Theo dõi kỹ càng và làm theo hướng dẫn của lịch tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi là việc mẹ cần đặt ưu tiên lên hàng đầu để bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh cho bé. Dưới đây là bài viết những lưu ý mà các bậc cha mẹ cần phải biết khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ 2 tháng tuổi.
Lưu ý trước khi tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi
Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá no trước khi tiêm bởi vì điều này sẽ gây khó khăn về hiệu quả của vắc xin mà bác sĩ tiêm vào. Nhưng cũng đừng vì thế mà để bé đói vì khi bé quá đói sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết khi tiêm.
Bố mẹ cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng có thể gặp.
Trước khi tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi, bố mẹ cũng cần chuẩn bị và mang theo đầy đủ hồ sơ, khai sinh và các giấy tờ liên quan của trẻ và quan trọng hơn hết là sổ tiêm chủng trước đó của bé.
Hơn nữa, ba mẹ đừng quên là báo ngay với bác sĩ tiêm ngừa cho bé để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, có bị suy dinh dưỡng hay không, hay là trẻ có mắc bệnh cấp tính khác hay không hoặc là có mắc những tiền sử bệnh tật như có bị vấn đề về tim mạch không, hoặc là có khả năng bị dị ứng với thuốc, thức ăn hay một loại hóa chất nào đó... hay không.
Đừng quên báo với bác sĩ nếu ba mẹ theo dõi bé có những dấu hiệu lạ, khác thường để bác sĩ kịp thời xử lí, tránh tình trạng dẫn đến quá nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Những lưu ý sau khi tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi
Sau khi trẻ tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi xong, các mẹ không nên đưa bé về nhà ngay mà hãy chờ khoảng từ 15-20 phút tại nơi tiêm ngừa để xem nếu có những trường hợp lạ, những dấu hiệu khác thường thì các bác sĩ kịp thời xử lí ngay.
Nếu như không có phản ứng gì bất thường với thuốc thì các mẹ có thể đưa bé về nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi thật kĩ xem trẻ liệu có sốt hay không, hoặc là có những biểu hiện bên ngoài da hay là những cử chỉ khác thường như là quấy khóc, đòi bú mẹ có như bình thường hay không, hoặc đi ngoài như thế nào, có khác hơn bình thường hay không.
Đặc biệt là với những người lần đầu tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên thì càng lưu ý cẩn thận, liệu bé có những triệu chứng khác thường hay không thì hãy lập tức đưa đến bác sĩ nhé!
Còn đối với những trẻ có cơ địa cực kì nhạy cảm thì sau khi tiêm có thể để lại vết tiêm có thể bị nổi cục cứng, sưng đỏ.
Tuy nhiên không vì thế mà các mẹ quá lo lắng bởi vì tình trạng này sẽ tự động biến mất ngay sau từ 6 đến 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau đó, các bậc cha mẹ nên theo dõi con em mình trong vòng 24 giờ tiếp theo sau khi tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi, nếu còn vết sưng thì nên chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da bé dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Bên cạnh đó còn có một số mẹo hữu ích khác dành cho các bà mẹ bỉm sữa như xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giúp giảm đau, sưng tấy cho trẻ.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các chuyên gia y tế không hề khuyến khích việc làm này bởi vì khi đắp lên rất có khả năng làm cho vết sưng nhiễm khuẩn, càng gây hại cho bé hơn khi mà vết thương chưa lành lại.
Nếu như bé có dấu hiệu lạ, bất thường như sốt nhẹ, từ 37 đến 38 độ C thì mẹ có thể sử dụng các cách như làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn vì đây cũng không phải là triệu chứng mà đáng lo ngại. Còn nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt thì có tác dụng nhanh hơn.
Nhưng nếu bé sốt quá cao và kéo dài liên tục thì bố mẹ nên đưa bé đến những bệnh viện hay trạm y tế gần nhất để điều trị kịp thời nhé. Bài viết này là những lưu ý cho việc tiêm chủng cho trẻ 2 tháng tuổi. Hy vọng nó thật sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét