa Hoàn Mỹ hiện nay là 500.000 đồng/răng.

>>> tham khảo: trám răng bị vỡ

Việc thăm khám của nha sỹ là điều cần thiết để xác định cụ thể tình trạng răng miệng của bạn cũng như đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất. Do đó, bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt để thăm khám và tư vấn Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Cách điều trị viêm chân răng có mủ

Viêm chân răng có mủ là một dấu hiệu thường xuyên của các bệnh lý răng miệng. Khi chân răng chảy mủ âm ỉ sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng đi kèm. Và khi có xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu chân răng chứng tỏ bệnh lý răng miệng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và cần phải chữa trị gấp. Nếu không để về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng và gây mất răng.

Dấu hiệu chân răng có mủ do nhiều nguyên nhân trong đó do hai nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là do răng bị mắc bệnh nha chu.

Thứ hai do răng bị tổn thương tủy và làm tủy bị viêm nhiễm.

Lý do làm xuất hiện hai căn bệnh trên là do chúng ta vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, không đúng cách, làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển, trú ẩn tận sâu trong các kẽ chân răng. Lâu ngày, khi sức khỏe chúng ta đi xuống do lao động hoặc do stress, lúc bấy giờ vi khuẩn bắt đầu hoạt động và gây nên các ca viêm nhiễm sâu tận chân răng. Gây ra các bệnh lý và xuất hiện các dấu hiệu của các bệnh lý như chảy mủ chân răng, chảy máu nướu, tụt lợi chân răng

Để hạn chế cũng như điều trị được tình trạng này nha khoa Hoàn Mỹ hướng dẫn bạn thực hiện các cách sau:

 Cách điều trị chân răng có mủ

♦   Để điều trị tình trạng chân răng có mủ trước tiên bạn phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và thường xuyên hàng ngày. Ngoài việc đánh răng một ngày ít nhất 2 làn bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các vụn bẩn do thức ăn bám vào từ sâu trong các kẽ chân răng mà bàn chải đánh răng không thể với tới được. Nếu để khoang miệng thật sạch sẽ thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng bằng dung dịch muối được bán nhiều và đa dạng ở các nhà thuốc Tây.

♦   Ngoài việc làm sạch răng miệng mỗi ngày bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và nhằm phát hiện ra tình trạng bị tụt lợi sớm nhất. Từ đó có được biện pháp điều trị kịp thời.

♦   Nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng thường ngày. Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất giàu vitamin để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cũng như cho răng miệng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây nóng, hoặc các thực phẩm có nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây tổn thương cho răng miệng.

♦   Chú ý đi lấy cao răng thường xuyên 3 tháng một lần. Và nên chọn cho mình một trung tâm nha khoa cũng như một nha sĩ có tay nghề để kiểm tra thường xuyên.

>>> Xem thêm: mảng bám trên răng

Nếu răng đã có dấu hiệu của mủ thì nên tới bác sĩ để được khám và dùng thuốc bôi, uống theo chỉ định cảu bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc tại các nhà thuốc tây mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Triệu chứng của bệnh viêm chân răng

Hiện tượng hôi miệng, sưng nề núm lợi, đỏ tấy, chảy máu khi chải răng, đau nhức đó là một số triệu trứng viêm chân răng tiêu biểu có thể bạn đang mắc phải chứng bệnh viêm chân răng hay còn gọi là bệnh viêm quanh răng.

Viêm quanh răng có rất nhiều loại như:

- vôi răng là gì

– Viêm quanh răng mạn tính người lớn.

– Viêm quanh răng tiến triển nhanh.

– Viêm quanh răng sớm, trong đó có: Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì và viêm quanh răng tuổi trẻ.

– Viêm lợi loét hoại tử viêm quanh răng

– Viêm quanh răng HIV/AIDS.

Một số triệu trứng của viêm chân răng là:

- trị chứng hôi miệng

Thời kỳ đầu: Bệnh âm ỉ, kéo dài, bệnh nhân thấy viêm ở lợi và ngứa, chảy máu khi chải răng, thỉnh thoảng thấy răng lung lay; có người thấy răng cửa trên thưa dần và đẩy ra trước, miệng hôi.

Thường bệnh nhân tự điều trị. Khám thấy bệnh ở một vùng hoặc cả hàm hoặc hai hàm, lợi viêm mạn tính, túi lợi sâu trên 3mm, răng lung lay nhẹ. X-quang thấy có tiêu mào xương ổ răng. Trong thời kỳ này nếu điều trị tại chỗ và vệ sinh răng miệng tốt thì bệnh sẽ giảm dần và chấm dứt.

Thời kỳ viêm nặng thường gặp ở người từ 45 tuổi các triệu chứng ồ ạt hơn thời kỳ đầu, đặc biệt là miệng hôi nhiều, ấn lợi vùng răng bệnh thấy có mủ chảy ra, răng lung lay nhiều, đau nhiều răng và răng di chuyển nhiều.

Khám thấy lợi viêm mạn tính; túi quanh răng trên 5mm, răng lung lay, lợi co, hở cổ và chân răng, răng bị di lệch.

Ở giai đoạn này có đầy đủ các triệu chứng điển hình của viêm quanh răng, đó là: viêm lợi mạn tính; túi quanh răng sâu, có mủ; lợi co hở cổ và chân răng; răng lung lay và di chuyển, chảy máu răng liên tục. X-quang có tiêu xương ổ răng, tiêu ngang và tiêu dọc.

Tiến triển: Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng và mất răng hàng loạt. Điều trị kịp thời bệnh sẽ ổn định và phục hồi chức năng ăn nhai. Nhưng ở người viêm quanh răng nặng kèm bệnh toàn thân (như đái tháo đường) thì tiên lượng xấu, khó giữ răng được lâu.