Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Hướng dẫn cách làm mì gạo lứt vịt quay

Vịt quay là món ăn bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong đó, món mì gạo lứt vịt quay là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt vịt quay và mì được làm từ gạo lứt. Vậy cách làm món này như thế nào? cùng tìm hiểu nhé!

Giá trị dinh dưỡng của món mì gạo lứt vịt quay

Thịt vịt là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong 100gr thịt vịt có chứa 25gr Protein, có tới 201 Calorie, có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, K, canxi, lipit.,, kẽm, magie.... Ngoài ra ăn thịt vịt thường xuyên còn giúp bạn chữa được một số bệnh như: chữa xơ vữa động mạch, tăng cường miễn dịch, giúp bổ ích cường tráng, thanh độc nhiệt, bồi dưỡng tỳ vị… 

Còn gạo lứt là loại gạo rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người ăn kiêng. Gạo lứt có chứa axit béo, có lượng chất xơ dồi dào, giàu vitamin B, protein giúp cho trẻ không bị táo bón, phát triển cơ và trí não rất tốt. Nếu nhà có con nhỏ thì bạn có thể thay gạo trắng thông thường bằng gạo lứt cũng được nhé.

Như vậy, hai thành phần chính của món ăn này đều giàu dinh dưỡng, đều rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ tốt cho người già, người lớn mà còn rất tốt với trẻ em nữa. Thay vì món mì gạo truyền thống thì mẹ có thể đổi bữa cho con bằng mì làm từ gạo lứt. Cách làm mì gạo lứt cũng rất đơn giản bạn có thể tự search cách làm trên mạng là ra ngay thôi. 

Hướng dẫn cách làm mì gạo lứt vịt quay

Mì gạo lứt vịt quay - phần vịt quay

Phần vịt quay này nếu bạn không có thời gian làm thì bạn có thể mua ở ngoài về. Tuy nhiên, tự tay làm cho cả nhà thì món ăn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Cách làm rất đơn giản: bạn sau khi sơ chế và khử mùi vịt xong thì bạn đun sôi nồi nước khoảng 20 phút thì cho vịt vào đun khoảng 10 phút nữa thì bạn tắt bếp và ngâm cho đến khi vịt mềm thì vớt ra cho khô ráo.

Công thức tạo màu phần da gồm: mật ong, xì dầu trộn đều và xoa đều khắp mình vịt, xoa xong treo vịt lên cho khô. 

Tiếp theo là bạn đổ dầu vào chảo sâu lòng cho sôi thì thả vịt vào, chiên ngập dầu trong ngọn lửa to ngay từ đâu rồi giảm nhỏ lửa dần để vịt chín bên trong. Khi vịt đã chín và da vàng đều đẹp mắt vì vớt ra, để cho ráo thì chặt thành từng miếng.

Mì gạo lứt vịt quay - phần mì gạo lứt

Mì gạo lứt sau khi mua về bạn luộc mì qua với nước đun sôi là có thể dùng được luôn rồi.

Các bước làm mì gạo lứt vịt quay

Bước 1: Nấu nước dùng: Cho củ cải đã gọt vỏ sạch và thái từng miếng nhỏ, nấm, hành tây, phổ tai vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước, nấu trong khoảng 30 phút. Phần nước dùng này có mùi rất thơm và có vị ngọt thanh.

Bước 2: Sau khi đun được nước dùng thì bạn bỏ bã đi, để nguội và cho vào tủ lạnh để dùng dần, có thể để khoảng 3 ngày. 

Bước 3, nấu mì: Bạn lấy một chút nước dùng ra đun sôi và cho thêm một chút muối. Mì gạo lứt luộc qua rồi cho vào một cái tô to. Cuối cùng bạn lấy vịt quay chặt thành từng miếng xếp lên mì cùng với một chút rau thơm và múc nước dùng tưới lên là bạn đã xong món mì gạo lứt vịt quay thơm ngon cho bữa sáng rồi.

Như vậy, món mì gạo lứt vịt quay rất dễ làm, đơn giản. Bạn có thể tự làm ở nhà, đảm bảo mọi người ai cũng thích món ăn thanh đạm này. Nếu bạn muốn mua vịt quay thì có thể đến vịt 29 với nhiều cơ sở khác nhau, phân bố khắp nội thành Hà Nội, hoặc bạn có thể gọi đến số điện thoại 0243.825.29.29 để đặt hàng, chúng tôi sẽ ship hàng đến tận nơi miễn phí cho những địa chỉ gần, còn ở xa hơn thì bạn mất thêm một khoản phí nhỏ thôi.

Vịt hầm măng khô cách nấu như thế nào ngon

Với những người thích ăn thịt vịt thì không thể bỏ qua món vịt hầm măng khô. Đây không chỉ là món dùng trong các bữa cơm hàng ngày mà còn là món canh không thể thiếu trong các bữa tiệc, mâm cỗ của người Bắc.

Cách nấu vịt hầm măng khô sao cho ngon đúng điệu?

Vịt hầm măng khô là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa măng khô và thịt vịt mang lại cho người ăn một cảm giác thích thú vô cùng. Nước canh món vịt hầm măng khô có vị ngọt tự nhiên chứ không phải vị ngọt của một số gia vị tạo ngon, cộng thêm chút béo của nước luộc vịt, phần thịt vịt thì mềm, ngon, có độ dai nhất định và mùi thơm của thịt thì sẽ khiến bạn khó kiềm chế được mà ngồi vào thưởng thức ngay. Đặc biệt măng khô khi hầm với thịt vịt sẽ giòn sần sật, ăn cùng với miến, cơm hay bún đều rất hoàn hảo.

Nguyên liệu cho món vịt hầm măng khô, gồm có:

Vịt sống khoảng 1 đến 1,5 kg; măng khô 500g, 1 củ hành tây, 2 củ gừng, 3 củ hành khô, 2 quả ớt tươi, ½ củ tỏi khô, rau mùi, rau răm 1 bó nhỏ, hành lá 5 cây, bún tươi, rượu trắng 200ml; các gia vị thông thường (đường, hạt nêm, muối, nước mắm…)

Có thể thấy rằng nguyên liệu để làm món vịt hầm măng khô này rất đơn giản, dễ kiếm nên bạn có thể làm tại nhà.

Hướng dẫn cách nấu vịt hầm măng khô

Sơ chế nguyên liệu: Vịt làm sạch lông và rửa sạch bằng nước lã, sau đó lấy muối xát đều lên con vịt cả bên trong và bên ngoài. Lấy hỗn hợp 1 củ gừng hòa với ½ chén rượu trắng lên vịt xát cho thật kỹ, sau đó rửa lại bằng nước lọc, điều này sẽ giúp cho vịt không còn mùi hôi nữa. 

Lưu ý, bạn cần nhớ cắt phần tĩ chỗ phao câu và nhặt hết chân lông đen đi, bời vì đây chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi của vịt đấy. Sau đó, bạn đem vịt đi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nếu vịt hơi béo, nhiều mỡ thì bạn đem áp chảo để vịt bớt mỡ, làm vậy để món vịt hầm măng khô không bị ngấy.

Măng khô thì rửa sạch ngâm qua đêm để măng nở, khi ngâm thì cần chú ý thay nước vài lần để vị đắng của măng còn lại trong măng không còn nữa. Ngâm xong rồi thì luộc măng trong nồi nước sôi thời gian khoảng 2-3 phút để khử độc, măng sẽ sáng màu hơn, mềm hơn. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh, để ráo và xé măng thành từng miếng vừa ăn.

Hành khô, gừng, hành tây đem nướng qua cho dậy mùi thơm thì bóc sạch vỏ, trong đó, chỉ có hành khô là được đập dập còn 1 củ hành khô còn lại thì băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, 1 nhánh gừng để riêng ra để sau làm nước chấm vịt.

Nguyên liệu khác thì rửa sạch, thái nhỏ ra trong đó lấy 1 trái bỏ hạt, thái nhỏ, 1 trái băm nhỏ làm nước chấm và ớt tươi.

Xào măng: Bắc chảo lên bếp cho 2 muỗng dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì phi thơm hành băm lên và đổ măng vào xào. Sau đó, nêm gia vị muối, đường, hạt nêm, nước mắm đảo đều cho măng thấm. Tiếp tục xào cho đến khi măng chín tới thì tắt bếp. 

Còn phần thịt vịt sau khi luộc qua để khử mùi hôi thì bạn chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đổ vịt vào nồi cùng với nước, măng xào qua hầm khoảng 45 phút thì cả măng và thịt vịt đều mềm ngon. Múc vịt hầm măng khô ra bắt, cho chút tiêu, hành lá, rau mùi rắc lên cho món ăn thêm hấp dẫn. 

Như vậy, món vịt hầm măng khô rất đơn giản, dễ làm và không mất nhiều thời gian. Sau khi nấu xong thì món ăn này sẽ có màu hơi nâu, thịt vịt mềm vừa phải, nước dùng đậm đà, trong và rất thơm.

Cuối tuần đổi bữa với món vịt nhồi cà tím

Có thể thấy rằng vịt là nguyên liệu có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau như vịt quay, vịt luộc, lẩu vịt, vịt hầm… Hôm nay chúng tôi giới thiệu tới bạn một món mới được làm từ thịt vịt đó là món thịt vịt nhồi cà tím.

Hướng dẫn cách làm món thịt vịt nhồi cà tím

Thông thường, chúng ta vẫn hay làm món thịt lợn nhồi cà tím chứa ít ai làm từ thịt vịt.Bạn thử thay đổi thịt lợn thành thịt vịt đi, đảm bảo hương vị ngon tuyệt vời luôn. Để làm món này bạn không cần phải chuẩn bị nhiều như các món khác, nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh nhất có thể. Hãy cùng thực hiện món thịt vịt nhồi cà tím nào!

Nguyên liệu để làm món thịt vịt nhồi cà tím: Thịt vịt, cà tím, hạt nêm, bột tỏi, gia vị cần thiết

Chỉ cần một vài nguyên liệu trên là bạn có thể bắt tay ngay vào làm món này mà không phải vất vả tìm kiếm ở đâu. Đầu là những nguyên liệu có sẵn trong bếp của mọi nhà, còn cà tím thì dễ mua rồi ra ngay chợ gần nhà, hay bất cứ siêu thị nào cũng có.

Các bước thực hiện món thịt vịt nhồi cà tím

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

Trước khi làm món thịt vịt nhồi cà tím thì bạn phải sơ chế thịt vịt cho thật sạch bằng cách sau khi rửa vịt sạch sẽ thì bạn cho gừng và rượu trắng vào bóp cho thật kỹ rồi rửa lại bằng nước sạch lần nữa, để ráo. Sau đó, bạn ướp thịt vịt với hạt nêm, hành tỏi khoảng 10 -20 phút cho ngấm đềm. 

Bước 2: Cà tím sau khi mua về bạn rửa và ngâm bằng nước muối pha loãng. Sau đó cắt thành từng khoanh tròn dài bằng ngón tay trỏ là được, nạo sạch phần ruột đi.

Bước 3: Nhồi thịt vào cà tím, bạn lấy phần nhân thịt vịt đã ướp trước đó rồi, lấy thìa sắn từng miếng nhỏ nhồi vào các khoanh cà tím. Bạn không nên nhồi nhiều, rất dễ làm vỡ khoanh cà tím, chỉ nhồi vừa đủ và bằng miệng với hai đầu của khoanh cà tím thôi. Nếu nhồi nhiều khi nấu phần thừa đó dễ bị bong ra.

Bước 4: Đối với bước này, bạn có chế biến thành nhiều món khác nhau

Một là, món thịt vịt nhồi cà tím hầm: bạn lấy nước dùng rau củ đôi sôi lên rồi cho cà tím vào hầm mềm. 

Hai là, thịt vịt nhồi cà tím sốt dầu hào, món này chỉ khác là bạn không cắt cà pháo thành hình tròn mà cắt thành từng lát mỏng, trộn đều với bột bắp sao cho dàn đều hai mặt miếng cà tím. Sau đó, nhồi 1 lớp thịt vịt lên vừa đủ vào từng nát cá tím rồi ép chặt lại là được. Tiếp đó, bạn cho cà tím lên áp chảo chín là được. Còn phần sốt dầu hào thì bạn cho tỏi, hành tím băm phi thơm rồi cho vài thìa canh dầu hào, đường, nước cốt chanh sau đó nếm cho vừa miệng. Lấy cà tím nhúng qua lớp sốt này bày ra đĩa, rưới nước sốt đều lên là được, ăn cũng rất ngon đấy.

Ba là, bạn cũng có thể làm món thịt vịt nhồi cà tím nướng, sốt cà chua nữa. Đối với món cà tím nhồi thịt vịt nướng thì bạn chỉ cần nhồi thịt vào cà tím và đem đi nướng là xong, phần nhân bạn có thể cho thêm mộc nhĩ, nấm hương, tiêu giống như làm món thịt lợn nhồi cà tím ấy. Còn món thịt vịt nhồi cà tím sốt cà chua thì phấn sốt cà chua bạn làm như sau: bạn thái cà chua thành các lát mỏng rồi cho vào chảo dầu nóng cùng với chút muối và dằm nhừ ra cho một chút nước vào nêm gia vị đun sôi thì thả thịt vịt nhồi cà chua vào đun lên cho đến khi nước sốt sệt là được.

Như vậy, vịt nhồi cà tím rất đơn giản đúng không nào!. Đặc biệt, khi làm món này bạn có thể làm được nhiều món khác nhau cùng một nhân như vậy như vịt nhồi cá tím nướng, sốt cà chua, sốt dầu hào, sốt magi. Tất cả các món này đều rất ngon và tốn cơm. Bạn hãy thử làm đi nhé, đảm bảo không làm bạn thất vọng đâu.


 

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Cách làm thịt nấu đông thơm ngon

Bước vào những ngày đông giá lạnh thì thịt đông luôn là món ngon truyền thống được nhiều người yêu thích. Không chỉ trong bữa cơm hàng ngày mà món thịt đông còn là một trong những món ăn đãi khách ngày lễ tết cổ truyền của người Việt. Cách làm món thịt đông rất đơn giản, kẹp thêm miếng dưa muối chua ngọt khiến người người mê mẩn. Cùng chúng tôi học cách nấu món thịt đông ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Thịt nấu đông - món ăn ngon Tết truyền thống

Trong ngày Tết, bên cạnh dưa hành, củ kiệu, món thịt đông cũng là món không thể thiếu trong đặc trưng ẩm thực miền Bắc. Ngày nay, nhờ sự giao thoa ẩm thực mà rất nhiều món ăn ngon đã lan rộng khắp mọi miền, thịt đông là một trong số đó. 

Đây là món ăn ngon, mang vị béo của thịt và vị ngọt của nấm (mộc nhĩ). Món thịt nấu đông rất giàu chất đạm nhưng ăn lại không ngán, không ngấy và rất dễ ăn, đặc biệt ngon hơn khi thưởng thức cùng cơm nóng. 

Thịt nấu đông món ngon ngày tết

Nguyên liệu món thịt đông

Món thịt đông có rất nhiều biến tấu, nếu thích bạn có thể sử dụng thịt lợn, ngon nhất là phần thịt chân giò hoặc thịt ba rọi, hoặc cũng có thể chọn thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,... nếu muốn. 

Dưới đây là cách làm món thịt đông truyền thống với nguyên liệu chính là thịt lợn và bì lợn.

  • Thịt chân giò rút xương  ½ kg. Bạn có thể sử dụng thịt ba rọi nếu muốn.

  • Bì lợn: 200 gram

  • Cà rốt để trang trí: 1 củ

  • Hành củ: 2 củ

  • Mộc nhĩ: 1 túi nhỏ

  • Hạt tiêu và nước mắm ngon.

Công thức cách làm món thịt đông ngon mềm

Món thịt đông chỉ với vài nguyên liệu cơ bản, chế biến cũng đơn giản nhưng để thịt được mềm và ngọt thì cần khá nhiều thời gian để hầm thịt. 

  • Chân giò rút xương cạo thật sạch lông, rửa sạch rồi đem thái thành miếng nhỏ bằng khoảng 3 đầu ngón tay.

  • Tiếp theo, bạn đem chỗ thịt đã thái cho vào nồi rồi luộc qua trong vòng 2 phút để loại bỏ hết các chất bẩn và đem rửa sạch lại với nước lạnh rồi để cho ráo nước.

  • Bì heo cạo sạch lông và thái chỉ thành từng miếng dài nhỏ. 

  • Mộc nhĩ bạn ngâm với nước để cho nở ra rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa phải.

  • Bạn cho hành vào chảo phi thơm vàng nên rồi cho hết chỗ thịt và bì heo vào đảo xào đều cho đến khi săn lại.

  • Cho thêm nước mắm, gia vị vào cho ngấm đều. 

  • Sau đó, đổ thịt và bì heo đã xào vào trong một cái nồi để nấu (bạn có thể dùng nồi áp suất để tiết kiệm được thời gian nấu).

  • Đổ nước cho ngập mặt thịt, khi đun nước sôi thì bạn phải hớt bỏ hết bọt (hớt sạch bọt thì món ăn của bạn mới ngon và không bị đục). 

  • Sau khi bạn đun được khoảng 15 phút thịt chín mềm, bạn có thể mở nắp nồi ra và tiếp tục cho mộc nhĩ và hạt tiêu rang đã đập dập vào trong nồi. Sau đó, bạn tiếp tục đun thêm 10 phút nữa là được.

Đem cà rốt rửa sạch rồi tỉa thành những bông hoa nhỏ để lót dưới đáy tô trang trí cho món ăn thêm phần bắt mắt. Khi thịt nguội thì bạn đổ thịt vào trong tô, sau đó đặt vào trong tủ lạnh trong vòng 4 tiếng đồng hồ là thịt đông lại. 

Sau khi để lạnh, lúc này phần nhựa thịt từ món ăn sẽ kết dính các nguyên liệu lại với nhau tạo thành một thể đồng nhất. Lúc ăn bạn chỉ cần thái từng lát thịt đông ra, ăn cùng với dưa cải muối chua sẽ rất hợp vị.

Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món ăn với cách làm món thịt đông vô cùng chi tiết. Hãy thưởng thức những miếng thịt đông cắt từng khúc kèm với cơm nóng nhé! 

Độc lạ món chả giò bắc thảo giòn tan béo ngậy

Chả giò là món ăn quá đỗi quen thuộc với gia đình người Việt, chiếc nem vàng giòn rụm gói gọn nhiều loại nguyên liệu bên trong. Thế nhưng chả giò bắc thảo với cách chế biến hoàn toàn mới, làm cho món ăn vừa lạ nhưng lại vừa quen. Món ăn này không chỉ hấp dẫn mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là cách chế biến món ăn vô cùng đơn giản, các mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

Món chả giò bắc thảo độc đáo

Chả giò là một trong các món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, không chỉ phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, chả giò còn xuất hiện trong những bữa tiệc và không thể thiếu trong mâm cơm Tết của các gia đình. 

Nếu đã quá quen thuộc với phần nhân chả truyền thống, bạn có thể đổi vị với cách làm chả bắc thảo. Phần nhân thịt ngon ngọt kết hợp với vị bùi ngậy của trứng bắc thảo, khoai môn mềm dẻo sẽ mang đến cho bạn những cuốn chả khác biệt.

Cách làm chả giò bắc thảo không quá khó, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian là sẽ có những cuốn chả thơm ngon để mọi người cùng thưởng thức.

Chả giò bắc thảo món ngon khó cưỡng

Chuẩn bị nguyên liệu món chả giò bắc thảo

Cũng tương tự như món chả giò truyền thống, để làm món chả giò bắc thảo bạn cũng cần phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu trong gói nem. 

Nhưng thay vì thịt nạc, rau củ, mộc nhĩ và trứng thông thường thì món ăn này lại có công thức độc đáo hơn. Thay vì chọn trứng vịt thông thường thì món ăn này lại làm từ trứng bắc thảo. 

Trứng bắc thảo là trứng vịt được ủ muối lâu ngày ( 2 - 3 tháng), khi chín có màu đen nhánh, lòng đỏ có màu xám đen, ăn vào béo ngậy và mùi vị hơi hăng. 

Các nguyên liệu bạn cần chuẩn 

  • Thịt nạc dăm: 150g

  • Khoai môn cao: 50g

  • Trứng bắc thảo: 2 quả

  • Tàu hũ ky lớn: 2 miếng

  • Nấm mèo: 2 tai

  • Bún tàu: 1 lọn

  • Hành tỏi băm

  • Gia vị: tiêu, đường, dầu mè, dầu ăn; hạt nêm và bột tẩm khô chiên giòn.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Thịt nạc dăm bạn xay nhuyễn, trộn đều với hạt nêm, tiêu, đường và dầu mè để thấm.

  • Khoai môn cao bào sợi nhuyễn và cắt khúc ngắn. 

  • Trứng bắc thảo luộc chín và cắt làm 8. 

  • Nấm mèo, bún tàu ngâm nở, sau đó cắt nhỏ. 

Bước 2: Gói chả:

  • Bạn trộn thịt đã ướp với khoai môn cao, nấm mèo và bún tàu.

  • Tàu hũ ky cắt thành miếng vừa hình tam giác, trải ra, cho nhân thịt và 1 miếng trứng bắc thảo vào và gói lại. Đặt mép cuốn chả giò xuống đĩa, để vài phút cho mép tàu hũ ky dính lại rồi lăn qua bột tẩm khô chiên giòn và sau đó đem chiên chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

Bước 3: Thành phẩm:

  • Cắt chả giò bắc thảo làm đôi, xếp ra đĩa và trang trí với các loại rau thơm, xà lách.

  • Bạn có thể chấm món này với tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích. Đây là món ăn vừa có thể làm món chính dùng với cơm, bún vừa có thể là một món ăn khai vị, ăn chơi đều rất phù hợp.

Lưu ý khi chế biến

  • Bí quyết để chả giò bắc thảo giòn lâu hơn: Bạn chiên chả trong chảo ngập dầu và chiên làm 2 lần. Lần 1, chiên với lửa nhỏ để nhân chả giò chín và vớt ra để ráo dầu. Khi gần ăn, bạn chiên lại lần 2 để lớp vỏ được vàng giòn. Khi lớp bên ngoài cuốn chả có màu vàng ruộm, bạn gắp ra và cho lên giấy thấm dầu.

  • Tàu hũ ky nhúng qua nước để ráo, tránh ngâm lâu quá bị nát và khi chiên sẽ mất độ giòn.

  •  Khoai môn cao giúp cho nhân chả giò bắc thảo có độ bùi và thơm ngon hơn.

Với cách chế biến món chả giò bắc thảo mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, các mẹ hãy áp dụng ngay để đổi vị cho bữa cơm cuối tuần thêm hấp dẫn, chúc các bạn thành công.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương có hiệu quả không?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm tai giữa trong đó phương pháp dân gian sử dụng xông hương được nhiều người áp dụng hơn cả bởi nhiều ưu điểm an toàn giảm nhanh các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chưa nhiều người biết đến công thức chữa bệnh này. Vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về chữa viêm tai giữa bằng xông hương qua bài viết dưới đây.

Nhắc đến viêm tai giữa thì ai cũng có thể mắc phải cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương có thể đẩy lùi triệu chứng khó chịu trong tai, không chỉ vậy, biện pháp này còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giúp an thần, giảm đau,… Đã có rất nhiều người kiểm chứng và bất ngờ bởi kết quả mà chúng mang lại.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bạch chỉ, huyền sâm, hoàng cầm, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi loại 10g.

Ống xilanh sạch, tăm bông, nước muối sinh lý hoặc oxy già.

# Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Vệ sinh vùng tai

Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già đã chuẩn bị sẵn để vệ sinh tai thật sạch sẽ.

Sau đó, bạn tiến hành lau khô bằng bông y tế sạch trước khi xông thuốc.

Với trẻ nhỏ, việc vệ sinh tai có thể nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Bước 2: Tiến hành xông hương

+ Trẻ nhỏ:

Do các bé chưa chưa ý thức được việc xông hương nên bố mẹ nên thực hiện phương pháp này khi khi trẻ đang ngủ.

Đầu tiên, bạn bế trẻ cho nằm nghiêng về một bên, tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống.

Sau đó đặt đầu xi lanh gần với phần tai viêm, rồi đưa que thuốc vào đầu xi lanh bít kín lại sẽ tạo thành khói nhẹ.

Lúc này, bạn có thể thổi nhẹ nhàng để khói bay vào trong tai của bé.

+ Người lớn:

Với người lớn chúng ta làm theo cách tương tự, lượng thuốc nhiều hơn một chút.

Bạn nên dùng mỗi ngày 1 que thuốc, có thể chia làm 2 lần mỗi lần nửa que hoặc xông cả que để có tác dụng nhanh chóng.

Đối với phương pháp này thì chỉ cần chăm chỉ thực hiện xong hàng ngày đến khoảng sau 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu giảm rõ rệt. Độ an toàn cao, không gây ra các hiện tượng như bị kích ứng với thuốc hay k cần đến bệnh viện, tiết kiệm chi phí.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương. Bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người chính vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.