Đa số phụ nữ thường cảm thấy xấu hổ và không có nhiều hiểu biết khi phát hiện mình nhiễm virus HPV (ung thư cổ tử cung), loại virus lây truyền qua đường tình dục.
Tổ chức Y tế thế giới WHO cho hay: có khoảng 80% phụ nữ trên khắp thế giới từng bị hoặc tái nhiễm virus HPV một/ nhiều lần trong đời.
Dịch vụ y tế công của Anh yêu cầu việc xét nghiệm HPV (ung thư cổ tử cung) như một phần của chương trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Cuộc khảo sát nhanh trên 2.000 phụ nữ tại Anh được thực hiện bởi trung tâm tầm soát ung thư Jo's Cervical Cancer Trust thực hiện, cho thấy: gần một nửa số phụ nữ được phỏng vấn tin rằng bạn tình của họ có thể bị nhiễm HPV (ung thư cổ tử cung), nhưng virus này có thể tồn tại trong cơ thể và không phát bệnh ra bên ngoài trong nhiều năm.
Khoảng 35% phụ nữ không biết virus HPV (ung thư cổ tử cung) là gì và gần 60% cho biết: họ nghĩ nhiễm virus này nghĩa là đã mắc bệnh ung thư.
Laura Flaherty, 31 tuổi, người được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung vào năm 2016, là điển hình của những người được hỏi.
"Tôi không biết gì về nó, và tôi nghĩ là đó là một căn bệnh gì kinh khủng lắm. Tôi không biết là virus này có thể tồn tại lâu trong cơ thể như thế. Tôi đã bị sốc khi biết mình nhiễm virus HPV".
Trên thực tế, virus HPV (ung thư cổ tử cung) thường lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó cũng có thể lây truyền qua bất kỳ tiếp xúc da kề da nào trong vùng sinh dục và miệng.
80% phụ nữ sẽ nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Nguy cơ nhiễm bệnh ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện ngay sau lần quan hệ tình dục đầu tiên của bất cứ ai. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi được.
Xem thêm:
Có khoảng 200 loại virus HPV. Trong đó, khoảng 40 loại ảnh hưởng đến vùng sinh dục, đơn giản như là chúng sẽ sống ở đó, một số có thể gây ra các tình trạng khó chịu nhưng vô hại như mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Khoảng 13 loại khác lại mang nguy cơ cao có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh khác liên quan đến quan hệ tình dục như ung thư miệng và cổ họng, nhưng điều này rất hiếm.
Sự thật thì HPV (ung thư cổ tử cung) không có triệu chứng và trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch sẽ làm sạch những vùng bị nhiễm trùng.
Cuộc kiểm tra HPV đầu tiên nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bắt đầu ở xứ Wales trong tuần này và ở Anh vào năm 2019. Sau đó, nó sẽ được triển khai tại Scotland vào năm 2020.
Hiện nhiễm HPV đang giảm nhanh ở các bé gái trong độ tuổi từ 12 đến 18 do chủng ngừa HPV được trẻ vị thành niên nữ tiêm chủng từ năm 2008.
Năm ngoái, vaccine cũng được mở rộng dùng cho những nam giới đồng tính tuổi từ 16 đến 45.
Không có kế hoạch mở rộng tiêm vaccine HPV cho người lớn trên 18 tuổi, vì khả năng đã có nhiễm trùng cao và do đó vaccine sẽ không hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét