Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020
Top 5 dịch vụ nấu cỗ tại nhà Hà Nội uy tín, tốt nhất
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020
Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?
Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm ống tai ngoài một trong những bệnh về tai thường gặp hiện nay xảy ra phổ biến ở trẻ em thanh thiếu niên và người lớn bơi lội nhiều. Vậy viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Viêm ống tai ngoài là gì?
Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm của lỗ tai ngoài và ống tai ngoài. Ống tai ngoài là phần kéo dài từ lỗ tai vào đến màng nhĩ.
Bản thân viêm ống tai ngoài không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Đối tượng có nhiều nguy cơ mắc viêm tai ngoài
Ai cũng có thể bị viêm ống tai ngoài, nhưng những người dưới đây có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn cả:
- Bơi lội thường xuyên. Bơi lội là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến viêm ống tai ngoài. Đặc biệt khi bơi lội trong vùng nước có mật độ vi khuẩn cao. Nước hồ bơi được xử lý bằng clo đầy đủ thì có ít nguy cơ lây lan vi khuẩn hơn.
- Tắm rửa hay rửa tai bằng nước quá thường xuyên. Điều này cũng có thể khiến tai dễ ứ đọng nước và dẫn đến viêm nhiễm.
- Trẻ em. Ống tai trẻ em thường nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này là do ống tai ngoài càng hẹp thì nguy cơ nước bị đọng lại bên trong càng cao.
- Sử dụng tai nghe hay các thiết bị trợ thính thường xuyên.
- Viêm da dị ứng, chàm
- Kích thích da vùng ống tai do các hóa chất dùng cho tóc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định, viêm ống tai ngoài không phải bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày đối với trường hợp bệnh nhẹ.
Tuy nhiên, nếu bệnh không thể tự lành và không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Áp xe: Áp xe hình thành do viêm nhiễm lâu ngày gây đau nhức và khó chịu vô cùng. Áp xe sẽ phát triển ở xung quanh tai và người bệnh cần được rạch dẫn lưu dịch mủ trong ổ áp xe ra ngoài.
Hẹp ống tai: Viêm nhiễm ở phần ống tai lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến sưng viêm, lâu dần ống tai bị hẹp khiến người bệnh nghe kém.
Rách hoặc thủng màng nhĩ: Phần ống tai nối lỗ tai và màng nhĩ, ống tai viêm nhiễm khiến vi khuẩn tích tụ gây tổn thương đến màng nhĩ. Ngoài ra, việc người bệnh sử dụng vật cứng ngoáy tai cũng có thể gây rách thủng màng nhĩ.
Viêm tai ngoài hoại tử: Đây là một bệnh lý nguy hiểm ác tính, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch đặc biệt kém như bị HIV/AIDS, người đái tháo đường,…
Người bệnh cần chủ động theo dõi những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất ở tai. Mỗi khi cảm nhận có thể bản thân đang mắc viêm ống tai ngoài thì cần đi khám sớm để định hướng phác đồ điều trị.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm ống tai ngoài là gì? Có nguy hiểm không, Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất cứ tư vấn nào về bệnh viêm tai ngoài cũng như các bệnh về tai mũi họng bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp khoa tai mũi họng bệnh viện an việt để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020
Triệu chứng nhân biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến bé khiến bé bị đau, làm giảm khả năng nghe, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa trẻ sơ sinh như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.
Tổng quan bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ, có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi. Đồng thời sẽ giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi mũi và họng bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, thì đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn và rộng, phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ rất dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa
Những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh thường khởi phát từ bệnh viêm mũi họng. Do vậy nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng thì bố mẹ rất dễ bỏ qua những biểu hiện của bệnh.
Không ít người chủ quan trong việc điều trị bệnh viêm mũi, họng thông thường khiến cho bệnh viêm tai giữa trở nên nặng là việc chữa trị khó khăn hơn nhiều.
Dưới đây là một số biểu hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa đầu tiên là sốt và viêm mũi. Tùy vào tình trạng bệnh và do cơ địa mà mức độ sốt sẽ khác nhau. Thông thưởng là bé sẽ bị sốt từ 39 đến 40 độ C.
Tuy nhiên bố mẹ không loại trừ trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt do thời tiết hay một loại viêm nhiễm nào khác.
- Đau tai: Đây là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh gặp phải nhiều nhất. Bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của con như trẻ hay quấy khóc, nước hoặc mủ trong tai nhỏ ra bên ngoài, hoặc trẻ lấy tay dụi vào tai…Việc kiểm tra màng nhĩ để phát hiện viêm tai giữa trẻ sơ sinh là rất khó bởi lỗ tai của trẻ rất nhỏ hẹp. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện những bất thường ở tai thông qua hình dạng và cấu tạo màng nhĩ.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm tai giữa cấp tính có thể khiến đường tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề như đi ngoài, phân lỏng…do đờm, dịch.
- Chảy mủ: Đây là biểu hiện viêm tai giữa mãn tính ở trẻ sơ sinh nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời. Ở giai đoạn này, những biểu hiện như đau tai, trẻ quấy khóc sẽ giảm hẳn, điều đó khiến bố mẹ nhầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên nếu thấy mủ chảy ra từ trong tai thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám gấp để có cách điều trị.
Ngoài những biểu hiện trên thì còn có vài dấu hiệu viêm tai giữa trẻ sơ sinh khác. Do vậy để chắc chắn rằng trẻ có bị viêm tai giữa không để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả thì bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ nha khoa sớm nhất nhé.
Xem chi tiết bệnh viêm tai giữa tại đây
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm gây ra những biến chứng như:
- Ảnh hưởng thính giác: Viêm nhiễm kéo dài dễ dẫn tới tình trạng nghe kém. Bệnh thường sẽ hồi phục khi nhiễm trùng qua đi. Nhưng nếu nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nghe kém nặng, thậm chí là điếc hoàn toàn.
- Chậm phát triển ngôn ngữ: Hậu quả của việc nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Từ đó, việc học tập cũng như các vấn đề về xã hội và giao tiếp hành vi cũng gặp khó khăn.
- Nhiễm trùng lan rộng: Viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng và có sự liên quan mật thiết tới các bộ phận này. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sự lan tràn nhiễm trùng sang các mô xung quanh gây viêm mũi, viêm phổi, áp xe não… có thể đe dọa đến tính mạng.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh viêm tai giữa và các bệnh về tai mũi họng bạn có thể liên hệ trực tiếp khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt để được các bác sĩ giải đáp miễn phí.
Follow us:
Facebook: https://www.facebook.com/khoataimuihonganviet/
Twitter: https://twitter.com/Khoataimuihong2
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPiRXIQA_HFQqhLIqqDSjJA
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020
Hướng dẫn cách làm vịt rang mắm ngon nhức nách
Hướng dẫn cách làm vịt rang mắm đơn giản mà ngon
Ăn vịt rang mắm ở đâu ngon?
Hướng dẫn cách nấu xôi vịt băm đơn giản mà ngon khó cưỡng!
Thực hiện cách nấu xôi vịt băm như sau:
Cách nấu xôi vịt băm thứ hai đơn giản vô cùng luôn
Cách nấu vịt giả cầy miền Trung thơm nức mũi đưa cơm
Thơm nức mũi cách nấu vịt giả cầy miền Trung
Nguyên liệu và cách sơ chế
- Riềng, gừng, tỏi: mỗi loại 1 củ
- Ớt: 2 quả
- Sả: 5 nhánh
- Mẻ: 2 thìa canh
- Mắm tôm: 2 thìa nhỏ
- Các gia vị khác: dầu ăn, đường, muối, hạt nêm…
- Vịt sau khi thịt xong, rửa qua với nước.
- Giã gừng nhỏ rồi trộn cùng muối và rượu, chà xát lên toàn bộ con vịt để khử mùi tanh và mùi hôi. Rửa sạch lại với nước
- Thui vịt bằng khò ga hoặc bếp than. Thui thật đều sao cho vịt cháy xem vàng rồi chặt vịt thành từng miếng vừa ăn
- Xay nhỏ riềng bằng máy sinh tố hoặc băm nhuyễn
- Gừng cắt thành sợi và sả dập nát, cắt thành từng khúc
- Ớt và tỏi băm thật nhỏ
- Lọc nước mẻ, bỏ bã
- Ướp thịt vịt cùng với gừng, riềng, ớt, mẻ, mắm tôm. Thêm các gia vị khác như đường và bột canh. Trộn thật đều rồi ướp vịt trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho thấm đủ gia vị
Công thức cách nấu vịt giả cầy miền Trung
- Cho chảo lên bếp và đổ một lượng dầu ăn vừa phải.
- Phi thơm vàng tỏi đã băm rồi cho thịt vịt đã ướp vào chảo, đảo đều cho tới khi thịt vịt săn lại
- Đổ một lượng nước vừa phải vào nồi vịt, đun nhỏ bếp và nêm thêm gia vị cho vừa. Đun cho tới khi nước cạn và thịt vịt đã mềm thì tắt bếp
Đổi bữa sáng cho cả nhà bằng cách nấu xôi lòng vịt lạ, ngon miệng
- Gạo nếp
- Lòng vịt
- Gia vị: hành lá, muối, bột nêm, tiêu, dầu ăn, mắm, tiêu, tỏi, hành tím