Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Cách làm thịt nấu đông thơm ngon

Bước vào những ngày đông giá lạnh thì thịt đông luôn là món ngon truyền thống được nhiều người yêu thích. Không chỉ trong bữa cơm hàng ngày mà món thịt đông còn là một trong những món ăn đãi khách ngày lễ tết cổ truyền của người Việt. Cách làm món thịt đông rất đơn giản, kẹp thêm miếng dưa muối chua ngọt khiến người người mê mẩn. Cùng chúng tôi học cách nấu món thịt đông ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Thịt nấu đông - món ăn ngon Tết truyền thống

Trong ngày Tết, bên cạnh dưa hành, củ kiệu, món thịt đông cũng là món không thể thiếu trong đặc trưng ẩm thực miền Bắc. Ngày nay, nhờ sự giao thoa ẩm thực mà rất nhiều món ăn ngon đã lan rộng khắp mọi miền, thịt đông là một trong số đó. 

Đây là món ăn ngon, mang vị béo của thịt và vị ngọt của nấm (mộc nhĩ). Món thịt nấu đông rất giàu chất đạm nhưng ăn lại không ngán, không ngấy và rất dễ ăn, đặc biệt ngon hơn khi thưởng thức cùng cơm nóng. 

Thịt nấu đông món ngon ngày tết

Nguyên liệu món thịt đông

Món thịt đông có rất nhiều biến tấu, nếu thích bạn có thể sử dụng thịt lợn, ngon nhất là phần thịt chân giò hoặc thịt ba rọi, hoặc cũng có thể chọn thịt gà, thịt vịt, thịt ngan,... nếu muốn. 

Dưới đây là cách làm món thịt đông truyền thống với nguyên liệu chính là thịt lợn và bì lợn.

  • Thịt chân giò rút xương  ½ kg. Bạn có thể sử dụng thịt ba rọi nếu muốn.

  • Bì lợn: 200 gram

  • Cà rốt để trang trí: 1 củ

  • Hành củ: 2 củ

  • Mộc nhĩ: 1 túi nhỏ

  • Hạt tiêu và nước mắm ngon.

Công thức cách làm món thịt đông ngon mềm

Món thịt đông chỉ với vài nguyên liệu cơ bản, chế biến cũng đơn giản nhưng để thịt được mềm và ngọt thì cần khá nhiều thời gian để hầm thịt. 

  • Chân giò rút xương cạo thật sạch lông, rửa sạch rồi đem thái thành miếng nhỏ bằng khoảng 3 đầu ngón tay.

  • Tiếp theo, bạn đem chỗ thịt đã thái cho vào nồi rồi luộc qua trong vòng 2 phút để loại bỏ hết các chất bẩn và đem rửa sạch lại với nước lạnh rồi để cho ráo nước.

  • Bì heo cạo sạch lông và thái chỉ thành từng miếng dài nhỏ. 

  • Mộc nhĩ bạn ngâm với nước để cho nở ra rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa phải.

  • Bạn cho hành vào chảo phi thơm vàng nên rồi cho hết chỗ thịt và bì heo vào đảo xào đều cho đến khi săn lại.

  • Cho thêm nước mắm, gia vị vào cho ngấm đều. 

  • Sau đó, đổ thịt và bì heo đã xào vào trong một cái nồi để nấu (bạn có thể dùng nồi áp suất để tiết kiệm được thời gian nấu).

  • Đổ nước cho ngập mặt thịt, khi đun nước sôi thì bạn phải hớt bỏ hết bọt (hớt sạch bọt thì món ăn của bạn mới ngon và không bị đục). 

  • Sau khi bạn đun được khoảng 15 phút thịt chín mềm, bạn có thể mở nắp nồi ra và tiếp tục cho mộc nhĩ và hạt tiêu rang đã đập dập vào trong nồi. Sau đó, bạn tiếp tục đun thêm 10 phút nữa là được.

Đem cà rốt rửa sạch rồi tỉa thành những bông hoa nhỏ để lót dưới đáy tô trang trí cho món ăn thêm phần bắt mắt. Khi thịt nguội thì bạn đổ thịt vào trong tô, sau đó đặt vào trong tủ lạnh trong vòng 4 tiếng đồng hồ là thịt đông lại. 

Sau khi để lạnh, lúc này phần nhựa thịt từ món ăn sẽ kết dính các nguyên liệu lại với nhau tạo thành một thể đồng nhất. Lúc ăn bạn chỉ cần thái từng lát thịt đông ra, ăn cùng với dưa cải muối chua sẽ rất hợp vị.

Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món ăn với cách làm món thịt đông vô cùng chi tiết. Hãy thưởng thức những miếng thịt đông cắt từng khúc kèm với cơm nóng nhé! 

Độc lạ món chả giò bắc thảo giòn tan béo ngậy

Chả giò là món ăn quá đỗi quen thuộc với gia đình người Việt, chiếc nem vàng giòn rụm gói gọn nhiều loại nguyên liệu bên trong. Thế nhưng chả giò bắc thảo với cách chế biến hoàn toàn mới, làm cho món ăn vừa lạ nhưng lại vừa quen. Món ăn này không chỉ hấp dẫn mà còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là cách chế biến món ăn vô cùng đơn giản, các mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

Món chả giò bắc thảo độc đáo

Chả giò là một trong các món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, không chỉ phổ biến trong bữa ăn hằng ngày, chả giò còn xuất hiện trong những bữa tiệc và không thể thiếu trong mâm cơm Tết của các gia đình. 

Nếu đã quá quen thuộc với phần nhân chả truyền thống, bạn có thể đổi vị với cách làm chả bắc thảo. Phần nhân thịt ngon ngọt kết hợp với vị bùi ngậy của trứng bắc thảo, khoai môn mềm dẻo sẽ mang đến cho bạn những cuốn chả khác biệt.

Cách làm chả giò bắc thảo không quá khó, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian là sẽ có những cuốn chả thơm ngon để mọi người cùng thưởng thức.

Chả giò bắc thảo món ngon khó cưỡng

Chuẩn bị nguyên liệu món chả giò bắc thảo

Cũng tương tự như món chả giò truyền thống, để làm món chả giò bắc thảo bạn cũng cần phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu trong gói nem. 

Nhưng thay vì thịt nạc, rau củ, mộc nhĩ và trứng thông thường thì món ăn này lại có công thức độc đáo hơn. Thay vì chọn trứng vịt thông thường thì món ăn này lại làm từ trứng bắc thảo. 

Trứng bắc thảo là trứng vịt được ủ muối lâu ngày ( 2 - 3 tháng), khi chín có màu đen nhánh, lòng đỏ có màu xám đen, ăn vào béo ngậy và mùi vị hơi hăng. 

Các nguyên liệu bạn cần chuẩn 

  • Thịt nạc dăm: 150g

  • Khoai môn cao: 50g

  • Trứng bắc thảo: 2 quả

  • Tàu hũ ky lớn: 2 miếng

  • Nấm mèo: 2 tai

  • Bún tàu: 1 lọn

  • Hành tỏi băm

  • Gia vị: tiêu, đường, dầu mè, dầu ăn; hạt nêm và bột tẩm khô chiên giòn.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Thịt nạc dăm bạn xay nhuyễn, trộn đều với hạt nêm, tiêu, đường và dầu mè để thấm.

  • Khoai môn cao bào sợi nhuyễn và cắt khúc ngắn. 

  • Trứng bắc thảo luộc chín và cắt làm 8. 

  • Nấm mèo, bún tàu ngâm nở, sau đó cắt nhỏ. 

Bước 2: Gói chả:

  • Bạn trộn thịt đã ướp với khoai môn cao, nấm mèo và bún tàu.

  • Tàu hũ ky cắt thành miếng vừa hình tam giác, trải ra, cho nhân thịt và 1 miếng trứng bắc thảo vào và gói lại. Đặt mép cuốn chả giò xuống đĩa, để vài phút cho mép tàu hũ ky dính lại rồi lăn qua bột tẩm khô chiên giòn và sau đó đem chiên chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

Bước 3: Thành phẩm:

  • Cắt chả giò bắc thảo làm đôi, xếp ra đĩa và trang trí với các loại rau thơm, xà lách.

  • Bạn có thể chấm món này với tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt tùy sở thích. Đây là món ăn vừa có thể làm món chính dùng với cơm, bún vừa có thể là một món ăn khai vị, ăn chơi đều rất phù hợp.

Lưu ý khi chế biến

  • Bí quyết để chả giò bắc thảo giòn lâu hơn: Bạn chiên chả trong chảo ngập dầu và chiên làm 2 lần. Lần 1, chiên với lửa nhỏ để nhân chả giò chín và vớt ra để ráo dầu. Khi gần ăn, bạn chiên lại lần 2 để lớp vỏ được vàng giòn. Khi lớp bên ngoài cuốn chả có màu vàng ruộm, bạn gắp ra và cho lên giấy thấm dầu.

  • Tàu hũ ky nhúng qua nước để ráo, tránh ngâm lâu quá bị nát và khi chiên sẽ mất độ giòn.

  •  Khoai môn cao giúp cho nhân chả giò bắc thảo có độ bùi và thơm ngon hơn.

Với cách chế biến món chả giò bắc thảo mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, các mẹ hãy áp dụng ngay để đổi vị cho bữa cơm cuối tuần thêm hấp dẫn, chúc các bạn thành công.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương có hiệu quả không?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm tai giữa trong đó phương pháp dân gian sử dụng xông hương được nhiều người áp dụng hơn cả bởi nhiều ưu điểm an toàn giảm nhanh các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên chưa nhiều người biết đến công thức chữa bệnh này. Vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về chữa viêm tai giữa bằng xông hương qua bài viết dưới đây.

Nhắc đến viêm tai giữa thì ai cũng có thể mắc phải cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương có thể đẩy lùi triệu chứng khó chịu trong tai, không chỉ vậy, biện pháp này còn có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, giúp an thần, giảm đau,… Đã có rất nhiều người kiểm chứng và bất ngờ bởi kết quả mà chúng mang lại.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bạch chỉ, huyền sâm, hoàng cầm, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi loại 10g.

Ống xilanh sạch, tăm bông, nước muối sinh lý hoặc oxy già.

# Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Vệ sinh vùng tai

Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già đã chuẩn bị sẵn để vệ sinh tai thật sạch sẽ.

Sau đó, bạn tiến hành lau khô bằng bông y tế sạch trước khi xông thuốc.

Với trẻ nhỏ, việc vệ sinh tai có thể nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Bước 2: Tiến hành xông hương

+ Trẻ nhỏ:

Do các bé chưa chưa ý thức được việc xông hương nên bố mẹ nên thực hiện phương pháp này khi khi trẻ đang ngủ.

Đầu tiên, bạn bế trẻ cho nằm nghiêng về một bên, tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi nghiêng xuống.

Sau đó đặt đầu xi lanh gần với phần tai viêm, rồi đưa que thuốc vào đầu xi lanh bít kín lại sẽ tạo thành khói nhẹ.

Lúc này, bạn có thể thổi nhẹ nhàng để khói bay vào trong tai của bé.

+ Người lớn:

Với người lớn chúng ta làm theo cách tương tự, lượng thuốc nhiều hơn một chút.

Bạn nên dùng mỗi ngày 1 que thuốc, có thể chia làm 2 lần mỗi lần nửa que hoặc xông cả que để có tác dụng nhanh chóng.

Đối với phương pháp này thì chỉ cần chăm chỉ thực hiện xong hàng ngày đến khoảng sau 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu giảm rõ rệt. Độ an toàn cao, không gây ra các hiện tượng như bị kích ứng với thuốc hay k cần đến bệnh viện, tiết kiệm chi phí.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương. Bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người chính vì vậy bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Công dụng của lá mơ trong việc điều trị viêm tai giữa

Sử dụng lá mơ lông chữa viêm tai giữa là một bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
>>> Tìm hiểu chi tiết bệnh viêm tai giữa tại đây

Công dụng của lá mơ trong việc điều trị viêm tai giữa

Lá mơ tam thể hay còn được gọi là lá mơ lông, ngưu bì đống hoặc mẫu cẩu đằng hay ngũ hương đằng, mao hồ lô… Tên khoa học của nó là Peaderia scandens (Lour.). Lá mơ tam thể vốn là một loại cây leo mọc hoang hoặc đa phần để trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta. Loại lá này có chứa nhiều công dụng thần kỳ, như sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela gây bệnh kiết lỵ hoặc chữa trị bệnh khớp ở người già… Nhưng quan trọng nhất, đối với trẻ bị viêm tai giữa, loại lá này có công dụng vô cùng tuyệt vời.
Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, quấy khóc, đau tai nên dứt tai… rất mệt mỏi. Các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng tiếp sau đó vò lá thật nhỏ rồi nhét vào tai trẻ. Cứ để như vậy qua đêm đến sáng hôm sau lá mơ tam thể sẽ hút hết mủ ra, giúp trẻ hết đau và ngủ ngon.
Lá mơ tam thể vốn rất lành tính và dễ dàng sử dụng đối với trẻ viêm tai giữa. Hơn nữa, nó có khả năng hút mủ tai giữa khá tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa viêm tai giữa tạm thời, không nên lạm dụng như phương pháp điều trị chính. Bởi nó chỉ có thể hút mủ, làm giảm đau chứ không thể giải quyết triệt để ổ viêm tồn tại trong tai giữa. Khi ấy, các bạn nên lưu ý điều trị cho trẻ viêm tai giữa bằng phương pháp y khoa hiện đại mới mang lại kết quả tốt nhất.
Ngoài phương pháp chữa viêm tai giữa bằng lá mơ mọi người có thể tham khảo thêm cách sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá hay còn gọi là rau diếp tanh, rau vẹn, ngự thảo, là một loại cỏ mọc ở chỗ ẩm ướt có thân và rễ mọc ngầm dưới đất, thân cây có các đốt có lông hoặc có ít lông. Rau có vị chua cay, mùi tanh có tính mát và không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn tốt. Trong dân gian nhiều người cũng biết áp dụng rau diếp cá vào chữa bệnh viêm tai giữa hay một số bệnh khác như như sốt nóng ở trẻ, chữa đau mắt đỏ….
Mẹo chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá: Lá diếp cá phơi khô và táo đỏ cho vào sắc cho đến khi cạn còn 200ml là được. Bạn nên uống 1 ngày 3 lần và cần kiên trì thực hiện. Ngoài phương pháp này bạn cũng có thể lấy rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát vắt lấy nước, dùng bông sạch thấm vào nước trên sau đó chấm vào tai bị viêm từ 2-3 lần trong một ngày. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng bạn nên nhanh chóng tới các phòng khám tai mũi họng tốt để được các bác sĩ chuẩn đoán và đứa ra phương hướng điều trị cho kịp thời tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Trên đây là mẹo chữa bệnh viêm tai giữa bằng lá mơ lông cực kì hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Song để quá trình chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng đồng. Đồng thời, việc chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinh tai thường xuyên, lấy ráy tai theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất đấy!
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt

Những biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa được xem là một trong những bệnh tai – mũi – họng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Do đó nhiều người vẫn còn băn khoăn viêm tai giữa có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không. Để có được lời giải đáp chính xác nhất, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Thông thường, viêm tai giữa để lâu sẽ gây nên các biến chứng sau đây:

1. Áp xe tai

Áp xe là tình trạng tụ mủ ở mô mềm. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng sâu, không chỉ gây sưng viêm và còn phát sinh các đau dữ dội.

Khi áp xe tiến triển, mủ sẽ tự vỡ và dẫn lưu ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc, tổn thương do áp xe gây ra có thể trở nên nghiêm trọng và có xu hướng lâu lan ra toàn bộ tai.

Nhiễm trùng ở ống tai giữa là một trong những nguyên nhân hình thành áp xe. Khi biến chứng này xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện như người sốt nhẹ, tai sưng đỏ, ấm hơn bình thường, có cảm giác nhức và nghẹn ở bên trong.

2. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng mô mềm nghiêm trọng. Vi khuẩn gây tổn thương ống tai giữa có thể xâm nhập vào hạ bì (phần sâu nhất của da) và gây nhiễm trùng tại khu vực này.

Viêm mô tế bào có thể được điều trị bằng kháng sinh và chấm dứt trong khoảng 10 ngày. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc phát hiện, nhiễm trùng có xu hướng lây lan sang các cơ quan lân cận hoặc thậm chí đi vào máu.

3. Ống tai bị hẹp

Viêm tai giữa mãn tính có thể khiến màng nhĩ bị khô, dày và bong vảy. Các vảy bong cùng với dịch tiết ứ đọng có thể tích tụ trong ống tai và làm hẹp diện tích của cơ quan này.

Hẹp ống tai làm cho khả năng nghe giảm, gây ra tình trạng lãng, ù hoặc thậm chí gây điếc. Ống tai bị hẹp cũng có thể là hậu quả do tình trạng tự ý rắc bột thuốc vào tai.

4. Màng nhĩ bị thủng vĩnh viễn

Thủng màng nhĩ là triệu chứng xảy ra đồng thời khi mủ trong ống tai giữa tự vỡ. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành làm thuốc tai và thực hiện các biện pháp chăm sóc nhằm phục hồi màng nhĩ.

Tuy nhiên tình trạng chủ quan với các biểu hiện có thể khiến tổn thương ở màng nhĩ không thể phục hồi. Các dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ, bao gồm: Mất thính lực đột ngột, ù tai, đau tai, chảy dịch nhầy và mủ.

Với những trường hợp thủng màng nhĩ không có khả năng liền lại, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật để khắc phục.

5. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp nhận thông tin của trẻ. Điều này khiến cho trẻ chậm chạp trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ.

Trẻ bị viêm tai giữa thường nói năng chậm, từ ngữ khó diễn đạt và phản ứng chậm trong cuộc giao tiếp. Nếu không cải thiện khả năng nghe, hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

6. Viêm tai xương chũm

Xương chũm là một trong những bộ phận cấu thành tai. Tình trạng viêm ở cơ quan này là một trong những biến chứng do viêm tai giữa gây ra. Khi gặp phải biến chứng này, bạn sẽ nhận thấy vùng xương chũm nóng và sưng đỏ, triệu chứng này cũng có thể lan ra các vùng xung quanh tai.

Viêm tai xương chũm có thể được khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong việc điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề như liệt dây thần kinh số 7, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng,…

7. Các biến chứng do viêm tai giữa khác

Bên cạnh đó viêm tai giữa còn có thể gây ra các biến chứng khác ở các cơ quan tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,…

So với những biến chứng trên, biến chứng ở các cơ quan tai mũi họng thường phổ biến hơn. Nguyên nhân là các cơ quan này nằm gần nhau và có mối quan hệ mật thiết. Vi khuẩn ứ đọng trong ống tai giữa lâu ngày có thể di chuyển đến các cơ quan này và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

Trên đây là một số những biến chứng do viêm tai giữa bạn đọc có thể tham khảo để từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Viêm tai ngoài có tự khỏi được không? lắng nghe chuyên gia

Viêm tai ngoài có tự khỏi được không? Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này. Cùng chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt giải đáp ngay qua bài viết sau đây

Viêm tai ngoài có tự khỏi được không?

Viêm ống tai ngoài là tình trạng tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây ra. Việc sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không được khử khuẩn, lau tai quá nhiều khiến da bị xước là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Khi mắc bệnh thường sẽ có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt trong tai tạo nên thành các lớp vảy xung quanh ống tai. Về sau các phần mảng vảy này dần dày lên gây tắc nghẽn ống tai và làm suy giảm thính lực của người bệnh.
Khi bị viêm ống tai ngoài, người bệnh sẽ nhận thấy có các triệu chứng như: Đau tai nhẹ hoặc nghiêm trọng; Khả năng nghe bị suy giảm; Có cảm giác đầy hoặc thấy áp lực trong tai; Ù tai hoặc nghe thấy tiếng kêu trong tai; Ngứa hoặc xung quanh tai bị kích thích; Chảy nước, mủ, dịch từ tai; Da xung quanh tai xuất hiện vảy hoặc bị bong tróc;
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị sốt.
Bệnh nếu không được khắc phục sớm có thể thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu thuộc những trường hợp dưới đây, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
- Áp xe có thể phát triển xung quanh tai. Cần được rạch dẫn lưu ổ áp xe.
- Viêm nhiễm ống tai kéo dài có thể khiến ống tai ngoài bị hẹp đi. Điều này ảnh hưởng đến sức nghe.
- Rách hay thủng màng nhĩ. Tình trạng này thường do bệnh nhân tự đưa vật gì vào ngoáy tai. Dấu hiệu của thủng màng nhĩ bao gồm nghe kém, ù tai, chảy dịch hoặc máu từ tai.
- Viêm tai ngoài hoại tử (ác tính) thường hiếm xảy ra. Nhưng đây là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Thường gặp ở người đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch.
Cho nên vấn đề bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được hay không thì ở đây có rất khó để có thể trả lời. Bởi bệnh ở mức độ nhẹ chỉ cần chăm sóc kỹ lưỡng thì có thể tự khỏi. Nhưng nếu ngược lại kèm theo mức độ đã tiến triển nặng, cách tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa tai mũi họng uy tín thăm khám và được điều trị kịp thời
Trên đây là giải đáp thắc mắc " Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được hay không? " Nếu có thắc mắc gì thêm về các bệnh liên quan đến tai mũi họng các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt để được hỗ trợ.

Mâm cỗ chay gồm món gì?

Trong các dịp lễ Tết, rằm, Phật Đản, giỗ hay rằm tháng 7,…Bên những âm cỗ cúng mặn, nhiều gia đình còn chuẩn bị một mâm chay để cúng Phật. Điều này cầu mong những bình an, may mắn đến với mọi người. Vậy mâm cỗ chay gồm món gì và những món chay ngon nào thường được dùng cho mâm cúng? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn nhé!

1. Mâm cỗ chay gồm món gì thì không thể thiếu chè trôi nước

Chè trôi nước là một trong những món chay truyền thống của người Việt Nam. Hầu như mâm cúng chay nào của mỗi gia đình cũng đều xuất hiện món ăn này. Đặc biệt, dịp rất nhiều gia đình nấu chè trôi nước là rằm tháng giêng. Bởi vì người xưa quan niệm: Nếu bạn ăn chè trôi nước vào đầu năm mới, nó sẽ giúp mọi việc quanh năm hạnh phúc, hanh thông và trôi chảy vẹn tròn.

Chè trôi nước món không thể thiếu trong mâm cỗ chay

2. Món Gỏi ngó sen- Sự lựa chọn thú vị cho mâm cúng chay thêm thanh mát

Với món gỏi ngó sen, bạn sẽ không phải thắc mắc cỗ chay gồm những món gì nữa nhé. Đây là món ăn khai vị đầu tiên sẽ làm nên sự khởi đâu thật hoàn hảo. Đặc bệt là khi thưởng thức trong mâm cỗ chay.

Trong các dịp lễ giỗ chạp của người Hà Nội, gỏi ngó sen cũn không thể thiếu. Tại miền Nam, các món gỏi được biến tấu thành nộm rau muống,, nộm gỏi hoa chuối,…

3. Giờ hay khiến mâm cúng trở nên sang trọng

Khi tìm hiểu mâm cỗ chay gồm món gì, tuyệt đối không thể bỏ qua món giò chay. Thay vì một đĩa giò thủ hay giờ lụa như trong mâm cỗ mặn cúng gia tiên. Bạn chọn một đĩa giò chay thanh đạm được làm từ váng đậu, lá chuối, tỏi tây cùng nhiều gia vị khác. Trước khi thưởng thức bạn cũng cảm nhận được một dư âm vô cùng đặc biệt.

Một đĩa giò chay khiến mâm cỗ cúng Phật trở nên đủ đầy và sang trọng hơn rất nhiều. Đừng bỏ qua món ăn này khi làm mâm cỗ chay bạn nhé bởi công thức làm cũng rất đơn giản.

4. Đĩa trái cây tưởi – Một món không thể thiếu

Mâm ngũ quả, một bình hoa tươi cho mâm cỗ chay, đó làmột phần không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên và cả bàn thờ Phật. Tùy theo nơi bạn sinh sống, trái cây theo mùa, chứ không nhất định phải theo một công thức nào bạn có thể lựa chọn những loại hoa quả cúng Phật.

5. Nem rán chay – Món ăn luôn có mặt trong mâm cúng chay

Với thắc mắc mâm cỗ chay gồm món gì khi làm mâm cúng, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến món nem rán chay đầu tiên. Đây là một món ăn thuần Việt đầy sự tinh tế và thi vị. Dù làm mâm cúng mặn hay cúng chay, món này luôn có mặt.

Chính vì vậy, trong mâm cỗ cúng Phật đây cũng là món chay không thể thiếu được. Các nguyên liệu làm nên món nem rán rất đơn giản: rau củ, cuốn lại. Sau đó mang rán giòn bằng dầu thực vật. Vậy là bạn đã có ngay một đĩa nem rán chay đủ hương vị, màu vàng tươi bắt mắt vô cùng.

Nem rán chay món ăn được ưa thích trong mâm cỗ chay

6. Đậu phụ chiên vàng hoặc sốt nấm

Một món ăn khác cũng không bao giờ thiếu trong mâm cỗ chay chính là đậu phụ. Một món ăn cũng được xem là thuần chay. Bạn có thể làm món đậu phụ chiên giòn hay sốt nấm hương cho mâm cỗ cúng chay thêm đủ đầy hương vị.

Thông thường, các gia đình thường nấu món kho để cân bằng khẩu vị khi có món nem rán. Tuy nhiên, một món đậu phụ chiên sả ớt đậm đà nếu không thể cầu kì, cũng đủ để tạo nên một mâm cỗ chay ngon miệng rồi.

7. Canh là món không thể thiếu trong mâm cỗ chay

Một bát canh rau củ chay, với nhiều màu sắc tràn ngập: Súp lơ xanh, khoai tây vàng, cà rốt đỏ, hành lá, nấm, nước dùng ngọt thanh. Đây chắc chắn sẽ là câu kết hoàn hảo cho mâm cỗ chay gồm món gì. Cách nấu món canh chay cũng đơn giản nhưng hương vị vô cùng ấn tượng.

Nếu trường hợp bạn không có thời gian, vậy hãy sử dụng dịch vụ nấu cỗ thuê nhé. Thay vì phải bận bịu với việc chợ búa nấu nướng, bạn có thể đặt mâm cỗ chay tại nhà. Và Nấu cỗ 29 sẽ là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn tham khảo. Một dịch vụ nấu cỗ thuê uy tín nhất Hà Nội hiện nay.

Với những chia sẻ của bài viết chắc chắn bạn sẽ không còn thắc mắc mâm cỗ chay gồm món gì nữa phải không? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn cỗ chay có những món gì? Hãy liên hệ với Nấu cỗ 29 để được tư vấn cụ thể nhé!