Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Tổng hợp các món ngon đặc sắc trong ngày tết

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Những câu thơ trên đã phần nào mô tả được không khí rộn ràng cũng như các món ăn cổ truyền ngày tết. Mỗi vùng miền với nền văn hoá phong tục khác nhau lại có những món ăn ngày tết khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm về món ngon ngày tết miền Bắc cũng như các món ngon ngày tết dễ làm trong bài viết dưới đây.

Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền bắc

Bánh chưng – Món bánh ngon truyền thống

Các món ăn ngày tết miền bắc không thể bỏ qua bánh chưng. Bánh chưng vừa là món ăn truyền thống phải có trong mâm cỗ cúng, vừa là món ăn ngày Tết của nhiều gia đình.

Nguyên liệu để làm bánh chưng gồm có: Thịt ba chỉ, đậu xanh, gạo nếp, gia vị, lá gói bánh như lá dong, lá chuối, lạt.

Cách làm:

- Thịt ba chỉ xắt nhỏ, ngâm đậu xanh ngâm, ngâm nếp trước khoảng 6 tiếng sau đó đổ ra cho ráo nước sẵn.

- Trộn đều đậu xanh với muối, nếp cũng trộn đều với muối, ướp gia vị như hạt nêm, tiêu…vào thịt.

- Gói bánh: Xếp 1 lớp lá gói vào khuôn rồi đổ nếp lên, tiếp theo là đậu xanh và thịt, rải tiếp 1 lớp đậu xanh, 1 lớp nếp phủ lên. Tiếp theo lấy lạt buộc bánh lại. Gói bánh quan trọng nhất là cách đặt lá sao cho đúng, quá trình luộc không bị rơi nguyên liệu ra ngoài.

- Luộc bánh: Sau khi gói xong thì đem bánh bỏ vào nồi, đổ đầy nước rồi luộc khoảng 7 tiếng đồng hồ.

Các loại giò (giò chả, giò lụa, giò thủ) – Món ăn ngon, dễ làm

Nói đến món ngon ngày tết miền bắc thì bạn không thể bỏ qua món giò. Giò là món ăn làm từ thịt lợn vừa ngon, vừa dễ làm tuy hơi kỳ công chút xíu.

Nguyên liệu làm giò chả: 0.5 kg thịt lợn mông, 1 thìa bột nổi,  2 củ hành tím, bẹ lá chuối, màng bọc thực phẩm, dây buộc, gia vị đầy đủ.

Cách làm:

- Băm nhỏ hành, cắt nhỏ thịt. Dùng màng bọc thực phẩm ướp thịt với 1 thìa hành, 1 thìa muối rồi ướp trong khoảng 30 phút.

- Xay thịt nhuyễn rồi ướp đầy đủ gia vị, dùng màng bọc bỏ vào ngăn đá khoảng 1 tiếng rồi lấy ra.

- Tiếp tục xay thịt thật mịn rồi thêm 1 thìa bột nổi,1 thìa dầu ăn phết đều thịt.

- Gói chả: Đặt màng bọc thực  phẩm trên mặt phẳng, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng rồi múc thịt bỏ lên, gói thật chặt theo kiểu hình trụ rồi buộc chặt 2 đầu. Sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút.

- Gói thêm lá chuối bên ngoài thật chặt rồi hấp giò là được.

Dưa hành – Món ăn dân dã, bắt miệng

Miền nam quen thuộc với củ kiệu còn miền Bắc hay dùng dưa hành ăn kèm với chả, thịt trong ngày tết. Cách làm dưa hành vô cùng đơn giản, món ngon ngày tết miền bắc này ai cũng đều làm được.

Nguyên liệu: 1 kg hành củ tươi, muối, đường, nước giấm

Cách làm:

- Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm.

- Cho 20g muối pha với 1,5 lít nước ngâm hành rồi làm sạch

- Nấu nước ngâm hành: Cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi. Khi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp để nước nguội.

- Để hành vào lọ thuỷ tinh, dùng dĩa nhỏ chần để hành không nổi lên trên. Đặt ở nơi thoáng mát khoảng vài ngày có thể ăn được.

Thịt đông – Món ăn ngày tết đặc trưng miền Bắc

Nguyên liệu: thịt ba chỉ,bì lợn, gia vị

Cách làm: Ninh nhừ nguyên liệu rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn cắt từng miếng ăn dần.

Miền Bắc còn có nhiều món ăn ngày tết đặc trưng khác như canh măng giò heo, mọc nấm, miến nấu măng… Nếu bạn có dịp ghé miền Bắc vào dịp tết đừng bỏ qua những món ngon ngày tết miền bắc nhé!

Bình luận (0)

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là gì?

Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng bị viêm tai giữa lâu ngày không điều trị dứt điểm dẫn đến thường xuyên tái phát khiến người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn đối mặt với các biến chứng gây ra mất thính lực không thể phục hồi. Vì vậy, bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tai giữa mãn tính là gì?

Tai có ba phần: ngoài, giữa và trong. Tai giữa ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ và có vòi nhĩ Eustachian thông xuống họng hầu. Tai trong là hệ thống vòng bán khuyên (tiền đình) và dây thần kinh nhĩ loa (vestibule-cochlear, dây thần kinh số VIII).
Với cấu trúc như thế, tai giữa rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc sự nhiễm trùng lan lên từ vùng mũi họng thông qua vòi nhĩ Eustachian.
Viêm tai giữa mủ mãn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 6 đến 12 tuần gây thủng màng nhĩ. Đây là một bệnh lý khó điều trị. Các dấu chứng chính của viêm tai giữa mãn tính gồm: Chảy dịch nhầy, mủ tai kéo dài, giảm thính lực, đau đầu, chóng mặt khi có biến chứng xâm lấn xương thái dương hoặc nội sọ.
Có hai loại viêm tai giữa mãn tính một là không có cholesteatoma, tiên lượng thường tốt và hai là có cholesteatoma, tiên lượng nặng hơn vì có hiện tượng hủy xương, xâm lấn các cơ quan lân cận gây viêm não, áp xe não, liệt mặt, viêm tắc xoang

Viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có những phương pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả
Mục đích của điều trị viêm tai giữa mạn tính là để kiểm soát sự nhiễm trùng, loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa và phục hồi chức năng nghe. Do đó, cần phải phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân.
Điều trị tại chỗ là sử dụng các thuốc và vệ sinh tai. Bảo đảm ống tai thoáng sạch, cắt polyp ống tai nếu có, rửa bằng nước muối hoặc oxy già, sau đó dùng thuốc nhỏ tai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng khó kiểm soát, cần phải phẫu thuật, dẫn lưu, làm sạch ổ viêm nhiễm, áp xe.
Bên cạnh đó, khi nguyên nhân của bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để thì bệnh sẽ tái phát. Nếu nguyên nhân là ở mũi và ở vòm mũi họng, cần phải điều trị viêm mũi xoang, cắt quá phát cuốn mũi, nạo V.A...
Mọi thắc mắc liên quan tới cách chữa viêm tai giữa mạn tính cũng như các bệnh về viêm tai ngoài, viêm amidan, polyp mũi ... Mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 2838 MIỄN PHÍ CƯỚC GỌI để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em dứt điểm

Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ, Bệnh không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy chữa viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa xuất hiện viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ gọi là phần tai giữa, bệnh được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên.

Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng . Khi trẻ em bị viêm tai giữa, phần tai giữa sẽ có nhiều mủ, gây đau đớn cho bé.

Điều nguy hiểm là viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây thủng màng nhĩ, làm ảnh hửơng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp se não, viêm tắc tĩnh mạch.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhất thiết phải do các bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tiến hành. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ[/caption]

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:

- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.

- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.

-Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.

- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.

- Điều trị bằng phẫu thuật: với kỹ thuật nội soi các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một ống thông nhỏ, ống thông có thể xuyên qua màng nhĩ nhằm hút sạch dịch nhầy trong màng nhĩ ra ngoài và lưu tống thông khí để dịch có thể tự chảy ra ngoài.

-Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy như sau:

+ Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).

+ Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khô hẳn.

Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, người lớn phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.

Trên đây cách điều trị viêm tai giữa mà các bà mẹ nên biết để có kiến thức bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc cho bé được tốt hơn nhất là với đôi tai của trẻ. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe!

#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội

【Cần Biết】 cách vệ sinh khi trẻ bị viêm tai giữa đúng cách

Giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng ở trẻ nhỏ đặc biệt trong có phải kể đến bệnh viêm tai giữa, khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đúng cách qua bài viết sau đây:

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau:

cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.

Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...

Hướng dẫn cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ

Vậy có những cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa nào? Đặc biệt là cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ em? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết.

- Vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ

Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đó là sử dụng khăn mềm lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng vào ống tai ngoài. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ.

Cha mẹ có thể dùng cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa bằng nước muối sinh lý: Cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa được làm như sau: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc để tăm bông nhẹ nhàng ở ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra.

Chỉ sử dụng thuốc tai cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ

Cho trẻ súc họng, nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Vì giữa mũi họng và tai có ống thông với nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng có thể qua đó mà lây lan sang vùng tai.

Khi dùng dụng cụ hút mũi nên nhẹ nhàng và không lạm dụng nhiều. Tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay người chăm sóc sau mỗi lần hút mũi cho trẻ.

Để phòng bệnh viêm tai giữa, cha mẹ nên lưu ý:

– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi. Sử dụng điều hòa đúng cách.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 2 năm tuổi. Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và đúng cách. Không để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì.

– Tiêm chủng vacxin phòng cúm và phế cầu cho trẻ.

– Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi họng để tránh lây bệnh sang vùng tai.

– Khi đang bị viêm nhiễm vùng tai, không nên cho trẻ đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong việc vệ sinh tai cho trẻ đúng cách.

#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội

Đồ lễ cúng ông táo gồm những gì?

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo những việc xảy ra trong gia đình. Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi việc tốt xấu của mọi người. Vì vậy, để ông Táo “ phù trợ’ cho gia đình được nhiều may mắn thì người dân thường làm lễ đưa ông Táo về trời rất long trọng. Vậy, đồ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì? Bạn cần lưu ý điều gì để chuẩn bị cho dịp lễ cuối năm nay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Từ xưa, người dân Việt Nam đã có quan niệm rằng: Thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc. Mâm lễ cúng ông Táo đầy đủ với mong ước một năm gia đình sung túc. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của gia đình để sắm sửa mâm cúng phù hợp.

Vậy đồ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì? Một mâm lễ cúng này thường gồm có: 

- Hai mũ ông và một mũ bà. Mũ có hai cánh chuồn là dành cho Táo ông, còn mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. 3 con cá chép làm “ngựa” để đưa Táo quân về trời.

- Quần áo giấy cho Táo quân: 2 bộ cho nam, 1 bộ cho nữ. Màu sắc của quần áo sẽ thay đổi hằng năm theo ngũ hành. Năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.

- Vàng mã. Lưu ý là không được đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là những vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

Những đồ này sẽ được đốt sau lễ cúng ông Táo.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Bạn đã biết được đồ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì. Đồng thời, tùy vào điều kiện của gia chủ mà có thể chuẩn bị mâm lễ mặn hoặc mâm lễ ngọt hay mâm lễ chay.

Một mâm lễ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy bao gồm:

- Một con gà luộc chéo cánh ( có thể thay thế bằng thịt heo).

- Đĩa xôi gấc (có thể thay thế bằng xôi đậu, xôi nếp,..).

- Đĩa xào thập cẩm, bát canh mọc.

- Đĩa bánh chưng.

- Một chén gạo và một chén muối.

- Miền Bắc thì chuẩn bị cá chép sống thẻ trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa rồng đưa ông Táo về trời và sẽ được phóng sinh sau khi cúng. Ở miền Trung thì chuẩn bị con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì chuẩn bị cá chép bằng giấy. Tùy vào mỗi vùng miền mà bạn chuẩn bị khác nhau.

- Đĩa trái cây ngũ quả.

- Hương, cặp nến, lọ hoa.

- Đĩa trầu cau, 3 chén rượu, 1 ấm trà.

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm chè hoa cau hoặc chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt để mâm lễ cúng ông Công ông Táo thêm trang trọng.

Lưu ý khi làm lễ cúng Ông Táo về trời

Cần chú ý là lễ cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu trời. Nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành tâm của gia chủ.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá (hoặc đốt cá chép, ngựa bằng giấy) chở ông Táo lên chầu Trời.

Đồ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng và chu đáo để thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước các vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: đồ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì?

Cách làm những món ngon trong cỗ tết miền bắc

Tết đến xuân về ai ai cũng háo hức, rạo rực, nhất là các em nhỏ. Bởi đây là dịp đón chào năm mới, người đi xa trở về, nhà nhà vui vầy sum họp. Mâm cỗ ngày tết  tạo nên nét đặc trưng dịp tết cổ truyền Việt Nam. Tuỳ thuộc vào vùng miền mà thực đơn mâm cỗ ngày tết cũng ít nhiều có sự khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu về mâm cỗ ngày tết miền bắc trong bài viết dưới đây.

Thực đơn mâm cỗ ngày tết của miền Bắc

Mâm cỗ ngày tết của miền bắc cũng có bánh chưng, củ kiệu hoặc dưa món như miền Trung hoặc miền Nam. Tuy nhiên bên cạnh các món ăn truyền thống bắt buộc trong ngày tết thì vẫn có những khác biệt nho nhỏ. Cùng xem một mâm cỗ ngày tết miền Bắc đầy đủ bao gồm những món gì nhé!

- Bánh chưng

- Xôi gấc

- Thịt heo nấu đông

- Giò lụa

- Gà luộc

- Thịt heo luộc

- Canh miến

- Giò lợn nấu măng

- Canh bóng thả

- Nem rán

- Thịt bò kho quế

- Gỏi nộm

- Dưa hành

Người miền Bắc coi trọng hình thức nhất là mâm cúng dâng ông bà tổ tiên. Vì thế nên mâm cỗ cũng được bày trí rất tinh tế, đầy đủ và sang trọng. Đây là một việc làm nhằm tỏ lòng hiếu kính với các bậc tổ tiên, ông bà , cha mẹ. Mâm cỗ ngày tết miền bắc quả thực rất hấp dẫn với bất kỳ ai.

Cách làm mâm cỗ ngày tết theo kiểu miền Bắc hấp dẫn

Phần trên là thực đơn mâm cỗ ngày tết miền Bắc, vậy thì cách làm mâm cỗ ngày tết ngon như thế nào. Chúng tôi sẽ đi chi tiết hơn về các món mà vùng miền khác không có.

Thịt heo nấu đông

-         Nguyên liệu: thịt ba chỉ,bì lợn, gia vị

-         Cách làm: Ninh nhừ nguyên liệu rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn cắt từng miếng ăn dần.

Canh miến nấu măng

-         Nguyên liệu: Miến, lòng gà hoặc sườn non

-         Cách làm: Hầm sườn non mềm hoặc nếu lòng gà thì cắt nhỏ rồi xào lăn, khi nước sôi bỏ lòng gà vào, khoảng 3 phút bỏ thêm măng khô (đã ngâm nước rửa sạch). Sau đó bỏ miến vào rồi tắt bếp, nêm gia vị, rau thơm.

Giò lợn nấu măng

-         Nguyên liệu: Giò heo, măng khô, gia vị

-         Cách làm: Chặt gì miếng vừa ăn, xếp 1 lớp măng, 1 lớp giò vào nồi. Đổ nước vừa xâm xấp rồi hầm, chú ý vớt bỏ bọt. Hầm đến khi giò heo vừa mềm tới rồi nêm gia vị, thêm hành ngò vào là được.

Canh bóng thả

-         Nguyên liệu: Su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, tôm nõn, thịt thăn, trứng tráng mỏng.

-         Cách làm: Su hào, cà rốt tỉa hoa nấu cùng tôm nõn, thịt thăn với nước vừa mềm. Cho giò lụa và trứng tráng mỏng thái chỉ, rau thơm vào bát khi ăn thì múc hỗn hợp đã hầm vào tô.

Nem rán

-         Nguyên liệu: thịt lợn nạc băm nhỏ, tôm nõn, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…

-         Cách làm: Trộn đều tất cả nguyên liệu trên với nhau rồi dùng bánh đa nem nhúng nước gói lại thành cuốn tròn. Sau khi cuốn xong thì đem chiên đến khi nem vàng giòn thì vớt ra dĩa. Món này nên ít muối, làm thêm chén nước mắm ngon để chấm.

Gỏi nộm

-         Nguyên liệu: Rau muống/ hoa chuối hoặc xu hào, tôm, thịt/ tai heo.

-         Cách làm: Cắt sợi rau muống/ hoa chuối/ xu hào rồi rửa sạch, để ráo. Tôm luộc/ thịt heo luộc/ tai heo luộc thái mỏng. Làm nước mắm với tỏi, ớt, chanh thật ngon. Phi thêm dầu ăn với hành sau đó trộn đều nguyên liệu trên. Múc nộm ra dĩa rồi rắc thêm tiêu, rau thơm, đậu phụng lên phía trên là được.

Thực đơn mâm cỗ ngày tết miền Bắc thật đa dạng, phong phú. Mỗi món ăn lại có hương vị riêng đặc trưng nhưng đều rất hấp dẫn. Bạn có thể ghé miền Bắc vào dịp tết để thưởng thức những món ăn ngon này nhé!

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày tết

Mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà tổ tiên là thứ không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết của 3 miền Bắc – Trung- Nam có gì đặc biệt? Mâm ngũ quả tết bao gồm những loại quả gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nét đặc trưng ngày tết thông qua mâm ngũ quả nhé!

Ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết

“Ngũ quả” có theo từ Hán Việt có nghĩa là năm loại quả. Vào các dịp như cúng giao thừa hay cúng tất niên đều phải có một mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên. Những loại quả có thể được dùng trong mâm ngũ quả và ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết như sau:

+ Chuối: Tượng trưng cho gia đình sum vầy, sum họp

+ Phật thủ: Được thần phật che chở cho gia đình bình an

+ Quả Lê: Công việc luôn thuận lợi, suôn sẻ.

+ Quả Lựu: Tượng trưng cho con đàn cháu đống.

+ Quả Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

+ Quả Cam, quýt: Đem lại thuận lợi, tránh những điều xui rủi

+ Quả Đào: Thể hiện sự thăng tiến trong công việc

+ Quả Táo: Tượng trung cho sự phú quý, giàu sang.

+ Quả Thanh long : Tượng trưng cho sự phát tài phát lộc

+ Quả Dưa hấu: Đem lại sự ngọt ngào, may mắn.

+ Quả Sung: Thể hiện sự sung túc về sức khỏe,tiền bạc.

+ Quả Đu đủ: Gia đình luôn được thịnh vượng, đủ đầy.

+ Quả Xoài: Không thiếu thốn về vật chất.

Đây hầu hết là những loại quả rất quen thuộc hàng ngày. Bạn có thể chọn loại quả phù hợp giúp ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết thêm phong phú. Cầu bình an, hạnh phúc, gia đình êm ấm, mạnh khoẻ, phát tài phát lộc, xã hội thịnh vượng…hầu như đều là mong muốn của tất cả mọi người.

Khám phá ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết 3 miền

Tuỳ thuộc vào điều kiện như thời tiết, văn hoá, phong tục…mà mỗi miền lại có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Cùng khám phá mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền có gì đặc trưng nhé!

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường được bày trí theo thuyết ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Các loại quả thường thấy là chuối, bưởi, đào, táo, quýt, dưa hấu, thanh long... Nhiều khi bày nhiều hơn 5 loại quả nhưng vẫn được gọi là mâm ngũ quả.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc với các loại quả trên tượng tưng cho sự sum vầy, thịnh vượng, thành đạt, phú quý và may mắn.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam

Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam chú trọng về nghĩa cuả các loại quả khi ghép tên với nhau. Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long… Tuỳ theo ước nguyện mà gia chủ sẽ chọn các loại quả có ý ghĩa nối tiếp để sắp xếp lên mâm.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung

Miền Trung nhiều nắng gió và khó khăn từ bao đời nay. Vì thế người miền Trung không quá câu nệ về hính thức như miền Bắc. Hay không quá chú trọng vần điệu ý nghĩa các loại quả như miền Nam. Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung đặt tấm lòng hiếu kính thành tâm với quan niệm “ có gì dâng nấy”, “lễ bạc lòng thành”.

Các loại quả trong mâm ngũ quả có thể tuỳ điều kiện, tuỳ ý gia chủ. Tuy vậy ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung vẫn là cầu mong thịnh vượng, bình an, phúc, thọ, an khang… 

Như vậy cho dù là vùng miền nào thì mâm ngũ quả đều rất quan trọng. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết để bày trí đúng cách.