Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Những sai lầm khi chế biến ngao dễ rước bệnh vào người

Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Thịt ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc. Đây là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu  đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa  động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư.

Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nên việc trong thực đơn hàng ngày cũng cần lưu ý những điều sau đây:

Không ăn quá nhiều

Theo các chuyên gia, ăn ngao 2 lần/tuần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Do protein trong ngao là loại rất ít kalo, giúp ngăn ngừa béo phì, nhất là phụ nữ mang thai. Vì khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng stress do sự thay đổi hoocmon, khi ăn ngao sẽ giúp cơ thể sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn và bức bối.

Không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngao không những giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi ăn thì không nên ăn rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Không ăn cùng hoa quả

Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không ăn khi bị gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Không ăn khi bị nhiễm lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh. Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.

Không ăn khi cơ địa dị ứng

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

Ngoài ra, người mắc bệnh thận, viêm loét dạ dày, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao

Bình luận (0)

Những sai lầm khi chế biến ngao dễ rước bệnh vào người

Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Thịt ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc. Đây là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu  đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa  động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư.

Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nên việc trong thực đơn hàng ngày cũng cần lưu ý những điều sau đây:

Không ăn quá nhiều

Theo các chuyên gia, ăn ngao 2 lần/tuần sẽ giúp kiểm soát cân nặng. Do protein trong ngao là loại rất ít kalo, giúp ngăn ngừa béo phì, nhất là phụ nữ mang thai. Vì khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng stress do sự thay đổi hoocmon, khi ăn ngao sẽ giúp cơ thể sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn và bức bối.

Không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngao không những giúp cho trẻ tiêu hóa tốt, tăng cảm giác ngon miệng mà còn là một yếu tố giúp phát triển chiều cao tốt ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi ăn thì không nên ăn rất dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Không ăn cùng hoa quả

Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không ăn khi bị gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Không ăn khi bị nhiễm lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh. Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.

Không ăn khi cơ địa dị ứng

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

Ngoài ra, người mắc bệnh thận, viêm loét dạ dày, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao

Bình luận (0)

Cỗ tết 3 miền - Cách làm đơn giản

“Thật khổ khi làm dâu khác miền. Khẩu vị khác mà cỗ Tết cũng lạ lẫm”. Những trăn trở này thuộc về không ít các chị em phụ nữ. Nghĩ thì thấy khó vậy nhưng cỗ Tết từng miền đều có đặc trưng riêng. Các Mẹ hoàn toàn có thể am tường các món ăn đặc trưng mùa Tết của từng vùng miền mà không quá vất vả.

Miền Bắc – Cỗ đầy mâm, Món đầy màu sắc

Sự sinh động và giàu màu sắc trên mâm cỗ được tin là sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Vì vậy mà mâm cỗ miền Bắc có rất nhiều món với các nguyên liệu đa dạng.

Món nước: Thường gặp nhất là canh bóng lợn và nấm. Các món khác cũng hay gặp là canh mọc với nấm, miến gà hoặc canh giò nấu măng.

Món khô: Các loại giò chả là đặc trưng riêng biệt nhất của mâm cỗ miền Bắc. Các loại hay gặp trong mâm cỗ có giò thủ, chả lụa. Giò chả trên mâm thường được cắt khoanh dày, miếng chia 8 đều nhau. Đúng lệ sẽ có 4 đĩa bày dàn đều trên mâm cỗ để mâm nhìn đầy đặn hơn thay lời ước muốn năm mới sung túc đủ đầy.

Các món khác: Bánh chưng là món bắt buộc phải có. Bánh cũng được cắt chia 8 đều đặn và dọn lên mâm kèm dưa hành hoặc dưa muối chua. Bánh chưng đúng “chuẩn” cần có màu xanh tươi hấp dẫn và hình dáng sắc neys đều đặn. Ngoài ra, thịt đông cũng thường xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết và được làm nhiều để dành ăn suốt Tết. Tuy nhiên nếu gia đình ở vùng nóng thì không nên bày cỗ cúng với thịt đông vì thịt sẽ bị mềm và hư nhanh khi ở nhiệt độ phòng quá lâu.

 Miền Trung – Giản đơn, chân thành

Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn và thể hiện tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. Các món ăn trên mâm cơm hay mâm cỗ thường được chia vào chén hoặc dĩa nhỏ vừa phải nhưng món ăn lại rất đa dạng trong cách ăn.

Món cuốn: các món ăn Tết của người miền Trung hay xoay quanh các món cuốn với bánh tráng và rau. Vì vậy bữa ăn ngày Tết rất thường thấy thịt luộc, các loại nem tré, nem lụi, các món kho mặn hoặc món hấp.

Món để dành: Có lẽ không có vùng miền nào có “kho tàng” các món để dành ăn lâu đa dạng như miền Trung. Các món này xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn ngày Tết. Tiêu biểu phải kể đến là thịt ngâm mắm, nem, tré, dưa món,… Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

 Miền Nam – Trù phú và phóng khoáng

Đặc trưng vùng miền cho khu vực miền Nam những sản vật phong phú và ẩm thực rất da dạng. Vốn tính phóng khoáng, mâm cỗ của người Miền Nam ít bị gò bó về nghi thức hơn so với các mâm cỗ vùng khác. Món ăn được nhìn thấy nhiều nhất trong mâm cỗ và mâm cơm Tết miền Nam là thịt kho nước dừa. Tùy từng nhà có thể kho chung với trứng luộc, trứng muối, cơm dừa... Bên cạnh chuẩn bị món thịt kho thì các Mẹ làm dâu miền Nam cũng cần chú ý đến món canh khổ qua dồn thịt. Món canh này vừa giúp cơm Tết đỡ ngán vừa được tin rằng sẽ giúp mọi khó khăn, đau khổ của năm cũ qua đi.

Đặc biệt hơn những vùng miền khác về món ăn truyền thống ngày Tết – bánh chưng bánh tét, bánh của miền Nam đa dạng về nhân lẫn cách gói. Từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh tét miền Nam được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô.

Các món ăn của mùa Tết từ vùng miền khác cũng rất thường xuất hiện trong cỗ Tết miền Nam như chả giò, chả lụa, lạp xưởng. Riêng mâm ngũ quả cúng Tết thì rất được chú trọng với các bài trí bắt mắt và được trưng suốt 3 mùng.


 

Cách luộc và hấp cua ngon không bị rụng càng

Luộc cua biển thì cũng giống như bao cách luộc món ăn khác nhưng muốn luộc sao cho thấy con cua phải cần được ngon thơm thì mới đạt yêu cầu được. Ngoài yếu tố trên thì một điều quan trọng nữa đó là con cua phải còn nguyên vẹn không được rụng càng hoặc chân. Vậy luộc cua sao cho đúng???

1: Nguyên liệu

- Cua biển thịt, và còn sống

- Muối ăn, ớt trái

2: Thực hiện 

- Bước 1: Các bạn cần phải giết chết cua biển trước khi luộc, bằng cách bạn dùng con dao nhọn đâm vào phần đầu tam giác của cái yếm cho cua chết. Các bạn nên tránh luộc cua ốp vì có thể cua đã lâu ngày, khi luộc lên thì cua sẽ không nhiều dinh dưỡng hoặc ít thịt.
- Bước 2: Bạn phải rửa cua biển thật sạch để không còn vi khuẩn, bùn đất

- Bước 3: Cách luộc cua biển ngon như ngoài tiệm thì cua biển các bạn nên luộc thật chín, không nên luộc sơ vì nếu cua biển chưa chín sẽ độc, dễ đâu bụng.

Cách luộc và hấp cua không bị rụng chân 

Cua bị rụng chân là do tiến hành hấp hay luộc khi cua vẫn sống. Khi bị nóng cua sẽ giãy nên rụng chân. Vì thế trước khi hấp hay luộc thường phải làm chết cua để không rụng chân và dễ rửa sạch.

Cách thông thường nhất là "chọc tiết" cua: là dùng 1 cái đinh nhọn, cắm vào ức cua ở điểm đầu mút của yếm cua (hình tam giác), đó là tim cua. Điều này sẽ làm chảy bớt chất dịch hoi trong máu cua (khi ăn sẽ không hoi và đắng) và cua sẽ đờ ra ngất. Lúc đó bạn cắt dây buộc và dễ dàng rửa sạch.Sau đó, cho cua vào nồi hấp với lượng nước hấp vừa đủ, không quá nhiều vì sẽ trở thành món luộc chứ không phải hấp! Và chỉ hấp trong khoảng 10 phút (kể từ khi nước sôi), cua vừa chín là được (vỏ cua sẽ có màu đỏ), hấp lâu quá cua sẽ rụng chân.

Ngoài ra khi hấp hay luộc nên để ngửa cua thì nước ngọt sẽ đọng lại trong mai cua.

Mẹo lựa chọn cua ngon

Cua xanh là loại cua rất phổ biến trong mùa hè. Nó thường dài 10 – 12 cm và có màu hơi xanh. Khi mua cua nên hỏi kỹ người bán hàng để mua được đúng loại cua và mua được đồ tươi ngon.

Nếu mua cua cho bữa ăn gia đình thì hãy mua loại còn tươi sống, không nên mua cua đông lạnh. Nếu con nào chết thì nên bỏ đi chứ không nên tiếc mà cố dùng để nấu.

Học Nhanh 2 Món Ngon Đãi Tiệc Dễ Làm

Là phụ nữ, ngoài nấu những bữa cơm gia đình đôi lúc bạn còn phải trổ tài nấu nướng để đãi khách ghé thăm nhà. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn nhanh 2 món ngon đãi tiệc dễ làm đảm bảo ai thưởng thức cũng phải tấm tắc khen ngon.

1. Chân gà om coca cola - Món ngon dễ làm hàng ngày

- Chuẩn bị nguyên liệu

+ 10 chiếc chân gà (bạn nên chọn chân gà công nghiệp để có nhiều thịt hơn)

+ 200ml coca cola.

+ Khoảng 6 lát gừng, 1 miếng quế và 2 cánh hoa hồi.

+ Gia vị: muối, đường và nước tương.

- Cách chế biến món ăn

+ Chân gà sau khi mua về, rửa sạch, bỏ móng và chặt làm đôi.

+ Cho chân gà vào nồi, đổ ngập nước, cho thêm đường, hoa hồi, quế và gừng vào để luộc. Chỉ nên cho chân gà vừa chín tới thì tắt bếp và vớt chân gà ra.

+ Sau đó bạn cho chân gà đã luộc đun tiếp với nước coca cola và gừng. Và cho thêm nước tương với chút muối vào. Đun đến khi nào cạn nước là được.

Với hương vị của quế, hoa hồi cùng với hương vị của coca cola, món chân gà om coca cola sẽ là món ăn đa chức năng: ăn vặt, ăn với cơm, món nhậu ngon cho đấng mày râu. Đây là món đãi khách dễ làm, bạn nên chế biến khi có khách của ông xã ghé thăm.

2. Nem rán chiên giòn đúng điệu truyền thống của miền Bắc

Nem rán - Một trong những món ăn truyền thống của miền Bắc

- Chuẩn bị nguyên liệu

+ 500g thịt sấn vai xay.

+ 1 củ hành tây

+ 1 củ đậu, 1 củ cà rốt

+ Hành tươi, rau mùi.

+ 10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương.

+ 1 quả trứng gà.

+ 30g miến khô.

+ Bánh đa nem.

+ Gia vị và hạt tiêu.

- Cách sơ chế

+ Hành tây, cà rốt: thái sợi hoặc hạt lựu nhỏ.

+ Mộc nhĩ, nấm hương: ngâm nước nóng cho mềm, rồi rửa sạch và cắt bỏ phần gốc, rồi thái sợi nhỏ.

+ Miến: ngâm nước nóng cho mềm rồi dùng kéo cắt nhỏ.

- Trộn nhân nem

+ Cho tất cả những nguyên liệu đã sơ chế vào chung cùng với thịt xay. Thêm gia vị, hạt tiêu sao cho vừa ăn. Để khoảng 10 phút cho thấm đều gia vị.

+ Sau đó đập trứng vào và trộn đều lên một lần nữa.

- Gói nem

+ Bạn pha 1 thìa dấm, 1 thìa đường với chút nước lọc dùng để nhúng bánh đa nem trước khi gói.

+ Bạn trải bánh đa nem ra 1 mặt phẳng. Múc 1 thìa nhân nem để lên. Rồi gấp 2 mép bánh lại và cuộn tròn. Cuốn nem lỏng vừa, không nên quá chặt sẽ làm nem vỡ khi rán.

- Rán nem

Bạn làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu. Khi thấy nem vàng giòn là được.Vậy là xong một món ngon đãi tiệc dễ làm.

- Pha nước chấm nem

+ Đập dập tỏi, ớt cho vào bát nhỏ.

+ Thêm dấm, nước mắm, đường và nước ấm theo tỉ lệ 1 chua: 1 ngọt: 1 mắm: 4 nước.

+ Hòa tan lại với nhau. Vậy đã xong phần nước chấm.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong một món ngon đãi tiệc dễ làm, chắc chắn mọi người ai cũng sẽ thích vì đây là món ăn truyền thống.

Đối với chị em thường xuyên nội trợ thì việc nấu vài món ngon dễ làm hàng ngày để đãi khách thì không có gì là khó. Nhưng với chị em văn phòng, người đi làm khá bận rộn nên rất khó có thể sắp xếp công việc chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn được. Đừng lo lắng hãy để Nấu cỗ 29 giúp bạn, đây là một trong những địa chỉ nhận làm mâm cỗ số lượng lớn uy tín hàng đầu hiện nay. Để tham khảo nhiều món ngon đãi khách dễ làm, bạn có thể truy cập vào website: http://www.nauco29.vn hoặc liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 0984 000 059 - 0243 825 29 29 để biết thêm chi tiết.