Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Ếch sốt chua ngọt thơm ngon hấp dẫn

Ếch là nguyên liệu được nhiều bà nội trợ lựa chọn để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho gia đình. Vì trong ếch có rất nhiều chất dinh dưỡng. Món ăn từ ếch rất đa dạng, ếch sốt chua ngọt là món được nhiều người yêu thích bởi vị đặc biệt của nó. Cùng Thực phẩm 29 cách chế biến món ăn này.

Mô tả chi tiết

Ếch rất dễ tìm tại các đồng ruộng Việt Nam. Là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thịt ếch chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin, photpho nên vừa giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe.

Trong ẩm thực người Việt có vô vàn cách chế biến món ăn từ ếch. Món ếch sốt chua ngọt là món ăn rất hấp dẫn thơm ngon, dậy vị ngọt của thịt ếch.

Ếch sốt chua ngọt là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt mềm, thơm phức của thịt ếch hòa quyện cùng chua chua ngọt ngọt của dứa và vị cay dịu của sả, ớt.

Định lượng: 400g thịt ếch/ đĩa

Công thức làm ếch sốt chua ngọt

Nguyên liệu

-800g thịt ếch

-1/2 quả dứa

-2 củ cà rốt nhỏ

-15 cái nấm hương

-150g nấm rơm

-150g lá lốt

-60g sả

-4 trái ớt sừng trâu

-40g tỏi, hành tím khô

-Ngò gai, rau mùi

-Gia vị: dầu hào, dầu ăn, hạt nêm, muối, nước mắm

Cách chế biến ếch sốt chua ngọt

Sơ chế nguyên liệu

-Tỏi, hành khô, sả bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và băm nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

-Nấm rơm, nấm hương đem ngâm nước cho sạch, để ráo và cắt đôi. Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Dứa gọt vỏ và làm thái miếng tam giác.

-Ếch khi mua về làm sạch, rửa với nước pha cùng với muối loãng, rửa lại với nước lạnh, để ráo và chặt miếng vừa ăn. Phần da ếch cũng xát kỹ với muối, rửa sạch và để ráo.

-Cho thịt ếch vào tô cùng với hỗn hợp tỏi, hành khô, sả băm nhỏ kết hợp với nước mắm, dầu hào, tiêu, hạt nêm. Ướp khoảng 35 phút để thịt ếch ngấm đều gia vị.

Chế biến

-Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho tỏi, hành khô, sả băm phi thơm cùng ớt bột cho đẹp mắt.

-Cho thịt ếch đã ướp gia vị vào xào nhanh với lửa lớn rồi trút ra đĩa.

-Tiếp theo, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho cà rốt, dứa vào xào nhanh tay khoảng 4 phút. Để nguyên lửa lớn, cho nấm rơm, nấm hương cùng 2 muỗng hạt nêm, gia vị vào xào chín.

-Trút đĩa ếch vào chảo rau củ đảo đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Thêm ngò gai, lá lốt vào đảo thêm vài lần nữa, rắc thêm 1 muỗng tiêu bột lên, tắt bếp.

-Cuối cùng, múc ếch sốt chua ngọt ra đĩa và trang trí thêm vài cọng rau mùi, ngò gai cho đẹp mắt.

Nấu lẩu dê chuyên nghiệp từ nhà hàng

Thịt dê là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Với thịt dê tươi, bạn có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như: dê xào lăn, dê nướng muối ớt... Trong đó, món lẩu dê là một món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ công thức chế biến món ăn này cực kỳ đơn giản.

Định lượng món lẩu dê

Đây là món ăn chẳng những được cánh đàn ông yêu thích trong tiệc rượu mà còn là món được các bà nội trợ thường xuyên nấu cho gia đình thưởng thức. Định lượng cho món ăn này thường là 0.3kg thịt dê cho phần 2 người ăn.

Đặc trưng của món lẩu dê

Lẩu dê không quá khó để chế biến, các nguyên liệu kết hợp trong món ăn này cũng có thể dễ dàng mua tại các siêu thị hoặc chợ. 

Cái khó ở món ăn này chỉ ở công đoạn khử mùi hôi của thịt dê. Bởi khi bạn khử mùi hôi tốt thì món lẩu dê sẽ thơm ngon từ mùi hương đến cả mùi vị khi thưởng thức. 

Công thức nấu lẩu dê

Nguyên liệu

Thịt dê tươi

Nấm, khoai môn, củ sen

Đậu phụ, rượu vang, váng đậu

Nước cốt dừa, tỏi, hành

Rau ăn lẩu, bún (có thể thay bằng mì theo ý thích)

Các gia vị khác: muối, nước mắm, hạt nêm, đường, ngũ vị hương, hạt tiêu, bột ớt

Cách nấu lẩu dê tại nhà

Thịt dê mua về được rửa sạch, để lẩu dê ngon bạn phải khử mùi hôi của thịt dê. Bằng cách ướp thịt dê với rượu vang và gừng đập dập trong 15 phút, sau đó đem rửa sạch thịt dê và thái thành những miếng nhỏ vừa miệng ăn.

Thịt dê sau khi thái xong được ướp với gia vị. Chuẩn bị 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, ½ thìa hạt tiêu, ngũ vị hương, 1 thìa đường, tỏi đập dập sau đó cho vào bát trộn đều với thịt dê và ướp trong 2 giờ đồng hồ để thịt ngấm gia vị.

Trong 30 phút đợi thịt dê ngấm gia vị bạn tiếp tục quay lại cách nấu lẩu dê bằng việc sơ chế những nguyên liệu khác.

Khoai môn được cạo vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng ăn.

Củ sen rửa sạch, gọt vỏ và thái thành miếng vừa ăn. Với váng đậu bạn đem rán vàng, 3 bìa đậu phụ cắt miếng vừa miệng ăn.

Rau nhúng lẩu được rửa sạch, để ráo nước.

Tỏi, hành được bóc vỏ ngoài, đập dập và băm nhuyễn, sau đó cho vào chảo đã có sẵn dầu, phi thơm tỏi, hành.

Tiếp theo bạn cho thịt dê vào xào thơm và đổ nước cốt dừa vào đun sôi (khi có nước cốt dừa nồi lẩu dê sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều). Sau khi đun sôi 10 phút bạn tiếp tục cho khoai môn và củ sen vào đun với lửa nhỏ trong 15 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Nước dùng dê vừa chuẩn bị ở trên trút hết vào nồi lẩu sau đó đặt lên bếp, bạn có thể chuẩn bị bếp gas mini hoặc bếp điện để ăn lẩu. Những nguyên liệu ăn lẩu: rau nhúng, đậu phụ, váng đậu, nấm được chuẩn bị và dọn ra xung quanh nồi lẩu.


 

Cá quả hấp tương món ăn ngon hấp dẫn

Thời tiết này vào bếp cùng chế biến món cá quả thì thật tuyệt vời. Cá quả chế biến khá đơn giản thành các món ăn như: cá quả hấp tương, canh  chua cá quả, cá kho, cá quả chiên sốt me,…Cá quả hấp tương  là món ăn khá lạ miệng và thơm ngon, thịt cá thật hấp dẫn. nồi cá quả hấp tương thơm ngon, gỡ chút thịt thơm nức gia vị quyện cùng vị tương và chấm cùng chút tương ớt cay cay thì còn gì tuyệt vời hơn nữa nhỉ.

Chi tiết món ăn

Định lượng sản phẩm:

Cá quả hấp tương đĩa nhỏ trọng lượng 0,3kg-0,5kg

Đặc tính cá quả hấp tương 

Trong 100g thịt cá quả chứa 19,8g đạm; 1,4g mỡ; 57mg canxi; 163mg photpho; 0,5mg sắt và các vitamin B1, B2, Axit Nicotinic. Cá quả là loại cá được mọi người ưa thích và được chọn làm món ăn phòng chữa bệnh nan y (tim mạch, ung thư… ) vì ít mỡ, nhiều chất khoáng và vitamin.

Màu sắc, hương vị

+ Món cá vô cùng hấp dẫn bởi màu sắc, nổi bật với màu trắng của thịt cá hòa quyện với màu ớt,cà chua, rau thơm xung quanh món ăn.

+ Món cá mang mùi vị đặc trưng của tương, ngấm vào thịt cá săn chắc rất phù hợp khi ăn với cơm trắng. Đặc biệt, vị ngọt thơm của cá kết hợp cùng vị cay cay của tương thì còn gì hơn nữa nhỉ.

Đối tượng sử dụng

Cá quả hấp tương là một món ăn rất dễ ăn và có nhiều tác dụng đối với cơ thể như thanh nhiệt, bổ khí huyết, gân xương, chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu.... Là món ăn rất tốt cho trẻ em, phụ nữ mang thai, …. vì trong cá có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn ngon, giúp phòng ngừa các bệnh ung thư, tim mạch.

Cách chế biến món cá quả hấp tương ngon tuyệt

Bước 1: Cá làm sạch, bỏ ruột, để ráo nước. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở rồi rửa sạch băm nhỏ. Hành tỏi, ớt băm nhỏ ướp trộn với thịt xay, mộc nhĩ, nêm gia vị hạt tiêu, mì chính. Sau đó cho vào trong bụng cá. Ướp 15-20 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2: Dầu đun nóng, cho cá vào chiên sơ qua, vừa chín vớt ra. Đặt cá vào âu, đổ tương bần lên trên, thêm nước cốt dừa, nấm rơm, cà chua bổ cau vào, nêm gia vị vừa ăn. Hấp cách thủy khoảng 30 phút là được.

Bước 3: Ngay khi cá còn nóng, lấy cá ra đĩa và trang trí. Thưởng thức cùng cơm nóng thì thật tuyệt.

Món cá quả hấp tương ngon vừa ngon vừa lạ rất phù hợp trong mâm cơm của mỗi gia đình. 

Món lợn mán hấp ngon khó cưỡng

Nhắc đến thịt lợn ngon chắc hẳn không ít người phải trầm trồ trước độ dai chắc, giòn, vị ngọt tự nhiên nhiều dưỡng chất như lợn mán. Và một trong những món ngon được chế biến từ loài lợn này phải kể đến đó là món lợn mán hấp. Giá trị dinh dưỡng, màu sắc và hương vị tuyệt vời cùng cách chế biến đơn giản mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ lắm đấy.

Thịt lợn mán tươi ngon hấp dẫn

Tìm hiểu về món lợn mán hấp

- Định lượng

Mỗi đĩa lợn mán hấp bán ra thường từ 0.3 kg đến 0.5 kg

- Màu sắc và hương vị

+ Thịt lợn mán được hấp lên có màu vàng như màu mật ong của da lợn hòa cùng màu màu trắng của chút mỡ lợn và màu thịt nạc lợn đặc trưng. Đi kèm theo đó là màu sắc của rau thơm, rau sống, nước chấm tạo nên tổng thể màu sắc bắt mắt tuyệt đẹp.

+ Món lợn mán hấp thơm nức mũi quyện cùng rau thơm, chấm muối chanh, tiêu ớt cực ngon. Thịt lợn chắc, ít mỡ, ngon, dai giòn thơm ngon hơn hẳn các lợn được nuôi công nghiệp. 

- Dưỡng chất món lợn mán hấp

Thịt lợn mán rất mềm, thấm gia vị và rất ngọt. Nước thịt khi hấp chảy ra chan với bún ăn rất tuyệt mà không sợ dư chất béo vì thịt lợn mán ít có mỡ. Lợn mán được nuôi thả đồi chỉ ăn cây cỏ nên thịt chắc, nhiều nạc thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Lợn mán hấp món ngon nhưng chế biến đơn giản

Cách chế biến món lợn mán hấp

- Nguyên liệu và sơ chế

+ Chọn thịt lợn mán tươi ngon, thường sẽ chọn thịt vai hoặc thịt mông ki làm món này, Phần thịt vừa nạc vừa có đủ một lớp mỡ mỏng để món ăn không bị khô, rửa sạch thịt để ráo nước.

+ Gia vị dùng cho món này bao gồm sả, dầu hào, nước dừa tươi, hạt nêm hạt dổi, rau mùi, rau hung, ớt. Sả làm sạch băm nhỏ

- Cách chế biến

+ Bước 1: cho lợn mán vào bát, cho sả băm nhỏ, dầu hào, hạt nêm hạt dổi vào trộn đều. Ướp hỗn hợp khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

+ Bước 2: cho chõ hấp lên bếp, cho hỗn hợp thịt đã ngấm gia vị và đổ nước dừa tươi vào hấp trong 30 phút. Lưu ý thịt lợn máng có mùi hôi đặc trưng nên khi chế biến cần những nguyên liệu lấn át được mùi hôi này.

+ Bước 3: thịt sau khi chín bạn thái lát vừa ăn xếp ra dĩa. Trang trí với rau mùi, rau hung, ớt cho món ăn thêm hấp dẫn. Món lợn mán hấp sả thường chấm với muối chanh, tiêu ớt hoặc chấm cùng tương bần tùy khẩu vị của mỗi người.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Biện pháp phòng tránh viêm amidan ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan do hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu, Bệnh khiến trẻ bị đau họng, khó ăn, khó nuốt, quấy khóc… khiến bố mẹ hết sức lo lắng, sốt ruột, Vậy cần làm cách nào để ngăn ngừa phòng tránh viêm amidan ở trẻ hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!


Nguyên nhân gây ra bệnh viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bệnh kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát gây khó khăn cho việc điều trị. Để phòng bệnh thì cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để từ đó có các phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả:

Do viêm nhiễm khi mắc bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên dẫn tới việc vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng phát triển và tấn công vào amidan.

Do tạng bạch huyết phát triển làm xuất hiện nhiều hạch ở cổ, ở họng. Lâu dần khi hiện tượng này quá phát khiến cho amidan viêm nhiễm.

Do cấu trúc và vị trí của amidan có nhiều khe hốc và dễ đọng thức ăn, dịch… tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú, lâu ngày dẫn tới bệnh viêm amidan.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm thay đổi, các chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá càfe và vệ sinh cá nhân an toàn thực phẩm.

Biện pháp phòng bệnh viêm amidan ở trẻ đúng cách

Để phòng bệnh ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý

- Luôn đảm bảo cơ thể được nạp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết.

- Giữ ấm cho trẻ, tránh để cơ thể trẻ bị lạnh, cảm cúm, nhiễm virus.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng.

- Cho trẻ ăn hoa quả khô và uống nước ép hoa quả mỗi ngày, cách này vừa giúp vữa viêm amidan mãn tính hiệu quả mà còn giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ bên trong ổ viêm.


- Khi thấy đau họng nên ngậm chanh muối, chanh mật ong để giảm sự đau rát, diệt khuẩn.- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn đang trú ngụ bên trong ổ viêm.

- Không nên cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế cho trẻ chơi, ngậm đồ vật, thổi bong bóng để tránh trường hợp vi khuẩn có hại từ bên ngoài xâm nhập vào miệng gây viêm amidan.

Xem thêm: Bệnh viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không?

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu viêm Amidan

Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan, bạn cần làm theo những bước sau:

- Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không, có nổi mụt trắng không hay bé chỉ bị viêm họng thông thường.

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38oC thì có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.

- Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.

- Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.

- Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.

- Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.

- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.

Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những biện pháp trên đây để giúp bé tránh xa tái nhiễm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về tai mũi họng tại đây.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Mẹo chữa viêm tai mũi họng bằng gừng

Mỗi khi thời tiết thay đổi , giao mùa, sức đề kháng của trẻ kém nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp viêm họng. Có nhiều phương pháp phòng và chữa viêm họng ở trẻ trong đó phải kể đến phương pháp dân gian được nhiều các mẹ sử dụng là dùng gừng. Vậy chữa viêm tai mũi họng bằng gừng được thực hiện như thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết sau đây:
Gừng không chỉ là nguyên liệu quen thuộc với mỗi gia đình khi chúng thường xuyên góp mặt trong ngăn bếp cũng như các bữa ăn mà còn là một loại dược liệu có tác dụng điều trị viêm họng hạt và các bệnh về đường hô hấp khác rất tốt.
An toàn, lành tính, đạt hiệu quả cao là những điều khiến cho gừng được nhiều gia đình lựa chọn để điều trị viêm họng hạt. Tuy nhiên không đơn thuần mà loại dược liệu này có thể tối đa hóa tác dụng của mình. Người bệnh cần kết hợp với nhiều loại dược liệu khác và am hiểu cách thực hiện sao cho đúng đắn thì mới khỏi hẳn bệnh.

Dùng gừng và củ cải trắng

Nguyên liêu:
1 củ gừng tươi
1 củ cải trắng nhỏ
Cách thực hiện:
Gừng cạo vỏ sau đó rửa sạch, cắt thành từng lát
Củ cải trắng gọt vỏ và rửa sạch (tốt nhất nên rửa bằng nước muối sinh lý nhằm tăng tính sát khuẩn và làm sạch hơn). Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ
Cho gừng và củ cải trắng đã cắt vào một cối nhỏ và tiến hành giã nát cùng với một chút muối
Dùng bã gừng và củ cải sau khi giã nát ngậm trong miệng khoảng 5 phút
Chắt nước cốt uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối)
Súc miệng lại với nước ấm.
Với phương pháp chữa viêm họng hạt bằng gừng và củ cải trắng người bệnh cần kiên trì thực hiện từ 3 đến 5 ngày để nhân thấy kết quả.

Gừng với mật ong

Nguyên liệu:
50ml mật ong nguyên chất
Vỏ gừng tươi
Vỏ quýt
Vỏ chanh hoặc cam
3 quả ô mai
Cách thực hiện:
Vỏ gừng tươi, vỏ quýt, vỏ chanh hoặc cam, quả ô mai mang đi rửa sạch bằng nước muối sinh lý
Cho các loại dược liệu cùng với mật ong vào một bát nhỏ, sau đó tiến hành chưng cách thủy từ 15 đến 20 phút
Lấy khoảng 2 thìa cafe hỗn hợp hòa cùng với 100ml nước ấm
Uống 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối).
Dùng gừng với mật ong điều trị viêm họng hạt là phương pháp đơn giản dễ thực hiện lại lành tính nên người bệnh không cần phải quá lo lắng.

Dùng trà gừng

Nguyên liệu:
1 củ gừng tươi
3 đến 5 lá bạc hà
20ml mật ong nguyên chất
1 trái chanh
Cách thực hiện:
Gừng gọt vỏ cùng với lá bạc hà mang đi rửa sạch
Thái gừng thành từng miếng nhỏ sau đó thực hiện giã nát
Cho lá bạc hà và gừng đã giã hãm trong nước sôi từ 5 đến 10 phút
Lọc lấy phần nước
Cho nước cốt chanh và mật ong vào dung dịch trên sau đó khuấy đều
Uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).
Sự đơn giản, không tốn nhiều công sức lại tốt cho sức khỏe khiến phương pháp dùng trà gừng chữa viêm họng hạt được rất nhiều sự tin dùng của mọi người.
Hy vọng với những chia sẻ về cách sử dụng gừng chữa viêm họng trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà gừng sẽ chuyển biến theo từng mức độ điều trị và hồi phục khác nhau. Tuy nhiên với bệnh viêm họng hạt nặng người bệnh cần thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế và báo ngay cho bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra.