Tiêm phòng đầy đủ hằng năm là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật và mạnh khỏe thế nhưng an toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế hoặc chuyên cần đi tiêm chủng mà nó còn phụ thuộc vào những lưu ý sau tiêm chủng để chúng ta có thể chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình sau khi tiêm chủng.
Những lưu ý sau tiêm chủng bạn nên biết
Đó là những điều quan trọng cần lưu ý sau tiêm chủng cho trẻ rất cần thiết cho chúng ta những người chăm sóc cho trẻ hay những bậc cha mẹ.
Những điều không nên làm sau tiêm chủng
Đó là không sử dụng thuốc không theo chỉ định của cán bộ y tế, bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt; chườm, đắp, bôi thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm, kể cả thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
Cũng nên lưu ý thêm, các bà mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Không có chống chỉ định tiêm vắc xin với các trẻ béo phì, các cháu suy dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần phải chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.
Sau khi trẻ được tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Trong vòng 1-2 ngày sau tiêm chủng, theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà về các dấu hiệu như tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Đồng thời quan sát trẻ thường xuyên, chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao (trên 39°C), co giật, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, phát ban…
Các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ
Sau khi trẻ được tiêm chủng phòng bệnh thì cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng cũng như triệu chứng khác. Gia đình cần phải có hiểu biết nhất định để phán đoán, lưu ý sau tiêm chủng những biểu hiện có liên quan đến việc tiêm chủng phòng bệnh hay có liên quan đến nguyên nhân khác.
- Nếu da của bé bị mẩn ngứa kéo dài sau khi tiêm phòng?
Nguyên nhân của hiện tượng này là trong một số loại vắc xin có chứa chất neomycin và polymicin gây kích thích mẩn ngứa cho trẻ. Với những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần hết sức thận trọng đối với trẻ có tiền sử da nhạy cảm.
- Co giật, tím tái, khó thở sau tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện bất thường khác nào về sức khỏe sau tiêm chủng hoặc khi phản ứng thông thường như: sốt, đau, hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc ...) kéo dài trên một ngày hoặc gia đình không yên tâm về sức khỏe của trẻ thì cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.
Như chúng ta cần phải tuân theo những lưu ý sau tiêm chủng cho trẻ là những thông tin trên để đảm bảo một cuộc sống lành mạnh cho trẻ nhỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét