Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Ý nghĩa của món xôi ngày tết bạn biết chưa

Trong mâm cỗ ngày Tết, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa, một ước mơ và khát khao riêng của con người. Trong đó, mâm cỗ tuyệt đối không thể thiếu đi đĩa xôi nếp dẻo nóng, ngọt bùi. Điều này hiển nhiên gia đình nào cũng biết, nhưng ý nghĩa món xôi ngày Tết như thế nào thì không phải người con Việt nào cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc ý nghĩa món xôi ngày Tết, cùng khám phá nhé.

Đĩa xôi ngày Tết có gì độc đáo?

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì xôi nếp cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền.

Mỗi vùng miền có một phong tục đồ xôi khác nhau, không chỉ đơn giản là xôi đồ bằng hạt gạo nếp dẻo trắng ngần, mà nhiều nơi còn đồ xôi thành nhiều món khác nhau.

Món xôi gấc đẹp mắt

Trong cuộc sống hàng ngày, khắp 3 miền có vô số cách đồ xôi với những đặc trưng vùng miền khác nhau. Có thể kể đến xôi xéo vàng ươm, xôi gấc đỏ lừng, xôi cốm xanh mát, xôi nếp cẩm tím, xôi dừa sợi thơm phức, xôi lạc vừng, xôi đỗ đen,... Hay cầu kỳ hơn phải nhắc đến xôi ngũ sắc của đồng bào miền cao với nhiều hương vị từ lá rừng,...

Thế nhưng, trong những ngày lễ Tết thì xôi gấc đỏ được ưa chuộng hơn cả và được khắp ba miền trưng bày trên mâm cỗ.

Ý nghĩa món xôi ngày Tết

Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì vậy mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. 

Nấu xôi gấc là cả một nghệ thuật từ khâu chọn gấc, chọn gạo nếp cho đến hấp gạo cho thơm ngon. Xôi sau khi nấu phải có màu đỏ đặc trưng của quả, hương vị ngọt bùi và gạo chín đều mềm dẻo khi ăn. 

Vì màu sắc đặc biệt của nó nên loại xôi có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống. Vì vậy món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền là điều tất nhiên.

Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối và đầy đặn trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không chỉ tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống của dân tộc.

Mẹo nấu xôi gấc đỏ tươi cho ngày Tết nhiều may mắn

Ý nghĩa món xôi ngày Tết rất quan trọng, thể hiện nhiều điều trong ước mơ của mỗi gia đình. Vậy đồ xôi gấc ngày Tết như thế nào để có đĩa xôi đỏ bừng, dẻo ngọt và thơm bùi?

Bạn hãy ghi ngay bí quyết đồ xôi gấc dưới đây nhé.

  • Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất khoảng 4 tiếng với một ít muối.

  • Bổ đôi quả gấc để lấy phần thịt gấc. Bóp cho thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi trộn với 1 thìa rượu trắng.

  • Trộn đều phần thịt gấc với nếp. Lấy phần thịt gấc vừa trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với ít muối.

  • Trong quá trình đó bạn nên cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy vào sở thích.

  • Mang hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong khoảng 35 – 40 phút. Lúc này, món xôi gấc coi như đã hoàn thành. 

Lưu ý: Khi xôi gấc gần chín, muốn cho xôi giảm bớt đi mùi nồng của gấc thì bạn cho thêm một ít đường, sau đó trộn xôi đều lên và đậy nắp lại và để trong khoảng 5 phút là có thể tắt bếp.

Khi xôi nấu xong, bạn lấy xôi bỏ vào khuôn sau đó nén nhẹ và úp ra một chiếc đĩa sạch và xếp hạt gấc ra ngoài để tạo điểm nhấn cho đĩa xôi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa món xôi ngày Tết, hy vọng bài viết có thể giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích. Cuối cùng, chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, hạnh phúc bên gia đình người thân. 

Ẩm thực món ngon ngày tết miền Tây

Người dân miền Tây thật thà chất phác, mâm cỗ người miền Tây cũng đậm chất dân giã và mang nét truyền thống riêng của vùng miền. Những món ngon ngày tết miền Tây sẽ tăng thêm hương vị độc đáo trong bàn tiệc đầu xuân của người Việt. Hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon của miền sông nước trong những ngày đầu năm mới qua bài viết dưới đây.

Các loại nem chả 

Nem chả là món ăn truyền thống trong ngày Tết trên cả 3 miền đất nước.Trong ngày Tết, ngoài các loại chả lụa, chả bò quen thuộc, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều loại chả đẹp mắt. 

Tiêu biểu như chả hoa ngũ sắc có lớp ngoài là trứng tráng, bên trong là pate, thịt băm, mộc nhĩ, cà rốt cùng lòng đỏ trứng muối. Một món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate, món ăn vừa ngon lại vừa ấn tượng.

Khô nhái An Giang

Khô nhái An Giang được người dân miền Tây gọi bằng cái tên mỹ miều “mỹ nữ chân dài”. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân An Giang. Đặc biệt, vào những ngày tết thì món này lại càng được lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn.

Cách chế biến món ngon ngày tết miền Tây này cũng khá kỳ công và cần nhiều thời gian. Người ta bắt những con nhái ở ngoài đồng ruộng về. Sau khi đã sơ chế, làm sạch thì tẩm ướp mật ong và các loại gia vị rồi đem phơi cho khô. 

Khi ăn, họ lấy ra chiên giòn lên, ăn cùng với mắm hoặc ăn không đều là những mồi nhậu vừa thơm ngon vừ lý tưởng cho những ngày tết cổ truyền.

Mứt chuối phồng

Mứt chuối phồng (hay còn gọi là kẹo chuối/bánh chuối) là một món đặc sản đặc trưng của người dân Đồng Tháp rất được yêu thích, đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán.

Mứt chuối có hương thơm của gừng, của mè, dậy mùi của chuối. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của chuối, vị bùi bùi của lạc rất hấp dẫn. Mứt chuối dẻo quánh được bao bọc bởi độ giòn tan của lớp bánh tráng bên ngoài, thưởng thức vô cùng thú vị. Món mứt chuối thích hợp khi nhâm nhi với chén trà để ngày tết thêm phần thi vị và đậm tình con người miền Tây.

Bên cạnh mứt chuối thì miền Tây còn là vựa hoa quả lớn nhất cả nước, ngày Tết người dân còn tự tay làm rất nhiều loại hoa quả sấy khác nhau. Có thể kể đến mít sấy vàng ươm, mứt khoai giòn ngọt, mứt bưởi xanh mát,...

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Nếu bánh tét ngọt là niềm tự hào của người dân miền Tây nói chung thì bánh tét lá cẩm là đặc sản của vùng đất Tây Đô. Khác với kiểu bánh truyền thống sẽ có nhân chuối và nhân đậu xanh, món bánh tét lá cẩm có 4 loại nhân khác nhau, gồm nhân chuối, nhân đậu ngọt, nhân mỡ và nhân thịt muối thập cẩm. 

Trong đó, bánh nhân đậu và chuối được gọi là bánh chay, còn bánh nhân mỡ và thịt muối là bánh mặn.

Các loại mắm Gò Công

Mắm tôm chà là - đặc sản của xứ Gò Công vì hiện chỉ có khoảng 5 gia đình còn tiếp tục làm làm loại mắm này tại địa phương. Loại mắm này thường dùng làm nước chấm thịt ba rọi luộc cuốn với rau sống và bún tươi, xóa tan đi cảm giác ngấy dầu mỡ của các món ăn trong ngày Tết. 

Bên cạnh đó còn có nhiều lại mắm khác được nhiều người và khách du lịch yêu thích như mắm còng lột, mắm ruốc...

Trên đây là những món ngon ngày tết miền Tây mới lạ và khác biệt hơn so với những vùng miền khác. Bạn hãy lưu lại để chuyến du lịch về miền Tây ăn tết thêm ý nghĩa và trọn vẹn nhé.

Bỏ túi 5 món ngon đãi tiệc làm cỗ

Mâm cỗ đãi khách là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp từ xa xưa của dân tộc Việt. Mỗi một vùng miền lại có những món ăn trong mâm cỗ đặc trưng riêng biệt, song đều là những món ăn được gia chủ cầu kỳ chuẩn bị với tấm lòng thành. Với 5 món ngon đãi tiệc làm cỗ dưới đây, bạn sẽ có ngay mâm cỗ ngon để chiêu đãi người thân, khách khứa trong dịp cúng giỗ, đám hiếu hay mừng thọ tại nhà.

Gà ta hấp lá chanh

Gà hấp được xem là một món ăn truyền thống nhất định không thể thiếu trong các mâm cỗ, bữa tiệc. Gà mang ý nghĩa tốt đẹp theo quan niệm xưa, vì thế ông bà ta thường nói làm cỗ mà không có gà thì không phải là mâm cỗ. 

Đặc biệt là món gà ta hấp lá chanh, mềm dai và ngọt thịt kết hợp với mùi thơm của lá chanh, món ăn ngon quá không cầu kì mà lại chiều lòng người.

Mâm cỗ giỗ đầy đủ

Chả giò nem rán

Chả giò được xem là món ăn truyền thống đơn giản lại thơm ngon trong mâm cỗ của người Việt. Từng miếng chả giò được ăn kèm với rau sống, dưa chuột và chấm với nước mắm chanh ớt mang lại cho món ăn cảm giác vô cùng hấp dẫn. 

Có nhiều cách chế biến món chả giò nem rán khác nhau. Truyền thống nhất là làm từ thịt nạc và mộc nhĩ (nấm mèo), độc lạ hơn có thể làm nem hải sản, chả giò tôm thịt,...

Món chả giò tôm thịt giòn thơm ở phần vỏ kết hợp với vị ngọt của thịt và tôm sẽ mang lại cảm giác thơm ngon ngất ngây cho người thưởng thức. 

Nộm đu đủ

Món nộm đu đủ xanh chua chua và giòn giòn ngon sẽ khiến cho khách khứa khi đến dự tiệc nhà bạn phải vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngợi. Cách làm món này cũng rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo như sau:

Đu đủ xanh đem sơ chế và thái thành sợi nhỏ rồi cho vào bát to để trộn, thêm 1 thìa cafe muối rồi bóp cho đu đủ ngấm muối. Sau đó đảo đều lại rồi vắt cho đu đủ kiệt nước và cho ra bát khác.

Tiếp theo là pha nước trộn nộm. Bạn dùng khoảng 1-2 quả chanh vắt lấy nước rồi thêm 1 thìa cafe đường, 1 thìa tỏi băm và 1 chút mù tạt cay nồng đặc biệt rồi khuấy đều cho vừa miệng, sau đó đổ hỗn hợp vào trong bát đu đủ và trộn thật đều lên. Cuối cùng bạn trình bày nộm ra đĩa, rắc lạc đã rang lên, trước khi ăn bạn nhớ trộn nộm đều lên mùi vị sẽ vô cùng hấp dẫn nhé.

Mực hấp gừng

Nhắc đến một trong 5 món ngon đãi tiệc làm cỗ tuyệt đối không thể bỏ qua các món ăn từ hải sản, nhất là mực. 

Mực hấp gừng dai giòn, khi ăn cảm giác từng miếng giòn sật sật, từng miếng mực mềm ngọt đậm đà. Kết hợp với vị thơm của gừng và nước chấm ngọt ngọt thực sự rất hấp dẫn cả về màu sắc lẫn hương vị.

Bên cạnh đó, các món ăn chế biến từ hải sản khác cũng rất được lòng mà bạn có thể chế biến như mực xào chua ngọt, tôm hấp, salad hải sản,...

Xôi cốm dừa

Xôi là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ, xôi như là một món ăn truyền thống và xôi cốm thực sự là một lựa chọn hoàn hảo. Xôi cốm dẻo, thơm ngon và vị bùi của dừa. Tất cả tạo nên một hương vị hoàn hảo.

Trên đây là 5 món ngon đãi tiệc làm cỗ nổi bật trong kho tàng ẩm thực phong phú của người Việt mà bạn đọc có thể tham khảo. Những món ngon trong mâm cỗ cho dù quý hiếm đắt tiền hay dân dã bình dân đều thể hiện tấm lòng thành của gia chủ, đều rất đáng quý. Tuỳ thuộc từng vùng miền, hay mùa ẩm thực riêng biệt mà bạn có thể sáng tạo thêm các món ăn mới lạ hấp dẫn khác nhé. 

Ý nghĩa của bữa cơm ngày tết

Có thể nói, bữa cơm ngày tết hay còn gọi là bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo phong tục, bữa cơm cúng Tất niên là nghi thức tiễn năm cũ, đón năm mới và được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Vậy ý nghĩa mâm cơm ngày tết là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Khám phá ý nghĩa mâm cơm ngày Tết

Bữa cơm tất niên vào chiều cuối năm là khoảnh khắc thiêng liêng của tất cả các gia đình. Sau một năm làm ăn, học hành vất vả vào những ngày cuối năm, mọi người dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất và chuẩn bị bữa cơm ngày tết để sum họp lại bên nhau.

Không chỉ là một bữa cơm bình thường, bữa cơm ngày tết còn là lúc mọi người cùng nhau chia sẻ những khó khăn, những vui buồn của năm cũ, cùng nhau gửi lời chúc tốt đẹp cho một năm mới sắp đến. 

Cứ như vậy, bữa cơm ngày tết là bữa tiệc thường niên của người Việt. Đây là phong tục tập quán lâu đời mang nét đẹp văn hóa của người Việt. 

Mâm cơm tết của miền Bắc

Mâm cơm ngày Tết với nhiều món ăn truyền thống, cho dù từ xa xưa hay đến bây giờ, và mỗi một món ăn đều mang một ý nghĩa nhất định. Nhưng nhìn tổng chung, ý nghĩa mâm cơm ngày Tết chứa đựng nhiều mong mỏi, cầu ước cho một năm mới bình an, hạnh phúc, thành công.

Vậy trong mâm cơm ngày Tết thường có những món ăn gì?

Mâm cơm ngày Tết truyền thống của người Việt

Bữa cơm ngày tết được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có các đặc trưng riêng.

Như miền Bắc thì có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa và giò xào… 

Còn miền Trung thì có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc và giá chua… 

Đối với miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem và chả giò…

Bên cạnh những món mặn nói trên thì ở miền nào cũng không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả để cúng gia tiên các gia đình nên chọn những loại hoa quả thông dụng và có thể ăn được. Các gia đình có thể chọn 5 loại quả khác nhau, mỗi loại sẽ tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của loại quả đó.

Cần lưu ý mâm ngũ quả không nên dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả (bằng nhựa) để cúng gia tiên. Đồng thời không nên đặt mâm ngũ quả trước chính giữa bát hương vì theo quan niệm nếu đặt ở đây sẽ chắn mất trục khí chính, vì vậy gia chủ nên để mâm ngũ quả ở hai bên.

Ngoài ra, bữa cơm cúng tất niên không thể thiếu hương và đèn. Trong đó, hương tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).

Với ý nghĩa mâm cơm ngày tết như thế, mặc dù cuộc sống ngày càng vội vã nhưng các gia đình Việt vẫn luôn duy trì bữa cơm tất niên chiều 30 tết như một phong tục đẹp. Bữa cơm tất niên ngày tết để lại dấu ấn trong mỗi người một cảm xúc khó quên và dù có đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này, và cùng hướng về nơi có người thân đang quây quần bên mâm cơm tiễn biệt năm cũ và chuẩn bị đón năm mới.

Ý nghĩa của các món ăn Việt Nam trong ngày tết cổ truyền

Bánh chưng, dưa hành, gà luộc, thịt kho tàu, thịt đông, giò chả...là các món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mỗi một món ăn trong mâm cơm ngày Tết đều ẩn trong mình một ý nghĩa riêng biệt, đậm chất tinh thần. Vậy ý nghĩa của các món ăn Việt Nam trong những ngày Tết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mâm cơm năm mới nào cũng có đủ đầy các món ăn quen thuộc như bánh chưng, gà luộc, thịt đông, giò chả, thịt kho tàu,...? Cho dù tất bật như thế nào thì vào ngày Tết cổ truyền, mọi gia đình đều chuẩn bị những món ăn này trong mâm cỗ. 

Bánh chưng món ăn không thể thiếu trong ngày tốt

Bánh chưng - Biết ơn tổ tiên, nguồn cội

Nhắc đến ý nghĩa của các món ăn Việt Nam không thể không nhắc đến bánh chưng được.

Bánh chưng là món ăn ngày Tết nhà nhà không thể thiếu. Được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết bởi nguyên liệu của bánh chưng là sự hội tụ tinh hoa của đất trời. 

Bánh có nguyên liệu từ gạo nếp, thịt lợn và đỗ xanh, vì thế nét đặc trưng cho món bánh này là mùi vị thơm ngon và đậm hồn dân tộc. Bánh chưng xanh trong ngày Tết có ý nghĩa mang đến lời chúc sung túc và may mắn trong năm mới.

Gà luộc - cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy

Khi nhắc đến các món ăn trong ngày Tết thì không thể thiếu món gà luộc. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những dịp trọng đại. Có lẽ vì gia chủ tin rằng gà luộc sẽ mang lại một khởi đầu may mắn, thuận lợi và vạn phúc đong đầy. 

Vì thế, hãy khởi đầu năm mới bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.

Thịt đông - trong trẻo an lành, tình duyên tốt đẹp

Thịt đông là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam trong dịp Tết, đặc biệt là người dân vùng Bắc Bộ. Do thời tiết nơi đây vào những ngày này khá lạnh, rất phù hợp để chế biến món ăn này. 

Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành và trong trẻo suốt cả một năm mới. Sự hòa quyện, gắn kết giữa thành phần của món ăn một cách tự nhiên, đẹp mắt như một lời chúc may mắn cho những ai đang và sẽ yêu.

Thịt kho tàu với ý nghĩa cho một năm mới hòa thuận

Thịt kho tàu - cuộc sống thuận hoà, yên vui

Nếu như miền Bắc có món thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho hột vịt (hay còn gọi là thịt kho tàu). Món ăn này có màu nâu vàng hấp dẫn, mùi thơm và độ mềm ngậy cực kỳ hấp dẫn đã làm nức lòng hàng trăm, hàng triệu người Việt từ thuở còn tấm bé đến lúc trưởng thành.

Khi thưởng thức món thịt kho tàu, bạn sẽ cảm thấy ấm cúng, sum vầy. Thịt kho tàu chính mang ý nghĩa cho một năm mới đầy hòa thuận và yên vui.

Giò chả - trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà

Giò chả là món ăn thường xuyên góp mặt vào mâm cỗ ngày tết. Giò chả thường được cắt miếng bày thành hoa rất đẹp mắt. Giò chả chính là biểu tượng của phúc lộc. 

Có 3 loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò mang đến hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò chả thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối, vị nước mắm ngon hòa quyện trong miếng giò.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa của các món ăn Việt Nam trong ngày Tết. Mỗi món ăn sẽ mang trong mình một hương vị, một ý nghĩa khác nhau mà mỗi người yêu ẩm thực Việt Nam cảm thấy thật ấm lòng mỗi khi thưởng thức. 

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Bệnh viêm họng có tự khỏi không?

Viêm họng hạt có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân, Để giúp bạn giải đáp thắc mắc cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

Bệnh viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt hay còn gọi viêm họng quá phát là giai đoạn của nhiễm trùng hầu họng mãn tính. Bệnh xảy ra khi nhiễm trùng ở cơ quan này tái phát nhiều lần, gây tổn thương tế bào lympho và làm xuất hiện các hạt nhỏ ở thành họng.

viêm họng hạt

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn, virus, thời tiết, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, do lây nhiễm… Để trả lời câu hỏi bệnh viêm họng có tự khỏi không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bài viết này chúng tôi sẽ trả lời chi tiết về vấn đề này.

Bệnh viêm họng có tự khỏi không?

Có 2 yếu tố quyết định đến việc bệnh có tự khỏi hay không đó là: nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng nhưng trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu đó là vi khuẩn và virus. Để điều trị bệnh bác sĩ cũng sẽ dựa trên hai nguyên nhân này để xác định phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân.

Viêm họng có tự khỏi không nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus?

Nếu bạn bị viêm họng do virus và sức đề kháng của cơ thể tốt thì viêm họng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng khuẩn tiêu diệt virus gây bệnh, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và hợp lý là bệnh sẽ tự khỏi.

Trong trường hợp này dù bạn có uống thuốc kháng sinh cũng không có hiệu quả bởi loại thuốc này không thể tiêu diệt được virus mà còn gây hại cho cơ thể.

Nếu sức đề kháng của bạn kém thì bạn nên dùng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Viêm họng sẽ khỏi sau 1 tuần tùy vào cơ địa và thể chất của từng bệnh nhân. Sau 1 tuần mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

Cho nên câu hỏi viêm họng hạt có tự khỏi không và đáp án ở đây sẽ là không. Bệnh nếu không điều trị kịp thời và chính xác không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây các các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, thậm chí có thể là viêm thấp khớp, viêm màng tim ngoài, viêm cầu thận, ung thư vòm họng,...nguy cơ tử vong cao ở người bệnh.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề "Bệnh viêm họng hạt có tự khỏi không?" Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Để được tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm họng hạt cũng như các bệnh về tai mũi họng. Bạn có thể liên hệ chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua số hotline 1900 2838 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp miễn phí