Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Ý nghĩa xung quanh mâm cỗ cúng ngày 30 tết

Mâm cỗ cúng chiều 30 tết là mâm lễ cúng không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền Việt Nam. Vậy mâm cỗ cúng ngày 30 tết gồm những gì? Ý nghĩa của mâm cỗ cúng ngày 30 như thế nào? Cùng Nauco29 tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Thực đơn mâm cỗ cúng ngày 30 tết

Ngày 30 là ngày mọi gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm lễ cúng thật chu đáo để bước qua năm mới. Lễ cúng này thường được gọi là cúng “tất niên” hay một số vùng miền Trung gọi là cúng “vô tết”. Lễ cúng tất niên chủ yếu nhằm mục đích mời Táo quân về lại trần gian và mời tổ tiên về sum vầy cùng con cháu.

Theo tục lệ thì cúng tất niên sẽ diễn ra vào chiều 30. Thực đơn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng chiều 30 tết mỗi miền lại có sự khác nhau khá rõ rệt.

Mâm cúng ngày tết ngon

Mâm cỗ cúng tất niên miền Bắc

Dịp Tết ở miền Bắc thường rất lạnh vì thế mâm cỗ cúng chiều 30 miền bắc bao gồm các món ăn rất đặc trưng như: Thịt nấu đông, giò chả hoặc giò lụa, giò thủ, canh bóng thả, canh móng giò hầm măng, nem rán, gà luộc. Ngoài ra còn có thêm bánh chưng là món bắt buộc và số món khác tuỳ ý.

Mâm cỗ cúng tất niên miền Trung

Miền Trung vào dịp tết cúng khá lạnh tuy nhiên không đặc trưng như ở miền Bắc. Người miền Trung coi trọng sự thành tâm “có gì thảo nấy” dâng lên ông bà. 

Các món ăn thường thấy trong mâm cỗ cúng ngày 30 Tết không quá cầu kỳ bao gồm: Gà luộc, thịt luộc, canh củ hầm xương, xôi, chè, bánh chưng, canh miến. Ngoài ra còn có thêm giò, nem rán và một số món khác.

Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam

Mâm cỗ cúng tất niên miền Nam cũng rất nhiều món ăn ngon đặc trưng. Trong đó thì không thể thiếu bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, gỏi tôm, nem, chả, giò…

Như vậy có thể thấy tuỳ thuộc vào phong tục, văn hoá , điều kiện sống mà mỗi miền lại có thực đơn mâm cúng tất niên khác nhau.

Ý nghĩa mâm cỗ cúng ngày 30 tết

Ngày 30 là ngày cuối cùng của năm cũ để chuẩn bị bước qua năm mới. Mâm cỗ cúng tất niên vào chiều 30 có rất nhiều ý nghĩa cả về tín ngưỡng lẫn tinh thần. Người Việt hay các nước phương đông khác đều rất coi trọng các lễ nghi này. Vậy mâm cúng ngày 30 có ý nghĩa gì bạn đã biết chưa?

Mâm cúng lễ 30 tết

Về ý nghĩa tín ngưỡng

Người Việt Nam có tín ngưỡng thờ người đã khuất trong gia đình đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mâm cúng vào ngày 30 để con cháu tỏ lòng thành kính, cảm tạ ơn đức sinh thành, dưỡng dục. Ngoài việc hiếu kính với tổ tiên thì còn là dịp cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho thế hệ đi sau.

Về ý nghĩa tinh thần

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng như trên thì mâm cỗ cúng ngày 30 tết còn mang thêm ý nghĩa tinh thần. Dịp tết đến xuân về con cháu xa gần đều đoàn tụ, sau khi mâm cỗ đã cúng xong thì sẽ lấy xuống cho con cháu hưởng lộc. Vì thế mâm cỗ tất niên ngày 30 còn có giá trị văn hóa gia đình, thể hiện ý nghĩa sum họp.

Tất niên là dịp mà mọi người hay mời nhau đến nhà để ăn tất niên cuối năm. Bà con, cô bác, anh em, bạn bè hội ngộ, trẻ nhỏ sẽ được người lớn dẫn theo để biết họ biết hàng. Xung quanh mâm cỗ cúng ngày 30 tết quả thật có nhiều giá trị tinh thần.

Những món ăn ngon dễ làm đỡ ngán cho ngày tết

Ngày tết là lúc gia đình sum họp, xum vầy và có rất nhiều món ngon. Trước hết là để cúng gia tiên, sau là cho con cháu hưởng lộc. Có rất nhiều món chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ rất ngán. Vậy thì ăn gì ngày tết cho đỡ ngán bây giờ nhỉ? Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Gỏi chân gà ngó sen

Đây là món vừa ngon, bổ mà lại rất đẹp da, được nhiều người yêu thích. Cách làm cũng không hề cầu kỳ. Ăn gì ngày tết cho đỡ ngán bạn làm món này xem sao.

Nguyên liệu: Chân gà, ngó sen, dưa chuột, cà rốt, hành tây, rau răm, rau húng lủi,  gừng, chanh, ớt, tỏi băm... , gia vị như muối, nước mắm, đường trắng, giấm…

Cách làm:

- Sơ chế chân gà sạch sẽ: Dùng muối và gừng xát chân gà rồi rửa sạch nhiều lần. 

- Luộc chân gà chín sau đó vớt ra thả vào thau nước lạnh đã pha giấm.

- Dùng dao lọc bỏ xương, chỉ giữ lại phần gân và da da.

- Cắt sợi ngó sen, cà rốt và thái nhỏ các loại rau gia vị đã chuẩn bị.

- Ngâm ngó sen và cà rốt vào tô to rồi thêm đường, muối, giấm khoảng 5 phút thì vắt hết nước.

- Pha nước mắm vừa ăn cùng tỏi ớt băm nhuyễn, khuấy đều.

⅝- Trộn chân gà vào gỏi và nước mắm, nêm lại cho vừa gia vị là đã hoàn thành.

Gân bò trộn xoài chua

Đây là món ăn có thể mời khách hoặc lai rai cùng bạn bè đều tuyệt. Nguyên liệu dễ tìm mà lại rẻ nữa.

Nguyên liệu: Xoài chua , gân bò vừa đủ, gia vị như muối, giấm đường trắng, tỏi, ớt, gừng băm, ớt bột, …

Cách làm:

- Sơ chế gân bò cho sạch với nước muối rồi luộc trong 30 phút.  Ngâm xoài chua với nước muối rồi cắt miếng mỏng.

- Vớt gân bò ra ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút để gân được giòn hơn rồi đem cắt miếng nhỏ.

- Pha chế nước mắm cho vừa ăn cũng tỏi và gừng băm để trộn gân bò.

- Cho gân bò vào trong tô đựng xoài chua cắt sẵn, đổ chén nước mắm đã chuẩn bị vào, trộn đều. Rắc thêm ít rau thơm nếu muốn.

Gà xé trộn hành tây

Gà chiên, hấp hay nướng thì rất dễ ngán nếu ăn nhiều. Tuy nhiên bạn làm món trộn thì chắc chắn không bao giờ ngán mà có thể ăn tới no căng.

Nguyên liệu: 1 con gà hoặc nửa con gà đã luộc chín, 1,5 quả chanh, 3 quả ớt xanh, 1-2 củ hành tây, rau răm, hành lá, tỏi, gia vị

Cách làm:

 - Dùng tay xé gà thành từng miếng vừa ăn nhưng đừng để nát.

- Thêm gia vị như đường, mì chín, tiêu, nước mắm, 1 quả chanh rồi trộn gà. Bóp và trộn nhẹ để khoảng 3 phút.

- Hành tây cắt lắt dọc nhỏ, phi thêm vài hạt nén để riêng. Sau khi cắt hành tây có thể bỏ vào tủ đông 10 phút cho giòn.

- Tiếp theo cho hành tây, rau răm rồi nén phi thơm vào gà đã trộn trước đó, trộn sơ lại và nêm thêm gia vị vừa miệng. Xắt xéo ớt xanh, rắc thêm tiêu lên trên. Có thể cho thêm hành lá hoặc ngò để trang trí.

Món Salad bắp cải cà rốt

Bắp cải hày cà rốt là những loại rau củ nhà nào cũng có trong ngày tết. Nếu không biết ăn gì ngày tết cho đỡ ngán hãy tận dụng những nguyên liệu này nhé.

 Nguyên liệu: Bắp cải, cà rốt, hành tây, nước sốt béo, hành tây, mù tạt, đường trắng, giấm.

Cách làm:

-         Cắt sợi cà rốt còn bắp cải thì thái thành từng sợi, thái lát hành tây còn hành tây thái lát.

-         Trộn đều cà rốt, bắp cải, hành tây với  ít muối rồi vắt nước.

-         Cho gia vị, giấm, mù tạt và sốt vào rồi trộn đều lên với nguyên liệu trên là đã hoàn thành

Nếu không biết ăn gì ngày tết cho đỡ ngán mà lại ngon hãy áp dụng những món ăn mà chúng tôi đã chia sẻ nhé. Đảm bảo so với thịt cá thì các món ăn đơn giản này sẽ rất bắt miệng và ngon hơn nhiều!

Mâm ngũ quả gồm những gì?

Theo phong tục truyền thống của người Việt, vào các ngày lễ Tết thì không thể thiếu đi mâm ngũ quả. Và tùy vào đặc trưng của từng vùng miền mà chúng ta chuẩn bị mâm ngũ quả khác nhau, nhiều người vẫn chưa biết mâm ngũ quả gồm những gì? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với đọc giả về mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam và ý nghĩ của chúng. Hãy cùng dõi theo để có thể chuẩn bị những mâm ngũ quả ý nghĩa cho ngày lễ Tết thêm an vui và hạnh phúc nhé!

Theo phong tục 3 miền đất nước mâm ngũ quả bao gồm những gì?

Theo phong tục truyền thống của từng vùng miền khác nhau nên bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả khác nhau để phù hợp nhé! Nếu bạn chưa biết mâm ngũ quả gồm những gì thì có thể tham khảo 3 kiểu mâm ngũ quả như sau: 

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền bắc gồm những gì? Đây là câu hỏi thường hay gặp ở nhiều người trong chúng ta. Thông thường loại hoa quả được trưng trên mâm ngũ quả miền Bắc bao gồm những loại quả như sau: Nải chuối xanh, sung, hồng, bưởi, phật thủ, ớt, dứa, quất cảnh với nhiều loại màu sắc hài hòa. Tất cả những loại hoa quả này biểu trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 

Để trưng bày mâm ngũ quả, bạn cần chọn loại chuối xanh ở dạng cả nải, chuối xanh tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy của gia đình. Quả bưởi có màu vàng tượng trưng cho may mắn và giàu sang. 

Nhiều gia đình cũng có thể lựa chọn thay bưởi vàng bằng phật thủ (lưu giữ thần, Phật trong gia đình lâu hơn, mang lại may mắn cho gia đình). Quả quất, ớt đỏ hay quả hồng thường được sắp xếp xung quanh mâm ngũ quả, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt. Quả dứa mang ý nghĩa cho một năm mới an lành và mang đến nhiều may mắn, phúc lộc. 

Mâm ngũ quả miền Trung

Chúng ta đều biết miền Trung là mảnh đất khó khăn, cho nên việc người miền Trung không cầu kỳ và câu nệ trong mâm ngũ quả là điều dễ thấy. Người miền Trung chân chất, thật thà, cho nên thường thì người miền Trung sẽ chọn những loại hoa quả tươi ngon và cũng bái một cách thành tâm. 

Bạn có thể thấy họ thường chọn những loại hoa quả như: chuối, quýt, thanh long, đào mận, mãng cầu, dứa,... 

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả gồm những gì theo phong tục người miền Nam? Đó là điều mà nhiều người vẫn chưa hay biết. Khi tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy bất kỳ người miền Nam cũng đều chú ý đến khi chuẩn bị một mâm ngũ quả. Đó chính là quan niệm “Cầu sung vừa đủ xài”, các loại hoa quả được chuẩn bị theo đúng quan niệm này. 

Cụ thể bao gồm những loại hoa quả sau: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Các loại hoa quả này mang một ý nghĩa cầu cho năm mới đủ đầy và sung túc và nhiều may mắn. 

Sự khác nhau theo phong tục các miền

Sự khác biệt giữa các vùng miền của đất nước ta cũng mang theo những phong tục tập quán khác nhau, chính vì vậy việc chuẩn bị mâm ngũ quả gồm những gì tùy vào các vùng miền khác nhau cũng mang những ý nghĩa mà chúng ta mong muốn. 

Chung quy lại thì việc chuẩn bị mâm ngũ quả cũng nhằm cúng viếng thành tâm tổ tiên. Cầu chúc cho những thuận lợi và may mắn sẽ đến với gia chủ trong năm mới. Vì thế, những chia sẻ về mâm ngũ quả gồm những gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu bạn đang ở nơi nào, vùng miền nào thì cũng có thể lựa chọn các loại hoa quả phù hợp để làm thành mâm ngũ quả cho gia đình nhé! 

Tổng hợp các món ngon đặc sắc trong ngày tết

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Những câu thơ trên đã phần nào mô tả được không khí rộn ràng cũng như các món ăn cổ truyền ngày tết. Mỗi vùng miền với nền văn hoá phong tục khác nhau lại có những món ăn ngày tết khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm về món ngon ngày tết miền Bắc cũng như các món ngon ngày tết dễ làm trong bài viết dưới đây.

Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền bắc

Bánh chưng – Món bánh ngon truyền thống

Các món ăn ngày tết miền bắc không thể bỏ qua bánh chưng. Bánh chưng vừa là món ăn truyền thống phải có trong mâm cỗ cúng, vừa là món ăn ngày Tết của nhiều gia đình.

Nguyên liệu để làm bánh chưng gồm có: Thịt ba chỉ, đậu xanh, gạo nếp, gia vị, lá gói bánh như lá dong, lá chuối, lạt.

Cách làm:

- Thịt ba chỉ xắt nhỏ, ngâm đậu xanh ngâm, ngâm nếp trước khoảng 6 tiếng sau đó đổ ra cho ráo nước sẵn.

- Trộn đều đậu xanh với muối, nếp cũng trộn đều với muối, ướp gia vị như hạt nêm, tiêu…vào thịt.

- Gói bánh: Xếp 1 lớp lá gói vào khuôn rồi đổ nếp lên, tiếp theo là đậu xanh và thịt, rải tiếp 1 lớp đậu xanh, 1 lớp nếp phủ lên. Tiếp theo lấy lạt buộc bánh lại. Gói bánh quan trọng nhất là cách đặt lá sao cho đúng, quá trình luộc không bị rơi nguyên liệu ra ngoài.

- Luộc bánh: Sau khi gói xong thì đem bánh bỏ vào nồi, đổ đầy nước rồi luộc khoảng 7 tiếng đồng hồ.

Các loại giò (giò chả, giò lụa, giò thủ) – Món ăn ngon, dễ làm

Nói đến món ngon ngày tết miền bắc thì bạn không thể bỏ qua món giò. Giò là món ăn làm từ thịt lợn vừa ngon, vừa dễ làm tuy hơi kỳ công chút xíu.

Nguyên liệu làm giò chả: 0.5 kg thịt lợn mông, 1 thìa bột nổi,  2 củ hành tím, bẹ lá chuối, màng bọc thực phẩm, dây buộc, gia vị đầy đủ.

Cách làm:

- Băm nhỏ hành, cắt nhỏ thịt. Dùng màng bọc thực phẩm ướp thịt với 1 thìa hành, 1 thìa muối rồi ướp trong khoảng 30 phút.

- Xay thịt nhuyễn rồi ướp đầy đủ gia vị, dùng màng bọc bỏ vào ngăn đá khoảng 1 tiếng rồi lấy ra.

- Tiếp tục xay thịt thật mịn rồi thêm 1 thìa bột nổi,1 thìa dầu ăn phết đều thịt.

- Gói chả: Đặt màng bọc thực  phẩm trên mặt phẳng, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng rồi múc thịt bỏ lên, gói thật chặt theo kiểu hình trụ rồi buộc chặt 2 đầu. Sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút.

- Gói thêm lá chuối bên ngoài thật chặt rồi hấp giò là được.

Dưa hành – Món ăn dân dã, bắt miệng

Miền nam quen thuộc với củ kiệu còn miền Bắc hay dùng dưa hành ăn kèm với chả, thịt trong ngày tết. Cách làm dưa hành vô cùng đơn giản, món ngon ngày tết miền bắc này ai cũng đều làm được.

Nguyên liệu: 1 kg hành củ tươi, muối, đường, nước giấm

Cách làm:

- Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm.

- Cho 20g muối pha với 1,5 lít nước ngâm hành rồi làm sạch

- Nấu nước ngâm hành: Cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi. Khi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp để nước nguội.

- Để hành vào lọ thuỷ tinh, dùng dĩa nhỏ chần để hành không nổi lên trên. Đặt ở nơi thoáng mát khoảng vài ngày có thể ăn được.

Thịt đông – Món ăn ngày tết đặc trưng miền Bắc

Nguyên liệu: thịt ba chỉ,bì lợn, gia vị

Cách làm: Ninh nhừ nguyên liệu rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn cắt từng miếng ăn dần.

Miền Bắc còn có nhiều món ăn ngày tết đặc trưng khác như canh măng giò heo, mọc nấm, miến nấu măng… Nếu bạn có dịp ghé miền Bắc vào dịp tết đừng bỏ qua những món ngon ngày tết miền bắc nhé!

Bình luận (0)

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là gì?

Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng bị viêm tai giữa lâu ngày không điều trị dứt điểm dẫn đến thường xuyên tái phát khiến người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn đối mặt với các biến chứng gây ra mất thính lực không thể phục hồi. Vì vậy, bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là gì?

Tai có ba phần: ngoài, giữa và trong. Tai giữa ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ và có vòi nhĩ Eustachian thông xuống họng hầu. Tai trong là hệ thống vòng bán khuyên (tiền đình) và dây thần kinh nhĩ loa (vestibule-cochlear, dây thần kinh số VIII).
Với cấu trúc như thế, tai giữa rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc sự nhiễm trùng lan lên từ vùng mũi họng thông qua vòi nhĩ Eustachian.
Viêm tai giữa mủ mãn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 6 đến 12 tuần gây thủng màng nhĩ. Đây là một bệnh lý khó điều trị. Các dấu chứng chính của viêm tai giữa mãn tính gồm: Chảy dịch nhầy, mủ tai kéo dài, giảm thính lực, đau đầu, chóng mặt khi có biến chứng xâm lấn xương thái dương hoặc nội sọ.
Có hai loại viêm tai giữa mãn tính một là không có cholesteatoma, tiên lượng thường tốt và hai là có cholesteatoma, tiên lượng nặng hơn vì có hiện tượng hủy xương, xâm lấn các cơ quan lân cận gây viêm não, áp xe não, liệt mặt, viêm tắc xoang

Viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có những phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Mục đích của điều trị viêm tai giữa mạn tính là để kiểm soát sự nhiễm trùng, loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa và phục hồi chức năng nghe. Do đó, cần phải phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân.
Điều trị tại chỗ là sử dụng các thuốc và vệ sinh tai. Bảo đảm ống tai thoáng sạch, cắt polyp ống tai nếu có, rửa bằng nước muối hoặc oxy già, sau đó dùng thuốc nhỏ tai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng khó kiểm soát, cần phải phẫu thuật, dẫn lưu, làm sạch ổ viêm nhiễm, áp xe.
Bên cạnh đó, khi nguyên nhân của bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để thì bệnh sẽ tái phát. Nếu nguyên nhân là ở mũi và ở vòm mũi họng, cần phải điều trị viêm mũi xoang, cắt quá phát cuốn mũi, nạo V.A...
Mọi thắc mắc liên quan tới cách chữa viêm tai giữa mạn tính cũng như các bệnh về viêm tai ngoài, viêm amidan, polyp mũi ... Mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2838 MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.