Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Các biểu hiện viêm amidan ở trẻ em cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Việc hiểu rõ các biểu hiện viêm amidan ở trẻ em là điều vô cần thiết để cha mẹ bảo vệ trẻ trước những nguy cơ gây bệnh đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.

biểu hiện viêm amidan ở trẻ em

Bệnh Amidan ở trẻ em

Amidan (còn được gọi là hạnh nhân khẩu cái) là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan hình thành tuyến miễn cách tiêu diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp.

Bình thường mặt ngoài của amidan có màu hồng nhạt, trơn láng, hai amidan có thể tích nhỏ nằm sát 2 bên thành họng. Khi cơ thể phải chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm amidan. Bệnh amidan ở trẻ được phân thành 3 dạng:

Trẻ bị viêm amidan cấp

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy Các biểu hiện viêm amidan như: sốt cao, cảm giác ớn lạnh, đau họng, khó nuốt.

Trẻ bị viêm amidan có mủ

Thời tiết giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, amidan có cấu trúc nhiều ngăn, nhiều hốc nên vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ vón cục màu trắng, gây viêm tại chỗ.

Viêm amidan quá phát ở trẻ em

Amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần khiến amidan trở nên to hơn cấu trúc bình thường thì được gọi là viêm amidan quá phát. Bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát âm và giọng nói của trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan ở trẻ em

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể là chưa hoàn thiện, còn rất yếu nên dễ mắc các bệnh. Đặc biệt, các bệnh về đường hô hấp là dễ mắc phải nhất. Viêm amidan thường gặp phải ở trẻ do:

· Cấu trúc của amidan gồm nhiều khe hốc nên vi khuẩn cư ngụ rất nhiều và dễ tấn công vào đường họng nếu như không vệ sinh sạch sẽ.

· Thời tiết giao mùa khiến amidan phải hoạt động tối đa để bảo vệ họng khỏi tác nhân vi khuẩn, virus. Tuy nhiên ở trẻ amidan chưa hoàn thiện và không đủ sức khống chế nên trẻ dễ mắc hơn.

· Trẻ bị viêm họng mà không chữa dứt điểm dễ mắc viêm amidan hơn.

· Trẻ không được vệ sinh tay chân và miệng sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm ở vòm họng,...

Biểu hiện viêm amidan ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện viêm amidan ở trẻ em không giống nhau. Dưới đây là một số biểu hiện viêm amidan ở trẻ các bậc cha mẹ nên chú ý:

· Sốt toàn thân: trẻ bị viêm amidan thường hay bị sốt cao toàn thân lên tới 39 –40 độ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

· Amidan sưng tấy: Ngoài sốt cao biểu hiện viêm amidan ở trẻ còn thể hiện bởi amidan trong vòng họng sưng tấy, phì đại kích cơn đau có thể lan lên tai hoặc lên đầu.

· Bé khó thở: Amidan phì đại cản trở đường hô hấp khiến bé khó thở, thở gấp hoặc thở bằng miệng

· Họng nóng rát, nuốt đau: Vòm họng nóng rát khiến bé nuốt đau, vướng họng

· Xuất tiết dịch ở mũi, họng: Ngoài những biểu hiện viêm amidan ở trẻ kể trên thì ở mũi và họng của bé có thể xảy ra tình trạng xuất tiết chất dịch. Chất dịch này có thể loãng hay đặc, màu trắng hoặc vàng tuỳ theo từng mức độ mắc bệnh, khiến bé luôn ở trong tình trạng sụt sùi.

· Bị ho: Nếu bị viêm amidan trẻ có thể bị ho, cơn ho đứt quãng hoặc liên tục có thể là ho khan hoặc kèm theo đờm. Giọng thở khò khè, ngáy to vào ban đêm.

· Ngoài ra, hiện tượng hơi thở hôi, miệng khô, hay góc hàm bị nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Những biểu hiện viêm amidan ở trẻ em khiến luôn ở trong tình trạng quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn. Nếu cha mẹ bắt gặp những biểu hiện trên ở trẻ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ em

Ngoài việc phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ cha mẹ cần lưu ý phòng tránh bệnh viêm amidan ở trẻ bằng cách:

· Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ để bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của vi khuẩn

· Tránh để trẻ đưa tay hay đưa các đồ chơi vào miệng

· Giữ ấm trẻ khi thời tiết thay đổi để bảo vệ trẻ tránh bệnh cảm cúm dẫn đến viêm amidan.

· Tạo môi trường vui chơi sạch sẽ cho trẻ

· Hạn chế cho bé ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn lấy từ tủ lạnh ra.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét