Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền?

Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Không biết trám răng thẩm mỹ cho răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền thưa bác sỹ? Em có mấy chiếc răng cửa bị sâu đã lâu nhưng chưa đi điều trị. Ban đầu răng chỉ thi thoảng đau một chút nhưng gần đây thì đau nhức khá nhiều và có khi buốt nhói lên tận óc khiến em không thể ngủ được. Em sợ răng mình bị viêm tủy rồi nên muốn đi trám. Cảm ơn bác sỹ ạ! (Thanh Trà – Bắc Ninh).

Trả lời :

Chào bạn Thanh Trà !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Theo như tình trạng răng miệng mà bạn mô tả thì có thể bạn đã bị viêm tủy khi tình trạng sâu răng nghiêm trọng nhưng không được điều trị triệt để.

Tủy răng là phần nằm trong cùng của răng. Hệ thống ống tủy chứa tủy răng kéo dài từ mão răng đến chân răng chứa các mạch máu nuôi dưỡng răng cũng như các dây thần kinh giúp cho răng cảm nhận được những kích thích từ bên ngoài. Áp xe là túi mủ hình thành ở cuối ống tủy, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây áp xe xương ổ răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận trên cung hàm rất nguy hiểm. Do đó, sau khi thăm khám, nếu xác định bạn bị viêm tủy thì nha sỹ sẽ tiến hành điều trị nội nha lấy tủy để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Sau khi mở tủy, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ bằng tay hay bằng máy để lấy sạch tuỷ răng, vi khuẩn, tạo hình ống tuỷ đồng thời kết hợp với việc bơm rửa nhiều lần. Bác sĩ sẽ phải làm sạch, tạo hình tới đúng chiều dài chân răng, đảm bảo không còn mô tuỷ hay vi khuẩn còn sót lại trong ống tuỷ. Tiếp đó, nha sỹ sẽ tiến hành đặt thuốc sát khuẩn buồng tủy sau khi đã lấy hết các mô bệnh.

>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ là gì

Chúng tôi xin cung cấp cho bạn một bảng giá trám răng sâu điều trị tủy tại Nha khoa Hoàn Mỹ như sau:

Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền

GÓI DỊCH VỤ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ (VNĐ)
Răng 1 ống tủy 1 răng 500.000 – 700.000
Răng nhiều ống tủy 1 răng 1.200.000 – 1.500.000
Điều trị tủy lại 1 răng 1.000.000 – 1.500.000

Răng sau khi điều trị tủy cần được trám bít lại để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh trở lại trên răng cũng như giúp bảo tồn răng một cách tối đa bởi răng đã lấy tủy thì không còn khỏe mạnh như ban đầu, dễ giòn vỡ khi chịu tác động từ bên ngoài. Nếu không được hàn trám, bọc chụp bảo vệ thì sau một thời gian có thể xảy ra hiện tượng sừng hóa các mô răng, làm suy giảm chức năng cũng như tuổi thọ của răng. Mức giá trám răng cửa bị sâu đến tủy tại nha khoa Hoàn Mỹ dao động từ 150.000-300.000 đồng. Trong trường hợp phần mô răng của bạn bị vỡ, tổn thương nhiều thì tốt nhất nên bọc sứ để bảo tồn răng được tốt hơn.

Bên cạnh khả năng bạn bị viêm tủy thì chúng tôi cũng xin nếu ra cho bạn một nhận định nếu răng bị sâu nặng thôi thì không cần thiết phải lấy tủy mà chỉ cần điều trị răng sâu, sau đó tiến hành hàn trám răng. Chi phí hàn răng sâu tại Nha khoa Hoàn Mỹ hiện nay là 500.000 đồng/răng.

>>> tham khảo: trám răng bị vỡ

Việc thăm khám của nha sỹ là điều cần thiết để xác định cụ thể tình trạng răng miệng của bạn cũng như đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất. Do đó, bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt để thăm khám và tư vấn Trám răng cửa bị sâu đến tủy hết bao nhiêu tiền. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Cách điều trị viêm chân răng có mủ

Viêm chân răng có mủ là một dấu hiệu thường xuyên của các bệnh lý răng miệng. Khi chân răng chảy mủ âm ỉ sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng đi kèm. Và khi có xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu chân răng chứng tỏ bệnh lý răng miệng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và cần phải chữa trị gấp. Nếu không để về lâu dài sẽ gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng và gây mất răng.

Dấu hiệu chân răng có mủ do nhiều nguyên nhân trong đó do hai nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất là do răng bị mắc bệnh nha chu.

Thứ hai do răng bị tổn thương tủy và làm tủy bị viêm nhiễm.

Lý do làm xuất hiện hai căn bệnh trên là do chúng ta vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, không đúng cách, làm vi khuẩn có điều kiện để phát triển, trú ẩn tận sâu trong các kẽ chân răng. Lâu ngày, khi sức khỏe chúng ta đi xuống do lao động hoặc do stress, lúc bấy giờ vi khuẩn bắt đầu hoạt động và gây nên các ca viêm nhiễm sâu tận chân răng. Gây ra các bệnh lý và xuất hiện các dấu hiệu của các bệnh lý như chảy mủ chân răng, chảy máu nướu, tụt lợi chân răng

Để hạn chế cũng như điều trị được tình trạng này nha khoa Hoàn Mỹ hướng dẫn bạn thực hiện các cách sau:

 Cách điều trị chân răng có mủ

♦   Để điều trị tình trạng chân răng có mủ trước tiên bạn phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và thường xuyên hàng ngày. Ngoài việc đánh răng một ngày ít nhất 2 làn bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các vụn bẩn do thức ăn bám vào từ sâu trong các kẽ chân răng mà bàn chải đánh răng không thể với tới được. Nếu để khoang miệng thật sạch sẽ thì bạn nên dùng thêm nước súc miệng bằng dung dịch muối được bán nhiều và đa dạng ở các nhà thuốc Tây.

♦   Ngoài việc làm sạch răng miệng mỗi ngày bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên và định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và nhằm phát hiện ra tình trạng bị tụt lợi sớm nhất. Từ đó có được biện pháp điều trị kịp thời.

♦   Nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng thường ngày. Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất giàu vitamin để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể cũng như cho răng miệng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây nóng, hoặc các thực phẩm có nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây tổn thương cho răng miệng.

♦   Chú ý đi lấy cao răng thường xuyên 3 tháng một lần. Và nên chọn cho mình một trung tâm nha khoa cũng như một nha sĩ có tay nghề để kiểm tra thường xuyên.

>>> Xem thêm: mảng bám trên răng

Nếu răng đã có dấu hiệu của mủ thì nên tới bác sĩ để được khám và dùng thuốc bôi, uống theo chỉ định cảu bác sĩ. Không nên tùy tiện mua thuốc tại các nhà thuốc tây mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Triệu chứng của bệnh viêm chân răng

Hiện tượng hôi miệng, sưng nề núm lợi, đỏ tấy, chảy máu khi chải răng, đau nhức đó là một số triệu trứng viêm chân răng tiêu biểu có thể bạn đang mắc phải chứng bệnh viêm chân răng hay còn gọi là bệnh viêm quanh răng.

Viêm quanh răng có rất nhiều loại như:

- vôi răng là gì

– Viêm quanh răng mạn tính người lớn.

– Viêm quanh răng tiến triển nhanh.

– Viêm quanh răng sớm, trong đó có: Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì và viêm quanh răng tuổi trẻ.

– Viêm lợi loét hoại tử viêm quanh răng

– Viêm quanh răng HIV/AIDS.

Một số triệu trứng của viêm chân răng là:

- trị chứng hôi miệng

Thời kỳ đầu: Bệnh âm ỉ, kéo dài, bệnh nhân thấy viêm ở lợi và ngứa, chảy máu khi chải răng, thỉnh thoảng thấy răng lung lay; có người thấy răng cửa trên thưa dần và đẩy ra trước, miệng hôi.

Thường bệnh nhân tự điều trị. Khám thấy bệnh ở một vùng hoặc cả hàm hoặc hai hàm, lợi viêm mạn tính, túi lợi sâu trên 3mm, răng lung lay nhẹ. X-quang thấy có tiêu mào xương ổ răng. Trong thời kỳ này nếu điều trị tại chỗ và vệ sinh răng miệng tốt thì bệnh sẽ giảm dần và chấm dứt.

Thời kỳ viêm nặng thường gặp ở người từ 45 tuổi các triệu chứng ồ ạt hơn thời kỳ đầu, đặc biệt là miệng hôi nhiều, ấn lợi vùng răng bệnh thấy có mủ chảy ra, răng lung lay nhiều, đau nhiều răng và răng di chuyển nhiều.

Khám thấy lợi viêm mạn tính; túi quanh răng trên 5mm, răng lung lay, lợi co, hở cổ và chân răng, răng bị di lệch.

Ở giai đoạn này có đầy đủ các triệu chứng điển hình của viêm quanh răng, đó là: viêm lợi mạn tính; túi quanh răng sâu, có mủ; lợi co hở cổ và chân răng; răng lung lay và di chuyển, chảy máu răng liên tục. X-quang có tiêu xương ổ răng, tiêu ngang và tiêu dọc.

Tiến triển: Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng và mất răng hàng loạt. Điều trị kịp thời bệnh sẽ ổn định và phục hồi chức năng ăn nhai. Nhưng ở người viêm quanh răng nặng kèm bệnh toàn thân (như đái tháo đường) thì tiên lượng xấu, khó giữ răng được lâu.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Một số cách làm giảm ê buốt răng nhanh chóng

Răng ê buốt chính là do độ nhạy cảm của răng đối với những loại thực phẩm có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường. Nếu tình trạng răng bị ê buốt không được chữa trị và khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng của bạn.
Để khắc phục tình trạng này nha khoa Hoàn Mỹ mách nhỏ bạn một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng. 
Cách làm răng hết ê buốt nhanh chóng chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt mỗi khi tiếp xúc với các đồ ăn có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường là do men răng không được tốt. Có thể men răng bạn đang bị tổn thương hoặc có thể men răng bị lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do răng bị vỡ, sứt, mẻ…Cũng có thể nguyên nhân do bạn ăn các món ăn có độ cứng trong một thời gian dài, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit, loại loại trái cây chua chứa nhiều vitamin C cũng có thể làm răng nhạy cảm cảu bạn bị tổn thương.

Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách là cách bảo vệ răng miệng tự nhiên tốt nhất, an toàn nhất . Giúp làm giảm tình trạng mòn men răng làm lộ ngà răng gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống. Đặc biệt, bảo vệ răng miệng tốt giúp hạn chế tình trạng tụt nướu gây những tổn thương không đáng có cho răng.
Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, những loại kem đánh răng phù hợp có đầy đủ các hoạt chất làm trắng răng và là răng chắc khỏe để bảo vệ tốt hàm răng của mình.
- cách chữa đau nhức răng hiệu quả
Dùng gel chữa ê buốt
Dùng gel chữa ê buốt là một liệu pháp được nhiều người sử dụng bỏi hiệu quả cực nhanh sau đó. Hiện nay tại các nhà thuốc có bán tràn lan rất nhiều loại gel giúp giảm cảm giác ê buốt răng của nhiều nhãn hàng với nhiều thể loại khác nhau . Nhưng liệu pháp này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng tỏi
Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể triệt để được cơn đau ê buốt cảu hàm răng. Trong thành phần của tỏi có chứa fluor và allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng. bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. bạn sẽ thấy hiệu quả sau đó.
- làm thế nào để hết ê buốt răng
Súc miệng bằng nước muối
Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng từ ngàn đời nay. Bạn chỉ cần hòa loãng nước muối và ngâm dung dịch này trong khoảng 3 phút. Một ngày có thể ngậm nhiều lần tình trạng ê buốt răng cảu bạn sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Những biện pháp trên là một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng. Để triệt để được tình trạng răng bị ê buốt thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị triệt để nhé.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Bị tụt lợi có chữa được dứt điểm không

Xin chào bác sĩ nha khoa Hoàn Mỹ!
Gần đây tôi hay bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc khi xỉa tăm chỉ đụng chạm nhẹ vào nướu cũng làm chảy máu. Lợi thì bị tụt xuống làm lộ ra chân răng. Tôi đang rất lo lắng, bác sĩ cho tôi hổi bị tụt lợi có chữa được không ? và nó có gây nguy hiểm gì không ?. Tôi xin cám ơn.
Ngọc Hà ( Cầu Giấy - Hà Nội )
Trả lời.
Nha khoa Hoàn Mỹ cám ơn bạn Ngọc Hà đã tin tưởng và chia sẽ thắc mắc với chúng tôi. Bạn đang băn khoăn về tình trạng răng miệng của mình và bạn đang muốn biết liệu bị tụt lợi có chữa được không ?. Nha khoa Hoàn Mỹ có lời giải đáp cho bạn như sau :
>> mảng bám trên răng
Bị tụt lợi hay còn có tên gọi khác là bị tụt nướu là tình trạng răng bạn đang mất dần đi lớp xi – mang tạo sự kết dính giữa lợi vầ chân răng. Khi bị tụt nướu nó làm cho chân răng bị lỗ rõ ra bề mặt, nướu bị mòn và gây chảy máu khi có những tác động nhỏ hoặc có những kích thích. Nặng hơn nó còn gây ra những cơn đau ê buốt, gây nên những cảm giác rất khó chịu. Vì thế người bệnh thường rất hoang mang lo lắng.

Để điều trị được tình trạng tụt lợi thì bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao mình bị tụt lợi. Như trong trường hợp của bạn, theo bạn kể : Bạn hay bị chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc khi xỉa tăm…điều này có thể khẳng định là bạn đã bị viêm lợi hoặc viêm quanh răng, dẫn tới tình trạng chảy máu. Và viêm lợi, viêm quanh răng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tụt lợi. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây tình trạng tụt lợi. Khi bị tụt lợi trông vào hàm răng của bạn rất mất thẩm mỹ do chân răng bị lộ ra ngoài cảm giác như răng dài ra và trông nó không đồng đều, rất khấp khểnh. Nếu bệnh tụt lợi không được điều trị sớm nó sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn như răng bị lung lay dẫn tới mất răng.
Để trả lời thắc mắc : “Răng bị tụt lợi có chữa được không ?” Nha khoa Hoàn Mỹ khẳng định là có thể chữa được triệt để tình trạng tụt lợi nếu bạn biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh nhé.
Bạn nên đi khám nha khoa để được bác sĩ xác định rõ ràng nguyên nhân và tư vấn cũng như đưa ra cách điều trị kịp thời và thích hợp nhất.
Thường nếu nguyên nhân gây tụt lợi ở bạn là do bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp nha khoa để điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng.. Còn nếu do nguyên nhân khác thì bác sĩ sẽ có phương pháp tư vấn cũng như liệu pháp để giúp bạn điều trị bệnh tụt nướu.
- cách làm sạch cao răng tại nhà
hiện nay tại nha khoa Hoàn Mỹ có sử dụng nhiều biện pháp hiệu quả để chữa bệnh tụt lợi, trong đó các biện pháp thường được lựa chọn sử dụng nhất là bôi thuốc hoặc dùng laser để điều trị. Với tình trạng của bạn thì bạn nên tới nha khoa sớm để được điều trị kịp thời, tránh để cho bệnh phát triển nặng hơn và phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nhé

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Làm răng giảm ê buốt đơn giản tại nhà

Dù không thể chữa ê buốt răng dứt điểm bằng những cách thông thường, nhưng trong điều kiện bạn chưa thể đi khám được thì có thể tìm cách giảm ê buốt răng ngay tại nhà. Chỉ với những nguyên liệu thông dụng nhất bạn cũng có thể khiến cho cơn ê nhức khó chịu ở răng dịu đi nhanh chóng.
>> làm thế nào để hết ê buốt răng
1. Thực phẩm – thần dược giảm ê buốt răng
Bạn có thể tìm thấy trong nhà bếp khá nhiều gia vị và thực phẩm hữu ích không chỉ với da dẻ mà còn với những chiếc răng, đặc biệt là công dụng giảm ê buốt răng.
Tỏi là vị thuốc đầu tiên cho cơn đau răng, ê buốt. Trong tỏi tươi có những hoạt tính có thể làm giảm cảm giác bị kích ứng trên răng. Tuy nhiên, muốn áp dụng chữa ê buốt hiệu quả, bạn cần phải nướng tỏi nguyên tép cho vàng lớn vỏ ngoài, sau đó cắn lên răng trong khoảng 20 phút. Hoạt chất của tỏi và độ ấm nóng tỏa ra sẽ làm dịu cơn ê răng hiệu quả.
Gừng tươi cũng có công dụng giảm ê buốt răng tương tự. Bạn hãy đập dập vừa phải miếng gừng và cắn lên chỗ răng bị ê buốt. Để như thế cho đến khi hết thấy đau nhức.
Lá lốt hẳn không xa lạ nhưng có thể bạn chưa biết đến công dụng chữa ê buốt răng hiệu quả của nó. Trong lá lốt có hoạt tính chống bào mòn răng và giảm ê tức thời khá công hiệu. Chỉ cần nhai nhỏ lá và đắp lên răng ở vị trí bị ê buốt, nhạy cảm sẽ dứt ngay.
Trà xanh cũng là vị thuốc tốt trong tình huống này. Trong là trà có hoạt chất kháng khuẩn, có tannic công dụng làm giảm tác động của các chất hòa tan canxi, nên dùng trà xanh hàng ngày để tránh các tác động làm mòn men răng hiệu quả.
Các cách làm răng hết ê buốt này chỉ có tác dụng tức thời ngay tại lúc bị ê buốt. Bệnh có thể phát lại vào lúc khác nên bạn cũng phải lặp lại mẹo này mỗi lần bị đau ê.

2. Mẹo vặt nhưng trị ê buốt hiệu quả
Viên dầu Vitamin E có thể trở thành thuốc trị ê buốt răng rất tốt. Trong dầu có các hoạt chất có khả năng phục hồi các mô xung quanh răng. Chỉ cần tráng dầu đều lên mặt răng bị ê buốt là có thể cảm cảm giác kích ứng cho răng.
Cách làm giảm ê buốt răng tại nhà hiệu quả 2Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ rất hữu ích với cơn ê buốt răng
Những viên đá nhỏ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ là “võ sỹ” giúp bạn đánh tan cơn ê nhức răng khó chịu. Đá lạnh sẽ làm tê liệt cảm giác của răng. Nhưng bạn nên cẩn thận với tình huống răng bị ê do mòn men. Hãy thử cách này bằng thao tác thật từ từ. Đá có thể làm giảm đau, nhưng với răng bị kích thích nóng lạnh thì dễ bị phản ứng ngược. Nên chạm viên đá vào răng từng chút một hoặc bọc vào trong khăn lông mỏng để vị lạnh thấm từ từ, răng không bị kích thích lạnh đột ngột.
Nước muối ấm cũng sẽ làm dịu cơn ê răng hiệu quả. Nhưng bạn lưu ý là chỉ dùng nước muối ấm, nếu nóng quá sẽ không những không giảm ê buốt răng mà còn gây ra phản ứng ngược lại không tốt cho răng.
3. Cách chữa đau nhức răng hiệu quả?
Những hướng dẫn trên đây đều là giải pháp tình huống tức thì, có tác dụng giảm ê chứ không thể chữa ê buốt dứt điểm được. Bạn có thể sử dụng các cách trên ngay tại nhà trong điều kiện chưa thể đi nha sỹ. Nhưng sau đó, nên tính đến giải pháp lâu dài hơn bằng việc đến khám tại phòng nha để được tái khoáng, được hướng dẫn dùng kem chống ê hoặc sử dụng tia laser để điều trị sâu bệnh lý này trong tình trạng nặng.
Ngoài ra, biện pháp bọc răng sứ cho những chiếc răng bị ê buốt cũng rất hiệu quả và có ý nghĩa đặc biệt với những trường hợp răng bị mất men nặng, khiến cho hình thể răng bị biến dạng. Bởi phương pháp này không chỉ có tác dụng cách ly bảo vệ răng mà còn giúp tạo hình lại hình thể răng đẹp hơn.
Công nghệ Răng sứ CT 5 chiều sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn có thể ngăn ê buốt và thẩm mỹ lại răng hiệu quả hơn. Công nghệ có 4 ưu điểm rất đáng kể sau đây:
– Tái tạo hình thể răng trùng khớp với răng thật về kích cỡ, tỷ lệ và các gờ rãnh trên thân răng.
 Hàm răng đẹp, có độ trong tự nhiên, không bị đục và bị đen viền nướu, giúp răng trông tự nhiên như răng thật
– Răng có thể đảm bảo ăn nhai bền chắc, đồng thời tạo lớp bảo vệ chắc chắn cho chiếc răng bị mòn men
– Thời gian phục hình nhanh chóng, chỉ cần 2 lần hẹn là hoàn tất nhưng có thể duy trì được rất lâu dài trên cung hàm.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Các phương pháp điều trị hôi miệng hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng là do những biến đổi trong khoang miệng của người bệnh khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng nhanh chóng. Do đó, để điều trị hôi miệng hiệu quả thì cách tốt nhất là loại bỏ vi khuẩn gây hại trong miệng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách
Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần trước và sau khi ngủ dậy. Không nên chải răng sau khi ăn vì như vậy răng và nướu có thể bị tổn thương do những tác động của thức ăn.
Chải răng thường xuyên là chưa đủ, bạn cần thực hiện chải răng đúng cách theo sự hướng dẫn của nha khoa. Thông thường khi sử dụng bàn chải, chúng ta đều chải theo hướng ngang và thời gian đánh răng thường chỉ tầm khoảng 1 phút. Đây là thói quen không tốt cho răng cần phải loại bỏ nếu bạn muốn chứng hôi miệng của mình thuyên giảm. Cần áp dụng nguyên tắc 3-3, chải răng trong vòng 3 phút và chải theo chiều dọc của răng để đem lại hiệu quả vệ sinh răng miệng cao nhất.
>> viêm chân răng có mủ
Chải răng kết hợp với nước súc miệng là cách hiệu quả để giảm đi mùi hôi trong miệng. Bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng hoặc dùng những loại nước súc miệng đặc trị. Đối với những người có thói quen ăn vặt thì nên súc miệng ngay sau mỗi lần ăn.
Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để loại bỏ thức ăn mắc kẹt ra khỏi những kẽ răng. Viêm nhiễm là nguyên nhân chính dẫn tới hôi miệng. Sử dụng tăm không cẩn thận có nhiều khả năng sẽ làm bạn chảy máu lợi, chân răng, nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến viêm nhiễm, gây viêm nướu và có thể dẫn tới viêm nha chu, gây nên mùi hôi khó chịu. Chỉ nha khoa với những ưu điểm vượt trội so với tăm truyền thống, với cấu tạo mềm, mỏng nhưng lại khá dai có thể len lỏi vào được những kẽ răng sâu nhất, chỉ nha khoa sẽ giúp bạn loại bỏ thức ăn mắc kẹt lại mà không gây nên những tổn thương trên bề mặt nướu.
 

Vệ sinh lưỡi sau khi chải răng là động tác rất quan trọng nhưng đa số chúng ta đều quên không thực hiện bước này. Lưỡi là nơi tập trung cặn của thức ăn thừa đọng lại sau mỗi bữa ăn, chúng ta thường quan sát thấy lưỡi chúng ta có một lớp màu trắng, đó chính là lớp thức ăn đã bị phân hủy gây nên mùi hôi trong miệng và hơi thở. Do đó, làm sạch lưỡi mỗi ngày là việc làm không thể thiếu để hạn chế mùi hôi. Bàn chải thông thường có cấu tạo mặt trước chải răng, mặt sau trải lưỡi. Cũng giống như răng, cần chải lưỡi nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bề mặt trên của lưỡi.
Lựa chọn bàn chải phù hợp với kích thước của răng và thay bản chải tối thiểu 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách chữa hôi miệng tận gốc
Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, các đồ chứa nhiều chất dính là kẻ thù không đội trời chung với răng miệng. Chất đường rất cần thiết đối với cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất đường sẽ khiến cho một lượng đường tồn đọng trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy tạo nên mùi hôi tại miệng.
Không nên sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu và các chất kích thích bởi các thành phần hóa học trong các loại sản phẩm này sẽ khiến cho men răng của bạn bị ảnh hưởng, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh.
Hạn chế sử dụng những thựcc phẩm gây nên mùi hôi ở miệng như: hành, kiệu, tỏi, mắm tôm, mắm tép…