Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước ép hoa quả không?

Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau…

>> xem thêm: sữa meta care cho bé dưới 3 tuổi phát triển tốt hơn
Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đến 1 tuổi vì một loạt các lý do. Nhiều bậc cha mẹ cũng tỏ ra lo lắng khi bắt đầu cho con làm quen với nước trái cây và thức ăn xay nhuyễn. Trẻ có thể uống nước trái cây khi được 6 tháng tuổi nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ.
Học viện Nhi khoa Mỹ, trong một ấn bản năm 2001 của tạp chí “Nhi khoa”, đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ uống nước trái cây nhằm mục đích thay thế số lượng sữa mẹ hoặc sữa bột mà trẻ ăn hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đó chính là lý do mà mặc dù các loại nước ép trái cây và thực vật là một nguồn calo và giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh như sữa mẹ.

 


Nước ép hoa quả
Nước ép trái cây tự nhiên thường chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng đặc biệt thường có nhiều đường fructose. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sơ sinh tiêu thụ nhiều nước ép trái cây mỗi ngày sẽ có liên quan tới chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và không phát triển mạnh trong những năm sau.
Khi chế biến nước trái cây tươi, không tiệt trùng ở nhà phải hết sức cẩn thận, nhất là chế biến cho trẻ sơ sinh, bởi nếu để nhiễm bẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra bởi trái cây bị ô nhiễm và có thể lan truyền từ đường ruột của bé đến thận và dẫn đến tổn thương, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy và ói mửa quá mức.
>> tham khảo thêm: sữa glico sữa mát, dễ uống, kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn
Nước ép rau củ
Một số nước rau ép rau củ có hàm lượng natri cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên.
Các khuyến nghị
Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể, cũng đừng quá vội vàng mà nên chờ đến khi bé được ít nhất 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn các loại trái cây tự nhiên chất lượng cao hoặc chọn nước ép rau có lượng natri thấp đã được tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết trước khi cho em bé tiêu thụ. Nên pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc cho con bú, thay đổi chế độ ăn uống cho bé và các dấu hiệu sớm của suy thận.

Phẫu thuật chỉnh nha thay đội diện mạo, thay đổi vận mệnh

Hàm răng hô móm (vẩu) được xem là khiếm khuyết thẩm mỹ bẩm sinh rất khó khắc phục được đối với nhiều người. Tuy nhiên, giờ đây nó không còn là vấn đề đáng lo ngại bởi phẫu thuật chỉnh nha điều trị hàm răng hô, móm đã được thực hiện thành công tại Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital với quy trình phẫu thuật chỉnh nha tiên tiến nhất hiện nay.

Phẫu thuật chỉnh hình răng là gì ? Khi nào cần thực hiện ?

Trước đây, khi muốn khắc phục các tình trạng hô, móm mọi người chỉ nghĩ đến giải pháp niềng răng. Thế nhưng, giải pháp này mất khá nhiều thời gian lại không phù hợp với những khuyết điểm do cấu trúc xương hàm. Trong khi đó, phẫu thuật chỉnh nha lại có thể can thiệp – điều chỉnh trực tiếp cấu trúc xương hàm, giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng hô móm do xương hàm.

Giải pháp phẫu thuật chỉnh nha phù hợp cho những đối tượng:

  • Xương hàm phát triển quá mức, mất cân đối giữa hai khớp cắn
  • Người bị hô, móm nặng muốn chỉnh hình khuôn hàm
  • Khách hàng trên 18 tuổi gặp vấn đề về cấu trúc xương hàm và muốn phẫu thuật chỉnh nha

>> tham khảo: cầu răng sứ là gì? Cầu răng có đảm bảo an toàn không?

Quy trình phẫu thuật chỉnh nha tại Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital

Bước 1: BS thăm khám và kiểm tra răng miệng

Bs thực hiện kiểm tra và điều trị nha chu (nếu cần thiết) trước khi phẫu thuật chỉnh nha để ngăn chặn vi khuẩn Streptococous sinh sống ở lỗ sâu răng và mô nha chu có khả năng gây nhiễm trùng.

Bs đang kiểm tra răng miệng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật chỉnh nha

Bước 2: Chụp phim X quang kỹ thuật

Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital trang bị các máy X quang kỹ thuật số thế hệ mới nhất bao gồm Cone Beam CT 3D và Pano Cepha để đảm bảo cho hình ảnh chính xác nhất mà tia X cường độ rất thấp nên không gây hại cho sức khỏe. Đây là điều quan trọng trong một ca phẫu thuật chỉnh nha vì BS phải thăm khám cụ thể cấu trúc xương hàm mặt, xác định vị trí chính xác hệ dây thần kinh để phân tích và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác.

Phẫu thuật chỉnh nha tại Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital bạn sẽ được chụp phim với máy Xquang ConeBeam CT 3D thế hệ mới nhất mà không phần phải đi đâu khác

Bước 3: Lấy dấu hai hàm bằng Alginate

Bước này để đúc ra mẫu hàm dùng làm dữ liệu phân tích và mô phỏng ca phẫu thuật trong labo trước khi Bs Nam trực tiếp tiến hành phẫu thuật chỉnh nha.

BS lấy mẫu dấu hai hàm bằng Alginate để Bs. Hữu Nam có số liệu cụ thể trong phẫu thuật chỉnh nha

Bước 4: Lập phác đồ phẫu thuật với phần mềm Vceph

Duy chỉ có tại Bệnh viện KIM, bs sử dụng phần mềm Vecph lên kế hoạch phẫu thuật chỉnh nha cho khách hàng. Kết quả phân tích chi tiết đến từng mm có đực từ việc phân tích và tính toán từ dữ liệu phim chụp X quang.

Bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận ca phẫu thuật được thực hiện như thế nào, vị trí cắt bóc tách niêm mạc – lật vạt xương hàm, tỉ lệ xương hàm cần cắt trượt là bao nhiêu mm…Tất cả đều có ở phác đồ 3D này.

Hình ảnh khách hàng được lập phác đồ phẫu thuật chi tiết đến từng mm với phần mềm phân tich Vceph

Bs phân tích cụ thể từng phương pháp phẫu thuật cắt xương hàm để bạn biết được thông tin và công nghệ hiện đại mới nhất. Kỹ thuật hiện đại nhất được sử dụng trong điều trị hàm hô móm (vẩu) hiện nay là phẫu thuật cắt xương hàm trên để dịch chuyển (Phương pháp Lefort 1) hoặc cắt xương hàm dưới đẩy lùi vào hoặc kéo dài ra (Phương pháp BSSO).

>> tham khảo chi tiết: Tìm hiểu rõ Răng sứ toàn sứ Zirconia, so sánh với các loại răng khác có tốt hơn không?

Bước 5: Làm các xét nghiệm cơ bản

Thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu, độ đông máu, chức năng gan thận, điện tâm đồ, chụp X quang phổi… để đánh giá tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật chỉnh nha nhằm đảm bảo an toàn và gây mê toàn thân.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát đảm bảo an toàn cho ca phẫu thuật tại Bv KIM

Bước 6: Tiến hành phẫu thuật chỉnh nha

Phòng phẫu thuật tại Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital trang bị hệ thống Monitor theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Hệ thống màn hình nối mạng giúp BS luôn xác định chính xác kích thước, vị trí xương cần phẫu thuật, hệ thống đèn mổ 9 bóng 2 nhánh và nhiều trang thiết bị hiện đại khác giúp ca mổ được an toàn và chính xác.

Phòng phẫu thuật chỉnh nha tại Thẩm mỹ Hàn Quốc Kim Hospital

Để hạn chế đau và nhiễm trùng tối đa, bệnh viện đã trang bị máy phun sương tiệt trùng hoàn toàn tự động Anios Special DJP SF nhằm đảm bảo phòng mổ vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra, lắp đặt thêm máy cắt xương siêu âm chuyên dụng giúp cắt xương không gây đau hay chảy máu nhiều. Do vậy,vết thương mau lành hơn và giảm thiểu tình trạng sưng nề, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn sau phẫu thuật.

Máy cắt xương siêu âm chuyên dụng trong phẫu thuật chỉnh nha

Duy nhất tại Thẩm Mỹ Hàn Quốc Kim Hospital trang bị hệ thống khử trùng không khí theo tiêu chuẩn của Mỹ với máy phun sương không khí vô trùng Anios nhập từ Pháp, tự động xác định thể tích phòng phẫu thuật, xác định độ nhiễm của không khí để đưa ra chế độ phun phù hợp như nồng độ dung dịch, tốc độ gió, độ xoáy nhằm đảm bảo bất kỳ vị trí nào trong phòng mổ cũng được vô trùng. Hệ thống khí áp lực dương giúp ca phẫu thuật chỉnh nha được an toàn, không bị tình trạng lây nhiễm chéo như tại các trung tâm, phòng khám nhỏ khác.

Trồng 1 cái răng giá bao nhiêu tiền phụ thuộc gì?

Trồng răng giả là một phương pháp phục hình răng đã mất được nhiều người tin dùng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và đảm bảo cả chức năng ăn nhai, nhất là đối với răng cửa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về trồng 1 cái răng bao nhiêu tiền?

Báo giá trồng 1 cái răng cửa bao nhiêu tiền?

Răng cửa là răng ở vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao bởi vì khi giao tiếp nói cười chúng ta không thể nào không để lộ răng cửa. Nhu cầu trồng răng đẹp của bạn là hoàn toàn có thể hiểu được. Đối với một chiếc răng cửa bị mẻ, phần chân răng của bạn vẫn còn tốt thì chỉ cần mài cùi răng để lắp răng giả vào là được.

Hiện nay các loại răng giả dùng trong nha khoa rất đa dạng và giá thành cũng hoàn toàn khác nhau. Giá rẻ nhất thì là răng sứ kim loại nhưng sau một vài năm sử dụng thì có thể lộ viền chân răng là lớp kim loại Ni – Cr làm sườn sứ bên trong, hoàn toàn không phù hợp với vị trí răng cửa – trồng 1 cái răng cửa bao nhiêu tiền?

 

Đối với răng sứ với sườn sứ titan thì độ bền chắc cũng khá cao nhưng nhược điểm lớn nhất là sau một thời gian sẽ làm thâm đen viền nướu rất mất thẩm mỹ. Răng sứ quý kim với sườn làm từ kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim thì chất lượng cao và giá thành cũng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên loại răng sứ này cũng giống như hai loại trên tính thấu quang không có, khi có ánh sáng chiếu qua sẽ để lại bóng đen không trong như răng thật, cũng dễ bị lộ.

>>> xem chi tiết: Trồng răng giả bao nhiêu tiền và bảng giá ưu đãi nhất tại nha khoa Kim

Nha khoa kim khuyên bạn trong trường hợp này nên sử dụng răng toàn sứ. Răng toàn sứ có ưu điểm là màu răng tự nhiên như ngà răng thật, quy trình chế tạo răng sứ tiêu chuẩn CAD/CAM hoàn toàn thực hiện qua hệ thống máy tính sẽ phân tích dựa trên mẫu răng của bạn để làm ra răng sứ tương thích. Bạn có thể yên tâm vì đây là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ tối đa và hiện đại nhất.

Trồng răng toàn sứ cho răng cửa tùy thuộc vào từng loại sứ mà sẽ có giá thành khác nhau. Dưới đây là giá của các loại răng toàn sứ mà nha khoa Kim cung cấp:

DỊCH VỤ RĂNG SỨ CT 5 CHIỀU

GÓI DỊCH VỤ ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ (VNĐ)
Gắn lại mão răng 1 răng 300,000
Đúc cùi giả kim loại 1 răng 500.000
Đúc cùi giả toàn sứ 1 răng 5000.000-8.000.000
Mão toàn diện kim loại Cr- Co 1 răng 1,200,000
Mão sứ Titan 1 răng 2,500,000
Mão Sứ Roland 1 răng 5.000.000
Mão toàn sứ Emax Zic 1 răng 6,000,000
Mão sứ Cercon 1 răng 6,000,000
Mão sứ Cercon HT – Emax Press 1 răng 7,000,000
Veneer sứ Emax, Cercon HT 1 răng 7000.000-8.000.000
Răng Toàn Sứ Lava Plus -3M ESPE 1 Răng 8.000.000 1 răng 8.000.000
Mão toàn diện Vàng 1 răng Theo tỷ giá thị trường
Máng cân bằng cân cơ> 1 hàm 2,000,000
Máng chống ê buốt 1 hàm 1,200,000
Máng chống nghiến răng 1 hàm 1,200,000

Hy vọng rằng bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi trồng răng cửa giá bao nhiêu thì đem lại giá trị thẩm mỹ tuyệt vời nhất. Mọi quan tâm và thắc mắc của bạn liên quan đến dịch vụ trồng răng sứ, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng hơn nữa.

>> xem thêm: trồng răng giả tháo lắp giúp bạn có hàm răng chắc khỏe và tiện lợi hơn trong sinh hoạt

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cho bé ăn hoa quả thế nào là đúng cách?

Hoa quả ngon miệng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và là một loại thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Nhưng cho trẻ ăn quả gì và ăn như thế nào là một điều không hề đơn giản. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý hướng dẫn cho trẻ ăn hoa quả một cách khoa học.

>>> xem thêm: sữa meta care có tốt cho bé không?

 

Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào?

Nên dần dần cho trẻ làm quen với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. Hai loại hoa quả này khá ôn hòa, không dễ gây tổn thương cho dạ dày, đường ruột của trẻ.

Nước hoa quả tốt nhất là vừa mới vắt xong và đã được pha loãng, có thể uống vào giữa hai bữa sữa.

Sau 5 tháng

Có thể cho trẻ ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều trong một lần, khoảng nửa thìa là thích hợp nhất.

Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.

>> tham khảo: sữa biomil cho bé phát triển toàn diện

Sau 9 tháng

Nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Cần nhớ rằng hoa quả không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.

Một số lưu ý

Về thời gian

Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100 gram hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé. Trẻ – 3 tháng tuổi chỉ nên uống nước trái cây, từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn hoa quả.

Không nên cho trẻ ăn hoa quả thay rau xanh

Nhiều người cho rằng hoa quả sẽ thay thế được rau xanh, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Vì hàm lượng muối khoáng và chất xơ trong hoa quả ít hơn rau xanh, đồng thời trong rau xanh còn có một số chất mà hoa quả không thay thế được. Cho nên bạn cần kết hợp cho bé ăn kèm rau xanh trong các bữa chính và bổ sung hoa quả ở các bữa ăn phụ.

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất

Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.

Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.

tham khảo chi tiết: ghế ăn dặm cho bé bữa cơm ngon miệng hơn

Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.

Thực hư việc ăn khoai lang bé tăng cân tốt

Củ khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, folate, beta caroten, kali và canxi. Khoai lang là một trong nhóm thực phẩm xếp đầu bảng trong danh sách 58 loại rau củ chứa đủ 6 chất dinh dưỡng (vitamin A, C, folate, sắt, canxi và đồng), đối thủ “cạnh tranh” ngay sau khoai lang là carrot.

xem thêm: sữa meta care được viện dinh dưỡng khuyên dùng

 

Khoai lang trong khẩu phần cho bé

Dinh dưỡng có trong một bát khoai lang đã được nấu chín:

- Vitamin A (24,877mg); vitamin C (28mg) cùng một số vitamin khác nhưng với hàm lượng thấp.

- Kali (273mg); photpho (29,5mg); magiê (13,5mg); canxi (6,2mg); sắt (55mg); kẽm (3mg); mangan (6mg)…

>> xem chi tiết: sữa hikid cho bé phát triển tốt chiều cao

Cách chế biến khoai lang cho bé

1. Khoai lang nướng: Nướng là cách tốt nhất để giữ mùi vị và các chất dinh dưỡng có trong khoai lang. Nên chọn loại khoai mềm để khi được nướng lên, phần thịt của khoai lang sẽ mềm tới mức chảy ra nước ngọt. Khi ấy, bạn nên đợi khoai nguội, lột bỏ vỏ khoai và dùng thìa, xúc phần thịt khoai mềm và cho bé thưởng thức.

2. Khoai lang dầm: Gọt sạch vỏ khoai lang, thái khoai thành những phần nhỏ, bằng hạt lựu rồi đun thật chín với nước (lưu ý, bạn chỉ nên để cho mực nước hơi ngập khoai một chút). Khi khoai đã chín, bạn dùng thìa dầm khoai thành một hỗn hợp sền sện. Đợi hỗ hợp này nguội, bạn có thể cho bé ăn (không cần trộn thêm sữa hoặc đường vào hỗn hợp khoai lang).

3. Hỗn hợp khoai lang và táo: Hấp 1/2 quả táo đã được gọt sạch vỏ và 1 củ khoai lang (đã được gọt sạch vỏ) cho đến khi cả hai đã chín mềm. Với bé đã đến tuổi ăn bốc, bạn có thể thái khoai tây và táo thành những lát mỏng; sau đó, bạn trộn khoai lang và táo vào chung một chiếc bát và cho bé dùng tay thưởng thức.

4. Những loại thực phẩm có thể trộn chung với khoai lang: Bột ăn dặm của bé; táo, lê, đào; carrot, đậu xanh, bí ngô; thịt gà, thịt bò, thịt cừu; sữa chua (hoặc sữa công thức).

Tìm hiểu mão răng và cầu răng là gì?

Mão Răng và Cầu Răng sứ là gì ?
Cả mão răng và hầu hết các cầu răng đều thuộc lọai phục hình thẩm mỹ. Không giống các thiết bị có thể tháo lắp như răng giả là bạn có thể lấy ra và vệ sinh hàng ngày, mão răng và cầu răng được gắn chặt vào răng hoặc implant và chỉ nha sĩ mới có thể lấy chúng ra.

Công dụng của mão răng ?
Mão răng dùng bao phủ toàn bộ hoặc chụp lên chiếc răng bị hư hại. Ngoài công dụng làm tăng sức chịu lực của răng, mão răng còn giúp cải thiện về hình dạng, màu sắc và sự sắp xếp của răng. Mão răng cũng có thể đặt trên một trụ implant giúp tạo ra hình dạng như răng thật và cấu trúc phù hợp về chức năng. Phục hình sứ có màu sắc tự nhiên giống răng thật hơn. Vật liệu làm phục hình gồm có vàng, hợp kim, nhựa và sứ. Các lọai hợp kim cứng hơn sứ và có thể tương hợp tốt với mô răng. Phục hình sứ được ưa chuộng hơn bởi độ cứng và tính thẩm mỹ cao hơn.

>> tham khảo: Răng sứ toàn sứ Zirconia - Cercon HT

Nha sĩ sẽ khuyên bọc mão răng trong những trường hợp sau sau:

  • Thay cho việc phải trám nhiều khi không còn đủ răng
  • Bảo vệ răng yếu khỏi rạn nứt
  • Phục hồi răng rạn nứt
  • Gắn với cầu răng
  • Bao trên trụ implant nha khoa
  • Bao phủ lên răng có màu răng và hình dáng không thích hợp
  • Bao phủ lên răng đã điều trị tủy

Công dụng của cầu răng:
Cầu răng được áp dụng trong trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Khoảng trống mất răng sẽ làm cho các răng còn lại xoay hoặc di chuyển vào khoảng trống đó, làm sai khớp cắn. Sự mất cân bằng do mất răng gây ra sẽ dẫn đến những bệnh nha chu và những tổn thương ở khớp thái dương hàm.

Cầu răng được ứng dụng rộng rãi để thay thế một hay nhiều răng mất. Nhịp cầu được đặt vào khoảng trống mất răng. Cầu răng được gắn với răng thật hay implant quanh khoảng trống răng bị mất. Những răng này, gọi là cùi răng có tác dụng như những cái trụ cho cầu răng. Răng thay thế, được gọi là pontic, gắn liền với mão bao phủ cùi răng. Cũng giống như mão, bạn có thể lựa chọn vật liệu làm cầu răng. Nha sĩ có thể giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên vị trí răng mất, chức năng, tính thẩm mỹ và giá cả. Cầu răng sứ có màu sắc giống với răng thật của bạn hơn.

>> xem thêm: làm răng giả tháo lắp

Cầu Răng và Mão Răng Được Tạo Ra Như Thế Nào?
Trước khi làm thành mão hay cầu răng, chiếc răng được sửa soạn để có kích thước phù hợp với mão hay cầu răng bao phủ lên nó. Sau khi sửa soạn, nha sĩ sẽ lấy dấu để có khuôn mẫu chính xác cho mão và cầu răng. Nếu làm răng sứ, nha sĩ sẽ quyết định hình dạng chính xác của mão và cầu răng để có màu sắc phù hợp với răng thật.

Khi nhận được dấu, labo sẽ làm ra mão hay cầu răng với vật liệu mà nha sĩ yêu cầu. Mão hoặc cầu răng tạm gắn lên răng đã sửa soạn trong thời gian chờ mão hoặc cầu răng vĩnh viễn được hoàn tất. Khi đã có mão hoặc cầu răng vĩnh viễn, phục hình tạm được tháo ra và gắn phục hình vĩnh viễn lên răng đã sửa soạn bằng xi măng.

Cầu Răng và Mão Răng Được Sử Dụng Trong Bao Lâu?
Mặc dù mão và cầu răng tồn tại vĩnh viễn, thì đôi khi chúng trở nên lỏng lẻo và rơi ra. Điều quan trọng nhất để phục hình tồn tại lâu là bạn phải chăm sóc răng miệng thật tốt. Cầu răng trở nên lỏng lẻo nếu mô răng hay mô xương lưu giữ nó bị phá hủy do bệnh răng miệng. Hãy giữ cho nướu và răng khỏe mạnh bằng cách chải răng với kem đánh răng có chứa fluor hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày. Đồng thời đến nha sĩ thường xuyên để được kiểm tra và vệ sinh răng.

Để bảo vệ mão hay cầu răng, nên tránh nhai thức ăn cứng, nước đá hay những vật cứng khác.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Làm gì để phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh mổ

Hiện nay khá nhiều bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ, tuy nhiên sau khi hết thuốc tê sẽ rất đau. Làm thế nào để giúp các sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe

>> tham khảo: ghế ăn dặm có tốt cho bé không?
6 tiếng sau khi mổ
Tư thế nằm: Sau khi về đến phòng hậu phẫu, sản phụ nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối. Mục đích của việc làm này là do các sản phụ hay sử dụng phương pháp gây tê màng cứng, sau khi mổ nên nằm thẳng người, không dùng gối để tránh đau đầu. Ngoài ra nên nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh nôn. Các y bác sỹ sẽ giúp sản phụ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo.


Kịp thời cho bé bú: Trẻ cần được bú sữa non ngay sau khi chào đời. Đây là kinh nghiệm quý báu dành cho cả mẹ và bé. Phản xạ mút sữa của trẻ sẽ kích thích sự co tử cung, giảm được hiện tượng xuất huyết tử cung, giúp cho vết thương mau lành.
Không nên ăn: Không nên ăn trong vòng 6 tiếng sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, nhu động ruột giảm và chậm lại, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì.
>> xem thêm: xe scooter giúp bé vận động tốt hơn
1 ngày sau khi mổ (sau 6 tiếng)
Tư thế nằm: Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.
Phương pháp giảm đau: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ thường thấy đau ở vết mổ, lúc này có thể nhờ bác sỹ kê đơn thuốc để làm dịu cơn đau.
Tùy theo thể chất mà khôi phục chế độ ăn như bình thường
Ăn ngay khi có thể: 6 tiếng sau khi mổ có thể uống một số loại canh giúp loại bỏ bớt khí ra ngoài như canh củ cải để tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên cần tránh (ăn ít hoặc không ăn) những chất có đường, đậu tương, các thực phẩm dạng tinh bột để tránh đầy hơi thêm.
Vận động càng sớm càng tốt: Lúc này phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.
Sau khi phục hồi tri giác, cảm giác sau mổ thì nên vận động chân tay, 24 tiếng sau mổ nên tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng, nếu điều kiện cho phép có thể đi lại; vận động giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp miệng vết thương mau lành, hơn nữa lại có thể gia tăng nhu động ruột, giúp đẩy nhanh khí ra ngoài đồng thời dự phòng được chứng dính ruột và tắc động mạch.
1 tuần sau khi mổ
Uống nhiều nước: 3-5 ngày sau khi mổ cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng.
Kịp thời đi vệ sinh: Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời.
Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng em bé
Nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ: Thường sau khi sinh mổ từ 5-7 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, sản phụ cần có người giúp đỡ để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là bố bé có thể nghỉ phép hoặc cả gia đình (ông bà nội ngoại…) cùng giúp sức.
Ăn uống: Sau khi sản phụ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ..sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này không cần vội phải sử dụng những loại canh để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.
2 tháng sau khi mổ
Không nên vác nặng: Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.
Không tự đi xe, lái xe: 2-3 tuần đầu tiên sau khi sinh không nên tự đi xe vì nếu có gặp sự cố thì phản ứng của sản phụ không đủ nhanh nhậy để ứng biến.
Rèn luyện cơ thể: Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.