Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Những điều cần biết về phương pháp phục hình răng


Một trong những phương pháp phục hồi lại răng mất quen thuộc nhất, được xem là phương pháp trồng răng truyền thống đó là cầu răng. Đây chính là một trong những giải pháp phục hình hiệu quả cho người mất răng.
>> làm răng giả có đau không
>> làm cầu răng có đau không
Cầu răng là gì?

Đây là phương pháp trồng răng dựa trên kỹ thuật tạo ra một cầu nối giữa các chụp răng giả, tựa trên cùi răng thật để trồng răng thẩm mỹ, phục hồi lại hàm răng với đủ số răng ban đầu.

Khi nào có thể áp dụng cách trồng cầu răng?

Trường hợp áp dụng làm cầu răng là khi bạn bị mất răng toàn bộ (cả thân và chân răng) hoặc gãy toàn thân răng bên trên.

Cầu răng chỉ được áp dụng tốt nhất khi những chiếc răng bên cạnh răng mất còn khỏe mạnh đủ cứng chắc để làm trụ đỡ cho cầu răng.
Làm cầu răng có tốt không?

Đối với răng mất toàn bộ và gãy hết cả thân răng, chỉ có 2 cách phục hình duy nhất là ghép răng implant và làm cầu răng. So với ghép răng Implant, cầu răng không phải là giải pháp có thể cạnh tranh được trên các phương diện: Không mài cùi, bảo tồn răng thật tối đa, tồn tại lâu dài thậm chí vĩnh viễn. Tuy không có lợi thế như trên nhưng bù lại, cầu răng đỡ tốn kém hơn so với Implant tính tại thời điểm hiện tại. Vì thế bạn nên có những cân nhắc cụ thể xem có nên làm cầu răng hay không dựa vào nhu cầu cụ thể của bản thân muốn duy trì răng trong thời gian bao lâu và có sợ mài cùi răng hay không?...


Hạn chế của phương pháp cầu răng

Làm cầu răng là phương pháp truyền thống được áp dụng để trồng răng từ lâu. Tuy nhiên, phương pháp này lại có khá nhiều hạn chế, đặc biệt khi so với phương pháp ưu việt hơn là Ghép răng Implant.

- Xâm lấn răng thật: Để làm được cầu răng, bắt buộc phải mài cùi của hai răng thật bên cạnh răng mất (gãy). Việc mài cùi không chỉ là sự xâm lấn đến răng thật mà còn gây nhiều đau đớn cho người trồng răng.


- Cầu răng làm răng thật yếu đi theo thời gian. Hai chiếc răng được mài cùi để làm trụ phải chịu lực tác động và co kéo của cầu răng nên sau một thời gian sẽ bị yếu đi so với các răng khác trên cung hàm.

- Cầu răng dễ bị dắt thức ăn trong quá trình ăn nhai hơn

- Với trường hợp răng mất toàn bộ chân răng, cầu răng không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và tụt nướu.
Các loại chất liệu làm cầu răng

Cầu răng có thể làm bằng sứ không kim loại, hoặc sứ kim loại. Sứ không kim loại có độ thẩm mỹ, bền chắc và lành tính hơn, nhưng giá thành lại cao hơn so với cầu răng sứ kim loại.


Cầu răng đươc chế tạo từ các loại răng sứ chủ yếu là Răng sứ không kim loại E.Max, Cercon và răng sứ Kim loại (Titan,…)

Làm cầu răng sứ đảm bảo và đẹp hay không phụ thuộc vào trình độ của bác sỹ thẩm mỹ răng và tay nghề của kỹ thuật viên răng sứ. Bởi vậy, bí quyết của một phục hình cầu răng sứ thành công là ở cách bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có bác sỹ và kỹ thuật viên răng sứ giỏi. Để hiểu rõ hơn về cầu răng cũng như cách làm cầu răng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sỹ của Nha Khoa Hoàn Mỹ để được tư vấn miễn phí theo form dưới đây!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét