Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Học cách làm cá quả nướng mía miền tây

Từ cá quả, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: cá kho tộ, cháo cá, bún cá hay cá hấp… và không thể thiếu món cá quả nướng. Thế nhưng, nếu không biết cách chế biến sẽ khiến món ăn trở nên khô khan. Với cách làm cá nướng với mía dưới đây, món ăn sẽ mềm ngọt và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Cá quả nướng mía - cách chế biến độc đáo

Cá quả hay còn gọi là cá lóc, một loại cá đồng phổ biến đối với người Việt Nam. Cá quả có kích thước tương đối lớn, ít xương và nhiều thịt, thịt cá lại rất thơm ngon nên được nhiều người yêu thích.

Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân miền Tây. Món ăn này không quá cầu kì nhưng lại thu hút người dùng bằng chính hương vị dân dã và quen thuộc nhưng không kém phần đặc sắc.

Gọi là cá quả nướng mía vì trong thân mỗi con cá đều được xiên một khúc mía tươi, ngoài tác dụng xoay trở cá thì còn giúp cá ngon và ngọt hơn. Món ăn này có thể làm món nhậu hay ăn thay cơm khi kết hợp với rau sống, bún tươi và bánh tráng cuốn. 

Nguyên liệu 

Nguyên liệu cho món ăn này khá đa dạng. Tuỳ theo sở thích của gia đình bạn mà có thể ăn kèm món ăn với nhiều nguyên liệu khác nhau. 

  • Cá lóc sống: 1 con, nặng khoảng 1,5kg
  • Ớt sừng, tỏi khô: 1 củ nhỏ, hành lá: 1 bó nhỏ
  • Đậu phộng rang giã nát: 30g
  • Khế chua: 1 trái
  • Dưa leo: 1 trái
  • Chuối xanh: 1 trái
  • Thơm: 0.5 trái
  • Mía: 1 đoạn dài
  • Các loại rau sống ăn kèm: rau thơm, xà lách, giá đỗ…
  • Bún tươi: 1kg
  • Bánh tráng cuốn: 1 tệp dày
  • Các gia vị thường dùng: muối, tiêu, đường, nước mắm, giấm và dầu ăn.

Công thức chế biến món cá quả nướng mía

Việc cần làm đầu tiên chính là sơ chế cá quả cũng như các nguyên liệu khác.

  • Cá quả sống mua về bạn làm sạch, đối với món nướng thì không cần phải cạo vảy, chỉ cần bỏ mang, moi ruột.
  • Rửa với chanh hoặc rượu trắng để làm sạch hết phần nhớt. 
  • Ướp cá với chút muối, đường, hạt tiêu và 1 muỗng nước mắm trong vòng 30 phút cho cá thấm gia vị.
  • Các loại rau sống nhặt gốc, rửa sạch và ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Dưa leo, khế chua, chuối xanh gọt sạch vỏ và cắt thành miếng vừa ăn.
  • Mía róc vỏ, rửa sạch.
  • Hành lá nhặt gốc, rửa sạch và thái nhỏ, phi với dầu để làm mỡ hành, sau đó múc ra để riêng.

Sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn tiến hành nướng cá quả theo hướng dẫn sau:

  • Sau khoảng 30 phút ướp cá, bạn xiên cây mía theo dọc thân cá rồi cho lên khay và rưới phần nước ướp lên trên rồi tiến hành nướng.
  • Đặt cá lên vỉ nướng và thi thoảng lật qua lật lại để cá chín đều mà không chị cháy khét. Lưu ý, lửa phải cháy vừa phải để cá chín từ từ, như vậy thịt cá mới ngọt và không bị khô.

Sau khi cá chín, bạn lấy cá ra khay, cạo hết lớp vảy cá cháy bên ngoài rồi đặt lên một chiếc đĩa dài. Tiếp đó rưới phần mỡ hành đã chuẩn bị lên, rắc thêm chút đậu phộng. Bày cá chung với các loại rau sống, bún tươi, bánh tráng và nước chấm rồi thưởng thức.

Món cá quả nướng ngon nhất là ăn cùng với nước chấm chua ngọt cùng với các loại rau sống và bún ăn kèm. 

Để pha nước chấm ngon và vừa miệng, bạn có thể tham khảo theo công thức sau:

  • Ở rửa sạch, bỏ hạt và thái lát. 
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập. Đem ớt, tỏi giã nhuyễn.
  • Cho 2 muỗng giấm, 3 muỗng đường và 5 muỗng nước mắm nguyên chất và khoảng 0.5 chén nước sôi để nguội vào tô. 
  • Khuấy đều cho đến khi đường tan hết, tiếp đó bạn cho hỗn hợp ớt, tỏi giã nhuyễn vào khuấy đều là xong.

Đĩa cá quả nướng nóng hổi, thịt cá ngon ngọt và đậm đà lại thoang thoảng mùi mật mía, cuốn bánh tráng chấm với nước mắm chua ngọt thì ngon hết chỗ nói. Chúc các bạn thành công!

Cách làm vịt cháy tỏi ăn một lần nhớ mãi

Vịt và tỏi đều là hai nguyên liệu thân thuộc trong bếp ăn của mỗi gia đình và rất được các chị em nội trợ ưa chuộng. Nhưng một sự kết hợp độc đáo dành cho hai nguyên liệu này thì không phải ai cũng đã từng thực hiện. Cách làm món vịt cháy tỏi ngon khó tả được chia sẻ ngay bên dưới sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình bạn không thể ngừng đũa trong bữa cơm. 

 

Hương vị của món vịt cháy tỏi có gì độc đáo?

Kể về các món ăn với vịt chắc chắn không thể kể hết, nào là cháo vịt, gỏi vịt, bún măng vịt, vịt nướng, … và không thể thiếu món ăn đơn giản như vịt cháy tỏi có thể sử dụng cả trong những buổi tiệc tùng hoặc mâm cơm gia đình hằng ngày.

Vịt sẽ được tẩm ướp gia vị sao cho thật đậm đà ngon miệng, sau đó được mang đi cháy tỏi cho đến khi thơm lừng. Đây sẽ là một món ăn hoàn hảo về cả hương vị lẫn hình thức. Bên ngoài, dạ vịt được cháy cho đến khi vàng ươm cùng vị tỏi thơm và các nguyên liệu khác đậm đà. Thêm một ít nước chấm cay cay được pha chế riêng cho món ăn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời. Nếu là một người sành ăn chắc chắn không thể bỏ qua. 

Cách làm vịt cháy tỏi chỉ với vài công đoạn cực đơn giản

Cách làm vịt cháy tỏi rất dễ thực hiện, kể cả việc bạn là một người không quá giỏi trong việc nấu nướng vẫn có thể hoàn thiện món ăn một cách trọn vẹn nhất. 

 

Bước 1: chọn mua đầy đủ các nguyên liệu trong danh sách gồm có nửa con vịt (phù hợp cho một mâm cơm từ 3 đến 4 người ăn, nếu thành viên gia đình bạn đông hơn bạn có thể chọn mua 1 con vịt từ 1 kg trở lên), 1 củ tỏi, nửa củ gừng, hành tím, ớt, gia vị (bơ, đường, nước tương, dầu mè, rượu trắng, mè rang, bột nêm) và không thể thiếu các loại rau ăn kèm. 

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu và làm sạch thịt vịt. Ở cách làm vịt cháy tỏi, bước quan trọng nhất vẫn là làm sao để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi vốn có của vịt. Không xử lý khéo léo, món ăn của bạn sẽ không có được hương vị đúng như mong đợi. Mẹo dành cho bạn là sau khi rửa sạch bằng nước bạn rửa thật kỹ lại lần nữa với rượu trắng. Và kết thúc quá trình chuẩn bị bằng cách luộc với nước cho vào ít gừng, muối. Các nguyên liệu gồm tỏi, gừng, hành tím làm sạch và băm nhuyễn. 

 

Bước 3: Chuẩn bị phần gia vị dùng để cháy với thịt vịt. Bạn sử dụng một cái chén nhỏ và lần lượt cho vào 3 thìa đường, nửa thìa nước tương, 2 thìa rượu trắng, dầu mè rồi khuấy để toàn bộ hòa tan đều. 

Bước 4: Bắt đầu nấu món ăn bằng cách cho một ít bơ vào chảo dầu nóng. Sau đó, cho vịt vào đảo nhanh đều tay đến khi thịt săn lại và hòa quyện cùng với mùi bơ. Tiếp theo, cho toàn bộ hỗn hợp đã chuẩn bị vào cùng với thịt. Xốc đều toàn bộ nguyên liệu trong lửa vừa trong vòng 15 phút. Khi vịt đã chín vàng đều và thấm gia vị thì tắt bếp. 

Đến đây đã hoàn tất hướng dẫn cách làm vịt cháy tỏi, chuẩn bị sẵn một đĩa rau rồi xếp vịt lên đĩa là đã sẵn sàng để thưởng thức. Một công thức nấu ăn mới sẽ tạo nên một không khí hấp dẫn hơn cho bữa ăn của nhà bạn. 

Cách làm vịt hấp bia nguyên con

Khi mọi người đã quá nhàm chán với món vịt hấp thông thường thì hãy đổi vị với món vịt hấp bia mới lạ mà không kém phần hấp dẫn. Vịt hấp bia nguyên con được biến tấu sáng tạo từ món vịt luộc truyền thống nhưng cách nấu lại vô cùng đơn giản không quá cầu kỳ mà vẫn mang hương vị thơm ngon tuyệt vời. Mùi vị đặc trưng của món ăn này sẽ giúp cả gia đình bạn có một món ăn đặc trưng ngon miệng trong bữa cơm gia đình hay làm mồi nhậu cực chuẩn.

Món vịt hấp bia nguyên con có gì đặc biệt?

Với những nguyên liệu cực kì đơn giản, món vịt hấp bia vô cùng dễ làm đối với những chị em nội trợ. Chúng ta chỉ cần tốn 30 phút thôi là đã có một món ăn ngon không thua gì những món ăn xa xỉ ở nhà hàng với hương vị thịt vịt hấp dẫn và béo ngậy.

Nó không hề giống với các món ăn khác, dùng bia để hấp vịt sẽ càng làm cho thịt vịt mềm hơn, ngọt hơn và tăng thêm hương vị nhưng lại không hề làm khô thịt vịt một chút nào. Không những vậy dùng bia hấp vịt còn làm sạch mùi hôi đặc trưng của vịt lại có hương thơm của các loại thảo mộc cùng với bia làm cho món ăn đậm đà thơm ngon hấp dẫn hơn nữa.

Quy trình sơ chế và chế biến vịt hấp bia nguyên con 

Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho vịt hấp bia nguyên con gồm có: 1 con vịt nguyên con 1kg, 1 lon bia, 1 củ gừng, 1 nắm nhỏ lá cây móc mật, húng quế, 2-3 nhánh sả, 1 củ tỏi, 2-3 trái ớt, giấm ăn với các loại gia vị cần thiết như muối, bột nêm, hạt tiêu, bột ngọt, đường, nước tương, …

Bước 1: Sơ chế thịt vịt sau khi mua về. Đem vịt rửa thật sạch với nước rồi dùng giấm ăn thoa xung quanh thịt vịt để loại bỏ mùi hôi của nó (hoặc thay thế bằng rượu trắng với gừng đập dập). Để vịt trong hỗn hợp này khoảng 20-25 phút giúp vịt sạch hơn và hết mùi hôi khi nấu lên. Vớt vịt lên rồi rửa sạch với nước lần nữa và để ráo.

Bước 2: Hấp vịt với bia. Trước hết bạn đem lá móc mật thái nhỏ, trộn với gừng đập dập và 1 thìa cafe bột ngọt cùng 2 muỗng nước tương. Bỏ hỗn hợp trên vào bụng vịt rồi dùng tâm khâu lại (lưu ý là phải khâu thật chặt để hỗn hợp không bị rơi ra bên ngoài). Tiếp sau đó xếp lá móc mật còn lại, húng quế xuống đáy nồi, thêm vài nhánh sả ở trên rồi bỏ con vịt vào nồi áp suất bỏ thêm vài quả ớt nữa. 

Sau đó đổ bia vào lên cho sâm sấp mặt thịt rồi hầm khoảng 10 phút. Đợi đến khi vịt chín mềm là được. Có thể kiểm tra bằng cách lấy tăm hoặc đũa xiên vào phần đùi vịt nếu thấy thịt đùi co lại, nước chảy ra màu vàng thì thịt đã chín còn nếu nước màu đỏ chảy ra thì tiếp tục hầm.

Bước 3: Sau khi thịt vịt đã chín thì vớt ra và chặt thành từng miếng vừa ăn, xếp ra đĩa và trang trí theo tùy sở thích của mỗi người. Vậy là món ăn của chúng ta đã hoàn thành có thể ăn kèm với nước tương tỏi ớt.

Cực kỳ tiết kiệm thời gian chưa đến 30 phút các chị em nội trợ đã có một món ăn ngon cho cả gia đình, nếu làm mồi nhậu cho các anh lại càng bắt mồi hơn nữa. Mọi người hãy tham khảo cách làm món vịt hấp bia nguyên con siêu ngon này nhé để làm cho cả gia đình cùng thường thức.

Đuôi bò hầm thuốc bắc tẩm bổ cho cả nhà

Đuôi bò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn dân gian cực kỳ bổ dưỡng và ngon miệng. Với hương vị ngon ngọt của đuôi bò hoà quyện cùng hương thuốc bắc thơm lừng sẽ khiến cả nhà phải khen ngợi. Cách làm món đuôi bò hầm thuốc bắc dưới đây sẽ giúp bồi dưỡng sức khỏe và tăng cường gân cốt,...nên rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Bổ dưỡng món đuôi bò hầm thuốc bắc

Đuôi bò hầm thuốc bắc được biết đến vừa là món ăn ngon, lại là bài thuốc dân gian tốt cho phụ nữ sau sinh và cho con bú. Ngoài ra, món ăn này còn rất tốt cho người mới ốm dậy, giúp bồi bổ cơ thể cho những người bị suy nhược cơ thể. Đặc biệt còn có công dụng cải thiện chuyện chăn gối rất hiệu quả.

Xương bò hầm lâu sẽ tiết ra vị ngọt từ tủy, sẽ át đi vị nồng của thuốc bắc, mang đến hương vị rất dễ chịu và ngọt dịu lại ngậy ngậy vừa miệng cho món ăn này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Với món ăn này, bạn có thể mua thuốc bắc tại các cửa hàng thuốc bắc, hoặc mua trần bì để chế biến.

  • Đuôi bò: 1 cái ( tùy vào số lượng người ăn nên chọn cái to, nhỏ khác nhau)
  • Gừng: 1 củ.
  • Hạt sen: 50 gr.
  • Trần bì: 1 miếng.
  • Thuốc bắc
  • Muối ăn và rượu trắng.

Khâu quan trọng nhất của món ăn chính là sơ chế đuôi bò. 

  • Đuôi bò đem rửa thật sạch rồi dùng muối để xát vào phần đuôi bò.
  • Tiếp tục lấy gừng xát vào đuôi bò để khử bớt mùi hôi và rửa lại vài lần bằng nước sạch.
  • Cho đuôi bò vào nồi nước sôi, chần sơ qua rồi vớt ra để ráo.
  • Chặt đuôi bò thành từng khúc nhỏ vừa ăn, bạn nhớ bỏ phần mỡ ở gốc đuôi bò.

Công thức món đuôi bò hầm thuốc bắc hấp dẫn

Món ăn này không quá cầu kỳ phức tạp nhưng cần thời gian khá lâu để hầm đuôi bò cho chín mềm. Bạn có thể dùng nồi áp suất để đuôi bò chín nhanh và mềm hơn.

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát. 
  • Trần bì rửa qua nước cho sạch.
  • Hạt sen bỏ phần tâm sen rồi rửa sạch và để ráo.

Lưu ý: Trong cách nấu đuôi bò hầm thuốc bắc nếu bạn không dùng hạt sen thì có thể thay thế bằng tiêu xanh, sả hoặc khoai tây… Tùy vào sở thích mà có thể thay đổi nguyên liệu bạn nhé.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, bắt đầu hầm đuôi bò như sau:

  • Đổ nước vào nồi đất (nếu không có thì bạn có thể dùng nồi thường) đun sôi.
  • Cho đuôi bò vào nồi, thêm 1 thìa canh rượu trắng và vài lát gừng mỏng, cuối cùng là trần bì vào nồi.
  • Ninh chín trong khoảng 15 phút rồi hớt bỏ bọt váng trên mặt nước canh đi.
  • Cho hạt sen vào nồi hầm cùng, để lửa nhỏ liu riu trong vòng 1 - 3 tiếng (thời gian hầm phụ thuộc vào kích thước to nhỏ của đuôi bò).
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Trong quá trình hầm canh bạn phải thường xuyên kiểm tra mực nước trong nồi, nếu thấy cạn thì thêm nước. Muốn biết canh đã được hay chưa bạn dùng đũa chọc vào phần đuôi bò thấy mềm nhừ là được.

Cuối cùng bạn cho món ăn ra bát và thưởng thức, món này nên ăn nóng mới ngon. Món bò hầm thuốc bắc có vị bùi bùi từ thịt bò và hương thơm từ các vị thuốc Bắc.

Vậy các bước đơn giản chúng ta đã thực hiện xong món đuôi bò hầm thuốc bắc, hy vọng bạn đã có món ăn ngon để chăm sóc gia đình.