Ai rồi cũng phải đối mặt với bệnh khô khớp xương, bởi có thể nói đây là căn bệnh gắn liền với tuổi tác và với các chấn thương từ nhỏ tới lớn. Vì vậy, ai cũng nên có những kiến thức và thông tin nhất định về bệnh lý này để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hữu hiệu nhất.
Bệnh khô khớp xương là gì?
Bệnh khô khớp là hiện tượng các mô sụn đệm khớp và đầu xương tại các khớp bị khô, đồng thời lớp dịch bôi trơn khớp giảm mạnh. Những điều này sẽ khiến cho khớp phát ra tiếng động lạo xạo hoặc lục khục khi vận động.
Bệnh khô khớp gây đau nhức ở các khớp cho người bệnh
Khô khớp có thể là chỉ là biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như sưng khớp, đỏ khớp, đau khớp. Bệnh càng đi kèm nhiều triệu chứng càng trở nên phức tạp khi điều trị và gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày cũng như tới công việc.
Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp
Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh khô khớp có bản sau đây:
Do tổn thương sụn khớp
Sụn khớp bị tổn thương đồng nghĩa với việc lớp đệm cho các đầu xương không còn nguyên vẹn. Chính sự tổn thương này sẽ khiến cho bề mặt xương phải tiếp xúc, va chạm nhiều với nhau khi cử động. Lâu dài, lớp sụn này sẽ không còn êm trơn nhẵn mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Từ đó, lớp sụn sẽ ngày càng mỏng đi, nứt nẻ không thể tiếp tục thực hiện được chức năng đệm khớp, làm trơ lớp xương nằm bên dưới khiến cho khớp bị đau khi cử động.
Do tổn thương xương dưới sụn
Các đầu xương tổn thương sẽ mất đi sự trơn nhẵn, tạo nên các vết lồi lõm. Về lâu dài, các vết này sẽ tạo nên các ụ xương, gai xương co xát lên màng xương ở các đầu xương gây ra cảm giác đau cho người bệnh khi di chuyển, đồng thời làm phát ra tiếng động lạo xạo nghe khá rõ. Đây cũng chính là hiện tượng thoái hóa khớp.
Do giảm dịch tiết bôi trơn khớp
Khô khớp do giảm dịch tiết bôi trơn khớp
Lớp dịch bôi trơn khớp đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho các đầu khớp trượt trên nhau một cách êm ái hơn, linh hoạt và dẻo dai hơn. Nhờ thế mà khớp không bị đau và không có tiếng kêu khi cử động. Khi bị khô dịch khớp, khớp sẽ trở nên cứng hơn, khô hơn, gây hạn chế cho việc vận động, từ đây sẽ kéo theo hiện tượng mô sụn khớp bị mòn mỏng và lớp xương bị thoái hóa.
Nhận biết triệu chứng của bệnh khô khớp
Đúng như tên gọi của bệnh, khô khớp gây ra những triệu chứng rất đặc trưng sau đây:
– Gây đau đớn tại vị trí khớp bị khô: Thông thường ở các khớp luôn có một lớp sụn đệm khớp, cộng thêm sự tiết dịch nhầy bôi trơn giúp cho các khớp xương trượt trên nhau một cách dễ dàng, trơn tru. Nhưng khi bị khô khớp, sự tiếp xúc giữa các khớp xương đã không còn thuận lợi mà trở nên khó khăn hơn, các đầu xương khó khăn khi trượt trên nhau trong lúc chúng ta cử động, di chuyển. Dẫn đến các đầu xương tiếp xúc nhau theo các không thuận lợi nên bệnh nhân thường bị đau, đặc biệt cơn đau tăng nặng hơn nếu có sự vận động, đặc biệt là vận động nặng.
– Phần khớp bị khô phát ra tiếng lạo xạo, lục khục: Bởi vì lớp sụn và mô đệm khớp bị thoái hóa và dịch bôi trơn giảm nên khi có sự cử động, chúng ta có thể nghe thấy rõ tiếng lục khục, lạo xạo ở bên trong vị trí bị khô khớp xương.
– Vận động bị hạn chế: Do cảm giác đau cộng với các yếu tố đảm bảo cho các đầu xương cử động không còn thuận lợi và đầy đủ nên việc vận động di chuyển tại vị trí bị khô khớp xương trở nên khó khăn hơn.
– Bị sưng cứng ở vị trí khớp bị khô: Tại vị trí khớp bị khô có thể bị sưng và trở nên đơ cứng khó cử động. Nguyên nhân một phần do bị khô khớp và đau, một phần do tâm lý người bệnh sợ đau hạn chế vận động càng khiến cho tình trạng sưng và đơ cứng khớp trở nên phức tạp hơn.
Điều trị bệnh khô khớp như thế nào cho hiệu quả?
Điều trị bệnh khô khớp quan trọng nhất nằm ở việc phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời. Đây có thể là chìa khóa giúp bệnh ổn định sau một thời gian điều trị. Khi điều trị, cơ bản người bệnh sẽ được áp dụng các hướng trị liệu sau đây:
Dùng thuốc phục hồi khớp bị tổn thương
Việc phục hồi sụn khớp là chỉ định điều trị mang tính lâu dài để tái tạo lại lớp sụn khớp đệm cho xương. Khi đó, người bệnh có thể được dùng các thuốc có thành phần sụn khớp như glucosamin, chondroitin, acid hyaluronic, collahgen type 2
Tiêm thuốc nội khớp điều trị khô khớp
Tiêm nội khớp là một trong các cách điều trị bệnh khô khớp
Việc tiêm nội khớp acid hyaluronic trực tiếp tại vị trí bị viêm khô khớp sẽ giúp giảm đau nhanh cho khớp. Thuốc sẽ giúp bôi trơn khớp, giảm xóc và giảm ma sát, khiến cho khớp vận động trơn tru hơn. Một đợt tiêm có thể duy trì hiệu quả trong 6 – 12 tháng, mỗi đợt tiêm khoảng từ 3 – 5 mũi cách nhau 1 tuần tùy cơ địa từng người. Acid hyaluronic tiêm vào khớp có thể kích thích tế bào sụn và màng hoạt dịch khớp tự sản sinh ra acid hyaluronic nội sinh để phục hồi sụn khớp.
Vật lý trị liệu chữa khô khớp
Với những người đau khớp vật lý trị liệu là phương pháp có thể duy trì sự linh hoạt cho khớp tương đối, giúp hạn chế tối đa việc cứng và teo khớp trong thời gian bệnh kéo dài.
Khi đó, các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho người bệnh, bạn nên duy trì thường xuyên hàng ngày để khớp quen với sự vận động này.
Bổ sung các khoáng chất và vitamin có ích
Vitamin D và các khoáng chất như magie, vitamin K, B6, B12, acid folic,… trong các loại thực phẩm, rau củ quả và sữa sẽ giúp xương chắc khỏe hơn.
Chữa khô khớp bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian có khá nhiều vị thảo dược có thể sử dụng làm "vị thuốc" chữa khô khớp công hiệu, giúp giảm đau và kiểm soát viêm khớp rất tốt.
- Chữa khô khớp bằng lá ngải cứu:
Chữa khô khớp bằng lá ngải cứu
Bạn dùng lá ngải trắng, khoảng một nắm nhỏ đem rửa sạch và cho vào bát, thêm chút muối tinh. Tiếp đó, bạn đổ nước nóng ngập lá ngải ngâm trong khoảng 10 phút cho lá ngải mềm thì gạn nước. Gom gọn lá ngải và đắp lên trên vị trí khớp đang bị khô đau và sưng. Giữ trong khoảng 30 phút, có thể dùng băng gạc băng nhẹ. Sau đó tháo ra và lau lại bằng nước ấm. Duy trì hàng ngày sẽ thấy tác dụng giảm đau rất tốt.
- Chữa khô khớp bằng mẽ nhân và đu đủ:
Bạn lấy khoảng 30g mễ nhân sống, cùng với một vài lát đu đủ nhỏ. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nhỏ, chế một chút nước sau cho đủ ngập nguyên liệu. Đem đun trên lửa nhỏ cho tới khi cả mễ nhân và đu đủ chín mềm thì thêm ít đường trắng vừa vị để ăn hàng ngày. Cảm giác khô khớp sẽ giảm đáng kể.
- Chữa khô khớp bằng lá lốt:
Loại lá này rất nổi tiếng trong việc trị các vấn đề về xương khớp. Bạn lấy khoảng 10g lá lốt đem phơi khô. Sau đó đem nấu với khoảng 2 bát nước, đun trên lửa nhỏ cho tới khi còn khoảng ½ lượng nước ban đầu thì gạn lấy nước. Dùng nước này uống trong khoảng 10 ngày sẽ thấy công hiệu với các triệu chứng của bệnh khô khớp.
Chữa khô khớp theo Đông y
Đông y quan niệm rằng các vấn đề khớp xảy ra do căn nguyên từ khí huyết không lưu thông, do thận hư, sức khỏe yếu,… Do đó, Đông y chuyên trị vào các yếu tố bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe ngũ tạng. Theo đó, các bài thuốc thường được sử dụng như sau:
- Bài thuốc phong thấp hoàn:
Nguyên liệu chính được dùng trong bài thuốc này gồm: Vương cốt đằng, chi mẫu, mộc qua, cẩu tích, thạch cao, đỗ trọng, ngưu tất.
Bài thuốc cho hiệu quả thông kinh lạc, giải độc và kháng viêm giảm đau tốt. Người bệnh cần dùng ít nhất trong 1 tháng để đạt được hiệu quả. Mỗi ngày một thang thuốc sắc uống hết trong ngày và chia nhiều lần uống, uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc sử dụng chủ yếu các vị như: Bạch linh, bạch thược, quế thanh, cam thảo, ý dĩ, cát căn, đương quy, trạch tả, nhu hương.
Bài thuốc đem lại tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc, khu phong và tán hàn tốt. Khi dùng, bạn đem tất cả các vị sắc khoảng 3h và gạn lấy 3 bát thuốc uống 3 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
Những dạng khô khớp thường gặp
Một số dạng khô khớp phổ biến nhất đó chính là khô khớp gối và khô khớp vai. Tùy vị trí trên cơ thể sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau.
Khô khớp gối
Khô dịch khớp gối là căn bệnh thường gặp ở đội ngũ nhân viên văn phòng. Khô khớp gối không phải là bệnh quá nặng, không ảnh hưởng tới tính mạng của con người. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và việc di chuyển.
Khô khớp vai
Khô dịch khớp vai mang theo những triệu chứng đó chính là đau mỏi vai gáy với những cơn đau thường xuyên và kéo dài. Nhìn chung chứng bệnh này không nguy hiểm tuy nhiên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này đó chính là vận động không đúng tư thế, thường xuyên làm nặng ở vùng vai gáy, do chấn thương tai nạn,…
Khi bị khô khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Khô dịch khớp nên ăn gì?
Nếu có dấu hiệu bị khô dịch khớp nên sử dụng các thực phẩm giàu canxi. Các thực phẩm giàu canxi thường có ở tôm, cá, cua,… Bởi vì canxi rất tốt cho việc bảo vệ và nuôi dưỡng xương khớp.
Ngoài ra ngũ cốc và cà chua cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho những người bị viêm khô khớp. Bởi cà chua khi được hấp thu vào cơ thể con người sẽ sản sinh ra collagen kích thích sự ra tăng của dịch khớp, giúp cho khớp gối và vai hoạt động linh hoạt hơn.
Bị khô khớp nên ăn gì để tăng dịch khớp, tái tạo sụn
Một thực phẩm khác cũng không thể bỏ qua đó chính là các dạng sữa chứa nhiều canxi. Sản phẩm này vô cùng dễ uống và có thể sử dụng trong mọi thời điểm trong ngày. Ngoài uống sữa tươi bệnh nhân có thể bổ sung và cải thiện bữa ăn bằng phô mai hoặc sữa chua.
Rau xanh và các loại hoa quả cũng là những thực phẩm bổ sung thêm nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt là hệ thống xương khớp. Các loại quả mà chúng ta có thể kể đến đó là đu đủ, dứa, chanh, bưởi, chuối, bắp cải, giá đỗ,…
Không nên ăn gì khi bị khô dịch khớp
Khi có dấu hiệu bị bệnh khô khớp bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo đúng lộ trình. Bên cạnh đó bệnh nhân cần kiêng một số thực phẩm sau. Điển nhất đó chính là nội tạng động vật. Bởi khi sử dụng nội tạng động vật sẽ sản sinh ra một lượng lớn cholesterol ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu đặc biệt trong quá trình chế biến đồ ăn hạn chế sử dụng dầu mỡ và ăn các món chiên xào.
Cách phòng ngừa bệnh khô khớp
Các bác sỹ bệnh viện An Việt cho biết đối với bệnh khô khớp, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc phòng ngừa tốt có thể giúp cho chúng ta không phải trải qua các triệu chứng của bệnh này hoặc làm chậm được quá trình khô khớp bằng chế độ ăn uống và tập luyện, vận động phù hợp với sức khỏe. Dùng các thực phẩm có lợi và tránh tuyệt đối các thói quen xấu, các chất gây nghiện,… Cụ thể những lưu ý phòng ngừa bạn nên nhớ sau đây:
– Duy trì chế độ ăn uống phù hợp với bệnh khô khớp: Bổ sung các món ăn chế biến từ hải sản như tôm, cua cá, cá hồi, cá trích, các loại cá có chứa hàm lượng Omega3 cao sẽ tốt cho việc chống viêm và giảm đau khô khớp hiệu quả. Tăng cường chế độ ăn rau xanh, củ quả tươi, các loại quả giàu vitamin C như cam, ổi, chanh, nho,… các loại rau củ như cải bó xôi, rau lá xanh đậm, các loại đậu,… Hạn chế tối đa các món ăn nhiều dầu mỡ, để lâu ngày, chế biến sẵn bảo quản không tốt, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước uống có gas,…
– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, nên sắp xếp lịch làm việc và thư giãn nghỉ ngơi vận động hợp lý, tránh ngồi đứng một tư thế quá lâu và kéo dài quá nhiều giờ trong ngày
Tập luyện thể dục thể thao phòng ngừa khô dịch khớp
– Nên duy trì việc tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp và vừa sức để vận động khớp thường xuyên, tránh nguy cơ đơ cứng và khô khớp. Các món như chạy bộ, xe đạp, bơi lội, yoga đều tốt cho các khớp. Cường độ tập không nên quá sức và kéo dài nhiều giờ để tránh phản tác dụng.
Với chế độ phòng ngừa bệnh khô khớp trên đây, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm tới 50% so với những người không duy trì chế độ phòng ngừa này. Bởi vậy, không nên xem nhẹ việc phòng bệnh để tránh phải trải qua quá trình điều trị dai dẳng và tốn kém.
Địa chỉ chữa bệnh khô khớp uy tín tại Hà Nội
Với một bệnh phổ biến như bệnh khô khớp như hiện nay thì các cơ sở chuyên chữa bệnh này và các phương thuốc chữa bệnh này vô cùng nhiều. Tuy nhiên là một người thông minh bạn nên tìm một địa chỉ thăm khám uy tín và đạt chất lượng.
Một đơn vị chuyên khám chữa bệnh khô khớp uy tín nhất hiện nay đó chính là Bệnh viện Đa khoa An Việt. Với đội ngũ y bác sĩ uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chữa bệnh khô dịch khớp chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những liệu trình sửa chữa với hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh khô khớp, các loại bệnh khô dịch khớp và các thực phẩm được sử dụng khi bị bệnh này. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh lý này, bạn có thể tiên hệ theo số Hotline 1900 2838 của bệnh viện An Việt, các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ tiếp nhận câu hỏi và hỗ trợ giải đáp tốt nhất cho bạn.
#khôkhớp #khôdịchkhớp #cơxươngkhớpanviệt #cơxươngkhớpanviệt1etrườngchinh