Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Hướng dẫn làm sườn sụn nướng giòn

Món sườn sụn nướng giòn sần sật thơm ngon hấp dẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Sườn sụn nướng được làm từ thịt và sụn lợn cho lượng dinh dưỡng dồi dào với protein, canxi, sắt… Sau đây là bài hướng dẫn cách làm sườn sụn nướng giòn thơm bạn có thể tham khảo để thực hiện ngay tại nhà.

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

Để thực hiện cách làm sườn sụn nướng giòn thơm, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ chế biến. Những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm của món sườn sụn nướng như sau:

  • Sườn sụn lợn: 500g
  • Đường mạch nha hoặc mật ong: 2 thìa canh
  • Đường cát trắng: 1.5 thìa canh
  • Ớt bột: 15g
  • Tỏi băm: 5 tép
  • Ngũ vị hương: 1 thìa cà phê
  • Dấm: 2 thìa canh
  • Nước mắm: 2 thìa canh
  • Dầu ăn: 2 thìa canh
  • Sốt cà chua: 2 muỗng canh
  • Rượu trắng: 3 muỗng canh
  • Màu điều: 1/4 muỗng cà phê
  • Muối: 1/2 thìa canh
  • Lò nướng hoặc bếp than hoa

Cách làm sườn sụn nướng

Sườn sụn nướng có cách làm rất đơn giản theo quy trình cụ thể. Thực hiện đúng các khâu chế biến theo hướng dẫn bạn sẽ có món ngon chuẩn vị. Cách làm sườn sụn nướng gồm các bước như sau:

Bước 1: Ướp gia vị cho sườn sụn

Sườn sụn lợn được rửa sạch, để ráo nước hoặc bạn lau khô phần nước để sườn không bị ướt. Bạn cho sườn vào tô lớn cùng với các gia vị đã chuẩn bị. Cụ thể bao gồm tỏi băm, ớt bột, ngũ vị hương, đường, dấm, nước mắm, dầu ăn, muối, sốt cà chua.

Tiếp đến, bạn đeo găng tay nilon rồi bóp trộn đều gia vị vào sườn sụn cho ngấm gia vị khắp bề mặt. Bạn bọc kín tô sườn sụn đã ướp bằng màng nilon bọc thực phẩm. Sau đó, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 2 tiếng để sườn ngấm đều gia vị. Gia vị bao khắp toàn độ miếng sườn sụn sẽ cho món ăn ngon đều.

Bước 2: Nướng sườn sụn

Bạn có thể nướng sườn sụn bằng lò nướng hoặc bằng bếp than đều thơm ngon, hấp dẫn. Khi nướng, bạn lưu ý phết đường mạch nha hoặc mật ong lên toàn bộ bề mặt miếng sườn. Bạn có thể trở mặt phần sườn sụn để quét đêu mật ong lên các phía. Mật ong được phết lên sườn sụn sẽ làm thịt mềm và thơm hơn rất nhiều.

Bạn nướng sườn trong khoảng 20 phút là chín. Mật ong nên được phết sau 15 phút rồi mới tiếp tục nướng. Bạn chỉ cần chờ đợi và sẽ có món sườn sụn nướng chín đều thơm ngon cho gia đình thưởng thức.

Sườn sụn nướng làm đơn giản nhưng quy trình thực hiện, giữ đều nhiệt độ để nướng khá phức tạp. Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn hấp dẫn này nhanh chóng mà ngon chuẩn vị thì có thể liên hệ tới Thực phẩm 29. Quý khách có thể ăn sườn sụn nướng nóng nổi với mức giá phải chăng.

Thực phẩm 29 còn có dịch vụ giao hàng tận nhà tiện lợi. Bạn vẫn có thể ngồi ngay tại nhà, không cần tốn thời gian làm mà vẫn được thưởng thức món ngon nóng sốt.

Đầu bếp của Thực phẩm 29 chuyên nghiệp, chế biến với thực phẩm tươi ngon sẽ làm bạn hài lòng. Thưởng thức sườn sụn nướng thơm ngon tại nhà không còn là điều khó khăn dù bạn không có nhiều thời gian nội trợ.

Yêu cầu thành phẩm và cách thưởng thức

Cách làm sườn sụn nướng đúng cho thành phẩm chất lượng, ngon đúng vị. Sườn sụn nướng có màu nâu vàng ruộm hấp dẫn, thịt có vị ngọt, mềm. Hương thơm đặc trưng của thực phẩm nướng cuốn hút.

Bạn có thể thưởng thức sườn sụn nướng riêng lẻ với tương ớt hoặc ăn kèm với cơm. Sườn sụn nướng ăn kèm với dưa chuột, xà lách, kim chi sẽ giúp bạn không cảm thấy bị ngấy.

Sườn sụn nướng rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thành phần trong sụn giúp các khớp xương chắc khỏe, dẻo dai. Sụn có chứa canxi bổ dưỡng cho xương của trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên, lượng đạm trong phần thịt của sườn sụn khá lớn nên bạn cần ăn trong ngưỡng phù hợp đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là hướng dẫn cách làm sườn sụn nướng giòn thơm. Bạn có thể tự thực hiện món ăn hấp dẫn này ngay tại nhà. Nếu muốn thưởng thức nhanh chóng món sườn sụn nướng bạn có thể đến với Thực phẩm 29. Món ăn độc đáo này sẽ được đưa đến bạn nhanh chóng với hương vị ngon đã miệng.

https://thucpham29.com/huong-dan-cach-lam-suon-sun-nuong-gion-thom.html

 

Cách làm lòng sụn nướng thơm ngon

Lòng sụn nướng là món ăn hấp dẫn cả về hương và vị. Nó có thể là món ăn cho bữa cơm gia đình hay món nhậu yêu thích cho cánh mày râu. Nếu đây cũng là món ăn khoái khẩu của bạn thì còn ngại ngần gì mà không học cách làm. Sau đây là bài hướng dẫn cách làm lòng sụn nướng thơm ngon hấp dẫn cho bạn.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ chế biến

Cách làm lòng sụn nướng rất đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc. Các loại nguyên liệu và dụng cụ chế biến bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Lòng (ruột) lợn: 300g. Bạn có thể chọn lòng non hoặc già tùy sở thích. Lòng non nhanh chín và ăn mềm hơn do lớp thành khá mỏng. Lòng già dai hơn nhưng ăn giòn do có thành dày.
  • Thịt lợn xay nhuyễn: 300g
  • Sụn lợn: 300g
  • Mỡ lợn: 100g
  • Hành tây: 30g
  • Hành lá: 20g
  • Rau răm: 20g
  • Húng quế: 30g
  • Lạc rang: 30g
  • Đường cát trắng: 3 thìa canh
  • Hạt nêm: 2 thìa canh
  • Nước mắm: 3 thìa canh
  • Tiêu sọ: 1 thìa cà phê
  • Dầu điều: 2 thìa canh
  • Rượu mai quế lộ: 2 thìa canh
  • Phễu, dây, nồi luộc, xiên nướng, bếp than hồng

Cách làm lòng sụn nướng ngon

Cách làm lòng sụn nướng khá dễ thực hiện. Bạn cần tiến hành làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị phần nhân để nhồi lòng

Bạn làm sạch phần sụn lợn rồi luộc chín tới. Tiếp theo, bạn trộn đều phần sụn lợn và mỡ heo với nhau và băm nhuyễn. Sau đó, bạn chuẩn bị một cái tô loại to hoặc chậu.

Bạn cho phần sụn và mỡ lợn đã băm nhuyễn và thịt lợn xay vào tô. Hành tây, hành lá, lạc rang, húng quế, rau răm bạn cắt nhỏ rồi cho hết vào tô với phần thịt và sụn.

Tiếp đến, bạn cho hết các gia vị đã chuẩn bị gồm đường, nước mắm, hạt nêm, rượu, dầu điều, tiêu vào trộn đều. Phần nhân này cần được ướp trong khoảng 30 phút để gia vị được thấm đều.

Bước 2: Nhồi nhân thịt vào lòng

Phần lòng làm vỏ dồi lòng được làm sạch, khử hết mùi hôi. Bạn có thể dùng rượu gừng, chanh hoặc muối để làm sạch cả phần trong và ngoài lòng.

Bạn buộc chặt một đầu của lòng lợn. Phần đầu còn lại sẽ được gắn với phễu để nhồi nhân thịt sụn vào. Bạn nhồi nhẹ nhàng, đều tay để lòng đẹp mắt, không bị phình hay quá lỏng. Bạn cũng nên lưu ý nhớ dùng dây để chia lòng thành khúc nhỏ tiện cho việc nướng được dễ dàng.

Bước 3: Luộc lòng

Bạn cho lòng đã nhồi thịt sụn xong vào nồi và luộc trong khoảng 6 phút. Khi lòng chuyển màu đục trong lúc luộc, bạn dùng tăm chọc lên bề mặt lòng. Điều này sẽ giúp lòng không bị bí hơi, thoát khí dễ dàng và không bị nứt vỡ.

Bước 4: Nướng lòng

Lòng sau khi luộc sẽ được gắp ra đĩa và để nguội. Bạn dùng dao cắt riêng từng đoạn lòng ở phần dây đã buộc trước đó. Tiếp đến, bạn dùng que xiên để xiên từng đoạn lòng đem nướng.

Lòng sụn nướng sẽ ngon nhất khi được nướng trên bếp than hồng. Bạn nướng đến khi lòng chuyển màu nâu đỏ là chín và có thể lấy ra thưởng thức.

Lòng sụn nướng dễ làm nhưng yêu cầu thời gian và công sức tương đối lớn. Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này nhanh chóng mà vẫn ngon chất lượng thì có thể mua ở cửa hàng. Lòng sụn nướng tại Thực phẩm 29 đảm bảo hấp dẫn với những đầu bếp chuyên nghiệp cho món ăn vàng đẹp, dai giòn sần sật.

Bạn có thể ăn lòng sụn nướng ngay tại Thực phẩm 29 hoặc gọi đặt hàng giao tận nhà. Chất lượng của lòng là điều bạn có thể yên tâm tuyệt đối. Vệ sinh an toàn, thực phẩm tươi ngon, chế biến chuẩn vị, nóng nổi hấp dẫn là điều mà Thực phẩm 29 cam kết cho quý khách.

Thành phẩm và cách thưởng thức lòng sụn nướng

Cách làm lòng sụn nướng được thực hiện thành công sẽ cho bạn thành phẩm hoàn hảo. Lòng có màu vàng nâu, hương thơm hấp dẫn. Khi cắn phần vỏ giòn, phần nhân sụn sần sật, mùi rau thơm hòa quyện.

Cách thưởng thức hương vị lòng sụn nướng hoàn hảo khá nhiều kiểu theo sở thích riêng từng người. Bạn có thể thái lòng theo lát chéo thành từng miếng vừa ăn. Mỗi miếng lòng được cuốn cùng bún và các loại rau thơm như lá mơ, húng quế. Sau đó, bạn chấm cùng với nước sốt cay thì tuyệt hảo.

Bạn có thể ăn lòng sụn nướng với cơm hay làm món nhậu đều đã miệng. Món ăn hấp dẫn này có lượng đạm tương đối lớn nên bạn cần ăn với lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe.

Trên đây là chi tiết cách làm lòng sụn nướng thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn đơn giản mà đã miệng lại giàu đạm. Bạn có thể thực hành ngay tại nhà để thưởng thức hoặc đến với Thực phẩm 29 để ăn món ngon dân https://thucpham29.com/cach-lam-long-sun-nuong-thom-ngon-kho-cuong.html

 

Gà hấp dầu mè thơm ngon lạ miệng

Một cách chế biến gà nhưng vẫn giữ được mùi thơm của gà lại hòa quyện với hương vị của dầu mè cùng gừng Thực phẩm 29 hôm nay giới thiệu cho thực đơn của bạn món gà hấp dầu mè. Món ăn này có hương vị đặc biệt, giúp thịt gà tỏa hương thơm lừng.

Định lượng: 0,5 kg/ đĩa, loại gà 2,5kg

Mô tả chi tiết

Nguyên liệu phổ biến ở Việt Nam là gà. Gà là loài động vật ăn tạp, rất dễ nuôi. Thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Ta so sánh thịt gà với thịt heo và thịt bò thì lượng đạm của thịt gà cao hơn rất nhiều lần và lượng mỡ lại thấp hơn.

Thịt gà cung cấp lượng lớn protein, đây là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não của con người. Thịt gà còn tốt cho tim mạch, dinh dưỡng từ ức gà có thể ngăn chặn và kiểm soát hàm lượng homoccysteine.

Trong bữa ăn, nên bổ sung thêm thịt gà.

Chế biến thịt gà đơn giản mà vẫn hấp dẫn thì có món gà hấp dầu mè thơm ngon. Dầu mè giúp thịt gà thơm hơn, không có cảm giác ngấy. Gà hấp sẽ giữ được các chất dinh dưỡng một cách tối đa.

Và đặc biệt, dầu mè có nhiều tác dụng mà không phải ai cũng biết. Trong dầu mè có magie và một vài thành phần khác giúp giảm lượng đường trong máu. Magie cũng có tác dụng giảm ung thư. Dầu mè còn giúp giảm huyết áp đáng kể đối với người bị cao huyết áp.

Trong dầu mè có chứa vitamin E, chất chống oxy hóa có tác dụng giải độc, thúc đẩy chữa lành tổn thương, kháng viêm và bổ sung nhiều tinh chất khác…

Công thức nấu gà hấp dầu mè

Nguyên liệu:

1 con gà

Muối, rượu gạo và dầu mè

Cách chế biến gà hấp dầu mè

Bước 1: làm thịt gà, sạch sẽ. Gà được rửa sạch và để ráo nước. Trộn muối và rượu gạo với nhau, chà thật đều trên toàn bộ bên ngoài và trong con gà. Để trong khoảng 2 – 3 tiếng để gia vị ngấm đều vào thịt.

Bước 2: Sau đó, da gà tiếp tục được phủ một lớp dầu mè đều. Cho vào hấp khoảng 40 phút.

Lưu ý, để con gà ngửa phần bụng lên phía trên, giúp giữ lại một phần rượu và muối trong quá trình hấp. Khiến mùi vị hấp dẫn hơn.

Bước 3: Gà sau khi hấp xong sẽ được bỏ ra ngoài, để chỗ thoáng mát một lúc cho bớt nóng và giúp miếng thịt gà săn chắc hơn.

Gà có thể được chặt thành miếng hoặc tách riêng thịt tùy theo ý thích của người ăn.

Gà hấp dầu mè có hương vị thơm ngon, lôi cuốn kỳ lạ, thịt gà dày, mềm mà lại rất ngọt kết hợp với chút ngậy đến từ đầu mè chắc chắn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.

Gà hấp dầu mè giữ được các chất dinh dưỡng trong thịt gà. Dầu mè giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon.

https://thucpham29.com/ga-hap-dau-me-mon-an-ngon-moi-la-phu-hop-cho-ca-gia-dinh.html

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Cách chữa viêm tai giữa bằng LÁ HẸ hiệu quả tại nhà

Trong số những mẹo dân gian chữa dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa không thể không kể đến phương pháp chữa viêm tai bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng. Dưới đây, Chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An việt sẽ chia sẻ mẹo chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả tại nhà giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu từ căn bệnh này, bạn hãy theo dõi nhé!

Nhng công dng ca lá h trong vic điu tr viêm tai gia

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, có khá nhiều cách để điều trị bệnh viêm tai giữa. Áp dụng các bài thuốc chữa trị từ lá hẹ là cách đã được dân gian áp dụng từ lâu, nhưng vẫn còn có khá ít người biết đến.

Theo Đông y, hẹ tươi lành tính, có vị hơi cay, hơi chua. Đây là loại lá mang tính nhiệt, nhưng khi được nấu chín lại có tính ôn, có tác dụng tán độc, hành khí, ôn trung. Bởi vậy mà nó thường được dùng để điều trị chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho, làm giảm sưng đau, trị chứng đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa không tốt. Rễ và hạt của cây hẹ có khả năng thẩm thấu vào kinh can. Do đó, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến thận, trị táo bón, bị giun kim.

Trong lá hẹ tồn tại nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho cơ thể. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng nó để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Cách cha viêm tai gia bng lá h

Cách 1: Dùng trực tiếp lá hẹ tươi

Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ tươi.

Thực hiện: Lá hẹ đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn lấy nước, chắt dung dịch nước cốt lá hẹ vào một lọ nhỏ sạch dùng nhỏ tai trực tiếp.

Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Mẹo chữa viêm tai giữa này cũng có thể sử dụng cho trường hợp kiến, muỗi, côn trùng khác bò vào tai gây viêm đau.

Cách 2: Trị viêm tai giữa bằng lá hẹ hấp phèn chua

Ngoài việc dùng lá hẹ tươi, bạn có thể kết hợp lá hẹ với phèn chua để làm tăng hiệu quả chữa trị. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 50gr lá hẹ còn tươi, 50gr phèn chua.

Cách tiến hành: Đem lá hẹ đã chuẩn bị mang đi rửa sạch cùng với ít muối, để ráo và cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm. Sau đó, lấy một miếng sắt dẹt, độ rộng đủ lớn và cho phèn chua và lá hẹ đã chuẩn bị lên bếp và đun nóng. Lưu ý là không nên dùng nồi nhôm hay gang để nấu phèn, vì chúng có thể làm giảm đi công dụng của nó. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy phèn chua bị chảy ra hết thì tắt bếp. Mang hỗn hợp phèn chua và lá hẹ đi nghiền nát thành bột. Cất bột thuốc vừa thu được vào một cái lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng hàng ngày.

Cách dùng: Dùng thuốc hàng ngày bằng cách lấy khoảng nửa thìa cà phê bột rồi thổi vào tai cần điều trị của người bệnh. Để thuốc không bị rơi ra ngoài, hãy lấy một tờ giấy sạch rồi cuộn tròn lại thành hình chiếc phễu. Lưu ý là cuộn sao cho một đầu của chiếc phễu có kích thước bằng với lỗ tai rồi đặt vào tai. Cho thuốc vào đầu phễu còn lại rồi thổi bột phèn chua và lá hẹ vào tai bị viêm. Để thuốc mang lại tác dụng tốt, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Làm thường xuyên cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì một số dược tính trong lá hẹ dễ dàng bị phân hủy và bay hơi, do đó bạn chỉ nên dùng hết bột thuốc trong ngày. Đồng thời, bảo quản nó ở nơi thoáng mát.

Nhng lưu ý khi s dng lá h điu tr viêm tai gia

Không thể phủ nhận công dụng mà các mẹo chữa viêm tai giữa mang lại nhưng nó chỉ có thể làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh tạm thời mà không thể điều trị triệt để cũng như căn nguyên bệnh, đặc biệt là không có mấy hậu quả nếu dùng trong cách chữa viêm tai giữa mãn tính.

Tuy nhiên khi áp dụng cách điều trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

- Các bài từ dân gian thường không mang lại tác dụng nhanh chóng. Nó cần có thời gian để thuốc thẩm thấu một cách từ từ. Do đó, bạn cần phải sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài thì mới cảm nhận được hiệu quả của nó.

- Các bài thuốc từ lá hẹ có thể khắc phục được bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh nặng, nó ít khi mang lại tác dụng. Do đó, nếu bệnh nặng hoặc sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.

- Cần chú ý giữ gìn và vệ sinh tai đúng cách. Tuyệt đối không được dùng các vật cứng hoặc bông gòn để cho vào tai.

- Nên sử dụng các dung dịch nhỏ tai để làm sạch tai, giảm tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài phương pháp chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ bạn có thể tham khảo thêm các mẹo chữa viêm tai giữa bằng dân gian như chữa viêm tai giữa bằng sáp ong, rau diếp cá, tỏi...