Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa có sao không?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết giúp bảo vệ mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu sau khi tiêm ván bị sưng và ngứa gây tâm lý lo lắng. Vậy Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa có sao không? Tại sao bà bầu nên tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa
Bệnh uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể. Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ mang thai bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi trùng sẽ xâm nhập vào nơi cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng rốn sơ sinh.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nhằm tạo kháng thể giúp bảo vệ mẹ và bé khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Hiện nay việc tiêm ngừa uốn ván là mũi tiêm quan trọng không thể thiếu đối với mẹ bầu trong thời gian thai kỳ. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván thì vẫn nên tiêm chủng để bảo vệ mẹ và thai nhi.
Mẹ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào?
Theo các chuyên gia tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong khi sinh. Còn em bé có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Do vậy bà bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Khi mang thai lần đầu bà mẹ có thai cần tiêm 2 mũi phòng uốn ván.
Trong đó mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Mặc dù được khuyên cáo nên tiêm phòng uống ván càng sớm càng tốt nhưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ người mẹ có thể gặp những rắc rối như mệt mỏi, nôn, nghén nên về mặt chuyên môn bà bầu không nên tiêm phòng 3 tháng đầu.
Sau 20 tuần mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu và sau 1 tháng, mẹ bầu có thể tiêm phòng mũi thứ 2. Nếu tiêm muộn thì lưu ý nên tiêm mũi thứ 2 trước khi sinh 1 tháng. Ngoài ra với những lần mang thai sau mẹ bầu chỉ cần tiêm phòng 1 mũi uốn ván.
Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa có sao không?

Trong thời gian sau tiêm phòng uốn ván có nhiều mẹ bầu bắt gặp những phản ứng phụ như: đau đầu, sốt, chóng mặt, đặc biệt là sưng và ngứa,…khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Vậy tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa có sao không?
Theo các bác sĩ vì cơ thể phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị tác dụng phụ của vắc xin, không chỉ với vắc xin uốn ván mà với tất cả các loại vắn xin khác đều như vậy. Ngoài ra việc các vắn xin có phản ưng phụ ngoài ý muốn sau khi tiêm là do các thành phần thừa có trong vắc xin gây ra. Tuy nhiên khi vắc-xin vào cơ thể, trong quá trình tiếp nhận vắc xin, cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể ứng phó khi cần nên thường những triệu chứng sẽ tự mất sau vài ngày. Chính vì vậy nếu tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.
Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa mẹ bầu phải làm sao?
Sưng tấy và ngứa sau khi tiêm vắc xin ở mẹ bầu là việc không đáng lo ngại. Thông thường, vết sưng tấy có thể kéo dài 6 – 8 tiếng, có trường hợp kéo dài hơn.
Để giảm sưng đau ở vết tiêm, các mẹ có thể chườm lạnh bằng cách dùng túi chườm lạnh, hoặc khăn sạch bọc một viên đá nhỏ vào để chườm. Khi chườm lạnh, mẹ đặt túi chườm lên viết tiêm cứ khoảng 30 giây thì nhấc ra khoảng 5 giây rồi tiếp tục chườm liên tục trong khoảng 20 – 30 phút. Các mẹ chú ý tuyệt đối không nên xoa trực tiếp dá viên lên vết thương bởi nó có thể gây bỏng lạnh và làm vết sưng trở nên trầm trọng.
Ngoài ra, một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanhkhoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.
Trong trường hợp vết tiêm sưng to và ngứa rát kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, khi tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì chị em có thể liên hệ Phòng tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa An Việt qua số điện thoại 1900 2838 để được giải đáp từ đó yên tâm hơn về việc tiêm phòng vắc-xin uốn ván của bản thân.
Phòng Tiêm chủng Bệnh viện An Việt là địa chỉ tiêm chủng uy tín, tin cậy với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng uy tín trong việc đảm bảo nguồn, chất lượng vắc xin giúp cho việc tiêm chủng dành cho phụ nữ, phụ nữ mang bầu, trẻ em… được thực hiện một cách tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét