Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Khám phá ý nghĩa của bánh chưng ngày tết

Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của món ăn truyền thống mang giá trị văn hóa, lịch sử này thông qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của bánh chưng ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt dù có đi đâu, ở đâu cũng sẽ quay về sum họp với gia đình và cùng nhau gói những chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết để cúng gia tiên. 

Có thể nói, bánh chưng trong tiềm thức người Việt là món ăn đặc trưng của dân tộc, là cảm giác háo hức thời ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình ấm áp trong ngày đầu năm mới.

Bánh chưng xanh món ăn không thể thiếu ngày tết

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.

Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, mồ côi mẹ và cũng nghèo khó nhất vẫn lo lắng chưa biết dâng lễ gì. 

Đêm đó, hoàng tử Lang Liêu mộng thấy vị thần mách bảo “ Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ.”

Hoàng tử Lang Liêu mừng rỡ, dâng lên vua cha bánh chưng - bánh . Đây chính là nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống của đất nước ta.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày.

Theo truyền thuyết, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh và hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên có màu trắng và không nhân vị.

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là món ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn và bao la như trời đất của cha mẹ.

Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước chính vì vậy từ xa xưa đời sống của người dân Việt đã phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Thiên nhiên quyết định sự ấm no của con người. Bánh chưng được làm ra mỗi dịp Tết đến để thể hiện sự biết ơn với trời đất và mong muốn năm tiếp theo sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Ngoài ra, ý nghĩa của bánh chưng còn mang đến giá trị tinh thần rất lớn. Trong ngày Tết, hình ảnh gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa. Tết sẽ không còn trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề đến đâu thì vài chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có. 

Thông thường các gia đình sẽ gói bánh chưng vào ngày 27 - 28 tháng chạp, đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và các con cháu sum vầy trước không khí rạo rực của năm mới, bánh chưng chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. 

Trên đây là thông tin về ý nghĩa bánh chưng ngày Tết, hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của món ăn truyền thống này.

Check list các món ăn ngày tết miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ cúng ngày Tết đóng vai trò rất quan trọng vì thế luôn được các gia đình chăm chút rất kỹ lưỡng. Nền ẩm thực của người dân miền Bắc rất phong phú, nhưng những ngày Tết gia chủ luôn chuẩn bị những món ngon và đặc trưng nhất. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những món đặc sản Tết miền Bắc trong bài viết dưới đây nhé.

Nhắc đến Tết, mọi người sẽ nghĩ ngay đến bữa cơm tất niên ngày cuối năm, mâm cơm cúng kiếng, đưa rước ông bà, bữa tiệc đoàn viên của gia đình, và là những món ngon được sẻ chia, mời mọc láng giềng, bạn bè. 

Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày Tết luôn là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn người dân Việt. Bên cạnh các món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết, mỗi vùng miền sẽ có những đặc sản, những món truyền thống mang phong vị rất riêng của mình. Dưới đây là những món đặc sản Tết miền Bắc:

Bánh chưng, bánh tét 

Một trong những đặc sản Tết miền Bắc không thể không nhắc đến đó là bánh chưng. Bánh chưng hình vuông màu xanh thể hiện cho đất vuông, là sự kết tinh của đất trời và là truyền thống lâu đời của người Việt Nam từ thời Vua Hùng.

Bánh chưng có hương vị đặc biệt, là sự kết hợp của lớp vỏ nếp thơm, lớp đậu xanh ngọt bùi cùng với lớp thịt mỡ béo ngậy. Vào ngày 28 đến 30 tết, người dân miền Bắc sẽ gói bánh, luộc bánh cả ngày để có được những chiếc bánh chưng đẹp mắt này.

Giò chả

Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một món ăn không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc hay hấp chín. 

Khi ăn thái thành từng khoanh, miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho các thành viên trong gia đình mình.

Canh măng hầm

Bên cạnh các món ăn mặn ngọt đủ vị, thì người dân miền Bắc còn hầm sẵn một nồi canh măng.

Măng tre sau khi phơi khô, sẽ được hầm mềm cùng với thủ lợn, xương bò hoặc xương lợn. Nồi canh măng béo ngậy, có vị ngọt mềm của xương và măng sẽ khiến người người thích thú.

Bánh Gio hay còn gọi bánh tro

Bánh gio (bánh tro) là món bánh truyền thống của người dân miền Bắc. Bánh được làm với nguyên liệu chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. 

Bánh có vị lạt, mát dịu và thoang thoảng mùi tro vôi, mới ăn hơi lạ miệng sẽ là món ăn chống ngán, dễ tiêu cho những ngày Tết.

Chè kho được làm từ đậu xanh

Chè kho

Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ kết hợp với nếp, đường đỏ, nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn và muỗng cafe mè trắng rang chín và xát bỏ vỏ.

Chè kho là món ăn đặc sản thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng rất thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết.

Thịt bò kho

Thịt bò kho là món ăn thường được chuẩn bị từ ngày 29-30 Tết. Món ăn này sử dụng thịt bò ướp chung với nước cốt tỏi, một ít mắm, muối rồi cuộn thịt ba chỉ cắt mỏng ở giữa, buộc chặt rồi chiên sơ và cho vào nồi kho. Thường món này thường được ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp.

Trên đây là những món đặc sản Tết miền Bắc, mỗi món ăn mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng món. Các bạn hãy tự tay chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày Tết nhé. 

Ý nghĩa món gà luộc ngày tết

Tết Nguyên Đán là khởi đầu của một năm mới, là bắt đầu mới cho tất cả mọi công việc. Ngoài ra, tết còn là dịp đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Vì thế, gia đình dù có khó khăn, người ta vẫn không thể qua loa việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ cho năm mới đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Trong đó, gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Vậy ý nghĩa món gà luộc ngày Tết là gì và bí quyết làm sao để có đĩa gà cúng vàng ươm, trang trọng và đẹp mắt?

Gà cúng ngày tết

Ý nghĩa món gà luộc ngày Tết

Cành đào đỏ, nhánh mai vàng, bánh chưng bánh tét xanh, con gà luộc vàng là những sắc màu không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền.

Không biết từ bao giờ mà món gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Có lẽ với niềm tin của phần đông người dân Châu Á, màu vàng mang đến nhiều điều may mắn và thuận lợi.

Năm mới là thời điểm của niềm hy vọng, lời chúc tốt đẹp cho nhau năm mới an, khang thịnh vượng. Gà luộc tượng trưng cho cuộc sống ấm no, an khang. Vì thế, khởi đầu một năm mới với món gà luộc vàng óng để gia đình bạn có được khởi đầu may mắn và cầu gì được nấy. 

Do đó, không biết từ khi nào, gà luộc được chọn làm món ăn khởi đầu cho năm mới nhiều may mắn.

Không chỉ ngày Tết cổ truyền, mà gà luộc còn là món chính trong các mâm cỗ quanh năm, bữa tiệc, ngày cưới hỏi, giỗ chạp. Có thể thấy gà luộc vàng ươm, thêm chút lá chanh xanh xắt nhỏ là món ăn tuyệt đối không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt.

Bí quyết luộc gà đẹp mắt trong mâm cỗ ngày Tết

Luộc gà không khó nhưng cần có bí quyết thì món ăn mới ngon, da giòn, xương không bị vụn và màu sắc đẹp mắt.

  • Bước 1: Chọn gà cúng phải là gà trống tơ mào cờ đỏ tươi, chân vàng, ức đầy; nên chọn gà ta thì thịt sẽ dai và da vàng óng.

  • Bước 2: Tạo dáng gà luộc cánh tiên bằng cách bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi gà và chỉ buộc cố định 2 chân gà lại. Để món luộc gà không bị nứt, sau khi làm sạch và sơ chế, cho gà vào nồi, thêm nước lạnh ngập gà rồi đặt lên bếp đun sôi. Với cách này, thịt gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong, chín đều và da không bị nứt.

  • Bước 3: Luộc gà trong lửa lớn, đến khi nước sôi lên thì hạ nhỏ lửa để nước sôi từ từ. Đợi nồi gà luộc sôi khoảng 5 phút, bạn hạ nhỏ lửa hết cỡ và tiếp tục đun khoảng 5 phút rồi mới tắt bếp và đậy kín vung chừng 20 phút nữa. Thông thường, thời gian luộc chín gà trung bình 30 phút, nhanh hơn có thể 20 phút, còn nếu muốn gà chín đều, vàng óng thì phải luộc ở mức lửa nhỏ khoảng chừng 45 phút.

  • Bước 4: Sau khi luộc gà xong, bạn thả ngay vào trong thau nước càng lạnh càng tốt để da gà săn lại và căng bóng, cách này cũng giúp da gà giòn. Muốn da gà vàng ươm bạn hãy giã nát ít nghệ vàng rồi vắt lấy nước và trộn với mỡ gà đã rán vàng rồi quét một lớp mỏng lên da gà.

  • Bước 5: Khi bày gà luộc cúng lên đĩa, chúng ta nên đặt sao cho đầu gà hướng lên và ngậm thêm bông hoa hồng để thể hiện ước mong mọi điều được an lành, hạnh phúc

Ý nghĩa món gà luộc ngày Tết rất lớn, đem lại giá trị tinh thần và bản sắc riêng cho dân tộc. Cho dù cuộc sống hiện đại đến mấy thì mâm cỗ ngày Tết vẫn luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi tâm hồn Việt.

Ý nghĩa của món xôi ngày tết bạn biết chưa

Trong mâm cỗ ngày Tết, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa, một ước mơ và khát khao riêng của con người. Trong đó, mâm cỗ tuyệt đối không thể thiếu đi đĩa xôi nếp dẻo nóng, ngọt bùi. Điều này hiển nhiên gia đình nào cũng biết, nhưng ý nghĩa món xôi ngày Tết như thế nào thì không phải người con Việt nào cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc ý nghĩa món xôi ngày Tết, cùng khám phá nhé.

Đĩa xôi ngày Tết có gì độc đáo?

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì xôi nếp cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền.

Mỗi vùng miền có một phong tục đồ xôi khác nhau, không chỉ đơn giản là xôi đồ bằng hạt gạo nếp dẻo trắng ngần, mà nhiều nơi còn đồ xôi thành nhiều món khác nhau.

Món xôi gấc đẹp mắt

Trong cuộc sống hàng ngày, khắp 3 miền có vô số cách đồ xôi với những đặc trưng vùng miền khác nhau. Có thể kể đến xôi xéo vàng ươm, xôi gấc đỏ lừng, xôi cốm xanh mát, xôi nếp cẩm tím, xôi dừa sợi thơm phức, xôi lạc vừng, xôi đỗ đen,... Hay cầu kỳ hơn phải nhắc đến xôi ngũ sắc của đồng bào miền cao với nhiều hương vị từ lá rừng,...

Thế nhưng, trong những ngày lễ Tết thì xôi gấc đỏ được ưa chuộng hơn cả và được khắp ba miền trưng bày trên mâm cỗ.

Ý nghĩa món xôi ngày Tết

Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì vậy mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. 

Nấu xôi gấc là cả một nghệ thuật từ khâu chọn gấc, chọn gạo nếp cho đến hấp gạo cho thơm ngon. Xôi sau khi nấu phải có màu đỏ đặc trưng của quả, hương vị ngọt bùi và gạo chín đều mềm dẻo khi ăn. 

Vì màu sắc đặc biệt của nó nên loại xôi có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống. Vì vậy món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền là điều tất nhiên.

Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối và đầy đặn trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không chỉ tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống của dân tộc.

Mẹo nấu xôi gấc đỏ tươi cho ngày Tết nhiều may mắn

Ý nghĩa món xôi ngày Tết rất quan trọng, thể hiện nhiều điều trong ước mơ của mỗi gia đình. Vậy đồ xôi gấc ngày Tết như thế nào để có đĩa xôi đỏ bừng, dẻo ngọt và thơm bùi?

Bạn hãy ghi ngay bí quyết đồ xôi gấc dưới đây nhé.

  • Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất khoảng 4 tiếng với một ít muối.

  • Bổ đôi quả gấc để lấy phần thịt gấc. Bóp cho thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi trộn với 1 thìa rượu trắng.

  • Trộn đều phần thịt gấc với nếp. Lấy phần thịt gấc vừa trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với ít muối.

  • Trong quá trình đó bạn nên cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy vào sở thích.

  • Mang hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong khoảng 35 – 40 phút. Lúc này, món xôi gấc coi như đã hoàn thành. 

Lưu ý: Khi xôi gấc gần chín, muốn cho xôi giảm bớt đi mùi nồng của gấc thì bạn cho thêm một ít đường, sau đó trộn xôi đều lên và đậy nắp lại và để trong khoảng 5 phút là có thể tắt bếp.

Khi xôi nấu xong, bạn lấy xôi bỏ vào khuôn sau đó nén nhẹ và úp ra một chiếc đĩa sạch và xếp hạt gấc ra ngoài để tạo điểm nhấn cho đĩa xôi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa món xôi ngày Tết, hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích. Cuối cùng, chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, hạnh phúc bên gia đình người thân. 

Ẩm thực món ngon ngày tết miền Tây

Người dân miền Tây thật thà chất phác, mâm cỗ người miền Tây cũng đậm chất dân giã và mang nét truyền thống riêng của vùng miền. Những món ngon ngày tết miền Tây sẽ tăng thêm hương vị độc đáo trong bàn tiệc đầu xuân của người Việt. Hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon của miền sông nước trong những ngày đầu năm mới qua bài viết dưới đây.

Các loại nem chả 

Nem chả là món ăn truyền thống trong ngày Tết trên cả 3 miền đất nước.Trong ngày Tết, ngoài các loại chả lụa, chả bò quen thuộc, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều loại chả đẹp mắt. 

Tiêu biểu như chả hoa ngũ sắc có lớp ngoài là trứng tráng, bên trong là pate, thịt băm, mộc nhĩ, cà rốt cùng lòng đỏ trứng muối. Một món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate, món ăn vừa ngon lại vừa ấn tượng.

Khô nhái An Giang

Khô nhái An Giang được người dân miền Tây gọi bằng cái tên mỹ miều “mỹ nữ chân dài”. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân An Giang. Đặc biệt, vào những ngày tết thì món này lại càng được lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn.

Cách chế biến món ngon ngày tết miền Tây này cũng khá kỳ công và cần nhiều thời gian. Người ta bắt những con nhái ở ngoài đồng ruộng về. Sau khi đã sơ chế, làm sạch thì tẩm ướp mật ong và các loại gia vị rồi đem phơi cho khô. 

Khi ăn, họ lấy ra chiên giòn lên, ăn cùng với mắm hoặc ăn không đều là những mồi nhậu vừa thơm ngon vừ lý tưởng cho những ngày tết cổ truyền.

Mứt chuối phồng

Mứt chuối phồng (hay còn gọi là kẹo chuối/bánh chuối) là một món đặc sản đặc trưng của người dân Đồng Tháp rất được yêu thích, đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán.

Mứt chuối có hương thơm của gừng, của mè, dậy mùi của chuối. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của chuối, vị bùi bùi của lạc rất hấp dẫn. Mứt chuối dẻo quánh được bao bọc bởi độ giòn tan của lớp bánh tráng bên ngoài, thưởng thức vô cùng thú vị. Món mứt chuối thích hợp khi nhâm nhi với chén trà để ngày tết thêm phần thi vị và đậm tình con người miền Tây.

Bên cạnh mứt chuối thì miền Tây còn là vựa hoa quả lớn nhất cả nước, ngày Tết người dân còn tự tay làm rất nhiều loại hoa quả sấy khác nhau. Có thể kể đến mít sấy vàng ươm, mứt khoai giòn ngọt, mứt bưởi xanh mát,...

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Nếu bánh tét ngọt là niềm tự hào của người dân miền Tây nói chung thì bánh tét lá cẩm là đặc sản của vùng đất Tây Đô. Khác với kiểu bánh truyền thống sẽ có nhân chuối và nhân đậu xanh, món bánh tét lá cẩm có 4 loại nhân khác nhau, gồm nhân chuối, nhân đậu ngọt, nhân mỡ và nhân thịt muối thập cẩm. 

Trong đó, bánh nhân đậu và chuối được gọi là bánh chay, còn bánh nhân mỡ và thịt muối là bánh mặn.

Các loại mắm Gò Công

Mắm tôm chà là - đặc sản của xứ Gò Công vì hiện chỉ có khoảng 5 gia đình còn tiếp tục làm làm loại mắm này tại địa phương. Loại mắm này thường dùng làm nước chấm thịt ba rọi luộc cuốn với rau sống và bún tươi, xóa tan đi cảm giác ngấy dầu mỡ của các món ăn trong ngày Tết. 

Bên cạnh đó còn có nhiều lại mắm khác được nhiều người và khách du lịch yêu thích như mắm còng lột, mắm ruốc...

Trên đây là những món ngon ngày tết miền Tây mới lạ và khác biệt hơn so với những vùng miền khác. Bạn hãy lưu lại để chuyến du lịch về miền Tây ăn tết thêm ý nghĩa và trọn vẹn nhé.