Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Làm gì để phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh mổ

Hiện nay khá nhiều bà mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ, tuy nhiên sau khi hết thuốc tê sẽ rất đau. Làm thế nào để giúp các sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe

>> tham khảo: ghế ăn dặm có tốt cho bé không?
6 tiếng sau khi mổ
Tư thế nằm: Sau khi về đến phòng hậu phẫu, sản phụ nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối. Mục đích của việc làm này là do các sản phụ hay sử dụng phương pháp gây tê màng cứng, sau khi mổ nên nằm thẳng người, không dùng gối để tránh đau đầu. Ngoài ra nên nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh nôn. Các y bác sỹ sẽ giúp sản phụ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo.


Kịp thời cho bé bú: Trẻ cần được bú sữa non ngay sau khi chào đời. Đây là kinh nghiệm quý báu dành cho cả mẹ và bé. Phản xạ mút sữa của trẻ sẽ kích thích sự co tử cung, giảm được hiện tượng xuất huyết tử cung, giúp cho vết thương mau lành.
Không nên ăn: Không nên ăn trong vòng 6 tiếng sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, nhu động ruột giảm và chậm lại, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì.
>> xem thêm: xe scooter giúp bé vận động tốt hơn
1 ngày sau khi mổ (sau 6 tiếng)
Tư thế nằm: Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.
Phương pháp giảm đau: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ thường thấy đau ở vết mổ, lúc này có thể nhờ bác sỹ kê đơn thuốc để làm dịu cơn đau.
Tùy theo thể chất mà khôi phục chế độ ăn như bình thường
Ăn ngay khi có thể: 6 tiếng sau khi mổ có thể uống một số loại canh giúp loại bỏ bớt khí ra ngoài như canh củ cải để tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên cần tránh (ăn ít hoặc không ăn) những chất có đường, đậu tương, các thực phẩm dạng tinh bột để tránh đầy hơi thêm.
Vận động càng sớm càng tốt: Lúc này phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.
Sau khi phục hồi tri giác, cảm giác sau mổ thì nên vận động chân tay, 24 tiếng sau mổ nên tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng, nếu điều kiện cho phép có thể đi lại; vận động giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp miệng vết thương mau lành, hơn nữa lại có thể gia tăng nhu động ruột, giúp đẩy nhanh khí ra ngoài đồng thời dự phòng được chứng dính ruột và tắc động mạch.
1 tuần sau khi mổ
Uống nhiều nước: 3-5 ngày sau khi mổ cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng.
Kịp thời đi vệ sinh: Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời.
Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng em bé
Nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ: Thường sau khi sinh mổ từ 5-7 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, sản phụ cần có người giúp đỡ để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là bố bé có thể nghỉ phép hoặc cả gia đình (ông bà nội ngoại…) cùng giúp sức.
Ăn uống: Sau khi sản phụ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ..sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này không cần vội phải sử dụng những loại canh để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.
2 tháng sau khi mổ
Không nên vác nặng: Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.
Không tự đi xe, lái xe: 2-3 tuần đầu tiên sau khi sinh không nên tự đi xe vì nếu có gặp sự cố thì phản ứng của sản phụ không đủ nhanh nhậy để ứng biến.
Rèn luyện cơ thể: Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Dạy trẻ kỹ năng vàng để tự bảo vệ mình

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo vì nhận thức còn ít, hiểu biết ngây thơ, non nớt. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ suốt ngày giữ con ở trong "lồng kính", tránh tuyệt đối cho bé tiếp xúc, khám phá thế giới bên ngoài được.
Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bắt cóc, tấn công khi không có người lớn bên cạnh, cha mẹ cần trang bị cho con một số kĩ năng cần thiết dưới đây:

>> tham khảo: có nên cho bé dùng ghế ăn dặm


1. Không để lộ tên con
Bố mẹ nên nhớ đừng bao giờ viết tên con lên đồ dùng cá nhân của bé, đừng gắn tên bé lên ba lô hay hộp đồ ăn. Bởi nếu để người lạ biết được thông tin cá nhân, điển hình là tên bé, họ sẽ tiếp cận và dễ dàng nhận được sự tin tưởng của con, từ đó dẫn đến các mối nguy hiểm khó lường.
Thay vào đó, bố mẹ hãy viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích khi món đồ bị thất lạc hay mất cắp.
2. Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại
Dạy các bé không được lại gần xe người lạ là một điều hết sức quan trọng. Nếu một chiếc xe tiến lại gần, bắt đầu đi theo con, mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của con, hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với hướng chuyển động của xe. Điều này sẽ giúp con có thời gian gọi người giúp đỡ.
>>> tham khảo: Xe scooter cho bé vận động tốt hơn
3. Thiết lập mật khẩu gia đình
Nếu có ai đó nói với con "Hãy đi với cô. Cô sẽ đưa cháu đến gặp bố và mẹ", khi đó, điều đầu tiên bé nên làm là hỏi lại người đó xem "Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?".
Tốt nhất, bố mẹ nên dạy con một câu mật mã dùng trong các tình huống khẩn cấp (ví dụ khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình). Hãy chắc chắn rằng câu mật mã đó không thịnh hành và ít người có thể đoán được.
4. Cài đặt các phần mềm theo dấu con
Cài đặt các phần mềm theo dấu trẻ sẽ giúp người lớn nắm bắt được chính xác vị trí con đang ở, thậm chí biết được lượng pin điện thoại mà bé con. Cách thức này sẽ giúp bố mẹ tìm kiếm được các con trong trường hợp xấu xảy ra.
5. Đeo đồng hồ có nút bấm khẩn cấp
Các thiết bị có nút bấm khẩn cấp có thể dưới dạng đồng hồ đeo tay, dây chìa khóa, vòng tay hay vòng cổ... Khi trẻ bấm nút này, cha mẹ hoặc cảnh sát có thể nhận được tín hiệu.
6. Hét lên "Cháu không quen ông ấy/ bà ấy"
Bố mẹ hãy dạy trẻ rằng khi bị người lạ túm lấy, trẻ có thể hành động mạnh mẽ hơn bình thường, chẳng hạn như cắn, đá, cào, gào khóc... Lúc đó, bằng bất cứ giá nào, trẻ cần cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên la lớn lên "Cháu không quen ông ấy/ cô ấy, họ đang bắt cóc cháu".
7. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách với người lạ
Con bạn nên biết rằng bé không bắt buộc phải nói chuyện với người lạ. Hãy dạy trẻ, khi nói chuyện với người lạ, nếu cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5-7 giây, tốt hơn hết con hãy bỏ đi và đến chỗ an toàn.
Thêm vào đó, khi đang nói chuyện, các bé nên đứng cách xa người kia khoảng từ 2-2,5 mét. Nếu người lạ cố gắng tiến lại gần, con hãy lùi ra sau. Bố mẹ hãy thực tập tình huống này với con, chỉ cho bé thấy 2,5 mét là như thế nào và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó.
8. Tránh vào thang máy với người lạ
Bố mẹ nên dặn trẻ dựa lưng vào tường khi đứng chờ thang máy, bởi trong tư thế đó, trẻ có thể nhìn thấy mọi người xung quanh. Nếu có người lạ bước vào thang, trẻ nên giả vờ quên gì đó để rời đi. Nếu người kia vẫn tiếp tục mời bé vào thang máy cùng, trẻ nên đáp lại lịch sự "Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm".
Nếu người lạ cố gắng kéo trẻ vào thang máy với một lực rất mạnh, trẻ cần chiến đấu lại, có thể la hét, đấm đá, cắn vào tay người đó cho đến khi có người khác đến giúp.
Nếu có người lạ bước vào thang, trẻ nên giả vờ quên gì đó để rời đi. Nếu người kia vẫn tiếp tục mời bé vào thang máy cùng, trẻ nên đáp lại lịch sự "Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm".
9. Không để người lạ biết rằng bố mẹ vắng nhà
Người lớn hãy giải thích với con rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi trẻ hỏi "ai đấy", bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem.
Ngoài ra, trẻ không nên cho người lạ biết rằng bố mẹ không ở nhà, ngay cả khi người lạ khẳng định họ là bạn của bố mẹ, hoặc là nhân viên dịch vụ nào đó. Nếu người lạ rất dai dẳng và bắt đầu cố gắng đột nhập vào nhà, trẻ phải gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.
10. Tránh gặp những người bạn trên mạng
Cảnh báo với trẻ rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy “con mồi” thông qua internet một cách dễ dàng. Chúng có thể tạo danh phận, tuổi tác giả trên mạng để lừa mọi người. Việc trò chuyện với người lạ trên mạng khiến trẻ dễ rơi vào nguy hiểm.
Hãy dạy trẻ tránh gặp những người bạn trên mạng.
Nếu nói chuyện với người lạ trên mạng, trẻ tuyệt đối không được tiết lộ số điện thoại, tên, địa chỉ của mình. Đồng thời, dặn trẻ không được gửi ảnh cá nhân hoặc chia sẻ những thông tin liên quan đến những địa điểm bé thường hay đi. Và quan trọng, trẻ nên từ chối việc gặp riêng người lạ quen qua mạng.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Nuôi con không biết ốm với quả vặt quanh nhà

Những gia đình đang nuôi con nhỏ lúc nào trong nhà cũng dự trữ sẵn một tủ thuốc nhỏ bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc ho, cảm cúm, sổ mũi… Tuy nhiên, chắc các bậc cha mẹ cũng biết việc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dùng thuốc sớm trong những năm đầu đời không hề tốt

>>> tham khảo: sữa glico thanh mát dễ uống chống táo bón cho bé

.
Theo đó, hệ thống ruột, đường tiêu hóa và dạ dày của trẻ nhỏ cực kì non yếu, nhạy cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Đặc biệt nếu lạm dụng, bệnh nào của con cũng sử dụng thuốc có thể làm bào mòn dạ dày, gây hại cho sức khỏe. Phòng tránh bệnh hơn chữa bệnh chính là những cách làm an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
>>> tham khảo: ghế ăn dặm giúp bé ăn ngon miệng hơn
Một trong những cách phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả được nhiều bà mẹ lựa chọn và truyền tai nhau đó là sử dụng trái chanh.
Chanh là một trong những loại quả phổ biến thường được dùng nhiều nhất trong bữa cơm gia đình. Chanh không những là một loại quả gia vị mà còn có công dụng chữa bệnh cực hữu ích, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, hợp chất thực vật, khoáng chất, các loại dầu thiết yếu, Kali, Vitamin B6… đều tốt cho sức khỏe. 
Có thể sử dụng nước chanh để tạo hương khắp nhà, tốt cho hệ hô hấp trẻ đang mắc bệnh. Ảnh minh họa
Cha mẹ nên áp dụng những cách dùng chanh tạo hương tốt cho sức khỏe của trẻ và những người trong nhà:
- Đặt những nửa quả chanh trong nhà (khoảng 3 quả cắt làm đôi, làm tư), tại những khu vực thường có người ở, trẻ hay lui tới. Sau khoảng 1 tuần hoặc khi nào thấy chanh có dấu hiệu hỏng thì thay thế bằng quả mới.
- Dùng nước chanh để lau chùi các dụng cụ trong nhà tạo hương thơm mát, dễ chịu.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị hỗn hợp nước và chanh, để trong bình xịt và xịt xung quanh nhà.
Lợi ích sức khỏe trẻ thu nhận được:
- Tính chất làm mát không khí của chanh giúp thanh lọc không khí, tốt cho gan, phổi, làm mát dịu, làm sạch hơi thở, thải độc cơ thể ngay trong lúc con đang ngủ.
- Trẻ nhỏ thường hay bị nghẹt mũi, những lát chanh đầu giường có thể làm giảm triệu chứng này chỉ sau 1 đêm.
- Chanh chứa nhiều hợp chất hữu cơ ở dạng tinh dầu tạo mùi thơm dễ chịu cũng giúp con bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ, chanh có tác dụng chữa một số căn bệnh thông thường như trị tiêu chảy, các vẫn đề về tiêu hóa, nôn mửa. Mẹ có thể tham khảo để áp dụng đúng cách cho con.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Món ăn giúp bé thông minh vượt trội

Muốn tăng cường trí thông minh, khả năng ghi nhớ cho trẻ, các mẹ hãy nhớ thường xuyên bổ sung thêm cá hồi, trứng gà... vào khẩu phần ăn của bé nhé.
Trí thông minh và khả năng học hỏi của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, môi trường giáo dục… Trong các yếu tố kể trên, có lẽ chế độ dinh dưỡng được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy trí tuệ của trẻ.

>> tham khảo: sữa glico nhập khẩu từ Nhật Bản
Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa biết cách cho con ăn uống khoa học, hay biết chọn lựa những thực phẩm thực sự tốt cho trí thông minh của trẻ. Do đó, mẹ nào còn đang gặp khó khăn trong việc chọn lựa thực phẩm giúp trẻ thông minh thì có thể tham khảo danh sách dưới đây.


1. Sữa và sữa chua
Vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển các tế bào thần kinh. Sữa và các sản phẩm từ sữa lại rất giàu chất dinh dưỡng này. Sữa ít chất béo hoặc sữa chua là nguồn protein và carbohydrate cho não bộ.
Sữa cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Ngoài việc cho trẻ uống sữa, các mẹ có thể cho trẻ ăn phomát ít béo vì đó cũng là nguồn cung cấp canxi rất tốt.
2. Thịt bò nạc
Thịt bò nạc là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời giúp trẻ duy trì năng lượng và dễ dàng tập trung hơn ở trường. Thịt bò cũng là nguồn thực phẩm giàu kẽm giúp hỗ trợ khả năng ghi nhớ của trẻ.
Chính vì thế, thịt bò càng cần thiết hơn đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học.
>> tham khảo: sữa meta care được chuyên gia dinh dưỡng tin dùng
3. Trứng gà
Trứng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho trẻ. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là bộ phận chứa rất nhiều choline – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trí nhớ ở trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần bổ sung thêm trứng gà vào khẩu phần ăn của bé, tốt nhất là cho bé ăn vào buổi sáng, đảm bảo nấu chín kỹ nhé.
4. Bơ đậu phộng
Trẻ nhỏ thường rất thích bơ đậu phộng và đó là một điều tốt vì đây là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ màng thần kinh. Thêm vào đó, bơ đậu phộng cũng chứa thiamin (một chất rất tốt cho não bộ) và glucose – cung cấp năng lượng cho não bộ.
5. Ngũ cốc
Ngũ cốc cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của não. Những chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp điều chỉnh hài hoà lượng đường glucozơ có trong cơ thể.
Ngoài ra, trong thành phần của ngũ cốc còn có chứa hàm lượng vitamin B giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh khoẻ mạnh. Do đó, bạn đừng quên bổ sung ngũ cốc mỗi ngày trong khẩu phần ăn uống của trẻ bằng cách cho trẻ ăn bổ sung bánh mỳ hoặc bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám.
6. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như dâu tằm, anh đào, dâu tây, việt quất... có thể cải thiện trí nhớ và chứa rất nhiều vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác. Không chỉ có vậy mà ngay cả hạt của chúng còn chứa axit béo omega 3 rất tốt cho chức năng não bộ.
Các mẹ có thể cho trẻ ăn trực tiếp loại trái cây này, xay nước sinh tố hay thêm vào ăn cùng sữa chua. Lưu ý màu sắc của quả càng đậm, càng có nhiều chất dinh dưỡng.
Các loại quả mọng như dâu tằm, anh đào, dâu tây, việt quất... có thể cải thiện trí nhớ và chứa rất nhiều vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác (Ảnh minh họa)
7. Các loại đậu
Các loại đậu rất tốt cho tim, đồng thời nó cũng rất tốt cho não bộ của trẻ vì chứa năng lượng từ protein, carboydrate phức hợp, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Các loại đậu cũng sẽ cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ.
8. Rau củ với nhiều màu sắc
Rau có chứa nhiều màu đậm thường là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa để giữ cho các tế bào não luôn khỏe mạnh. Một số loại rau nên có trong bữa ăn của trẻ bao gồm cà chua, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt.
Rau có chứa nhiều màu đậm thường là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa để giữ cho các tế bào não luôn khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
9. Yến mạch/ Bột yến mạch
Yến mạch và bột yến mạch là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho não bộ của trẻ. Yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp trẻ thấy no lâu hơn, do vậy, các bé sẽ ít ăn vặt. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin nhóm B và kẽm để não bộ của trẻ có thể hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
10. Cá hồi
Cá hồi là một trong những thực phẩm cực tốt cho trí thông minh của trẻ. Nhờ có hàm lượng protein và các axit béo Omega – 3, nó đặc biệt tốt cho hệ thần kinh, củng cố và tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ cho bé.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Cách tính tuổi thai - Bạn đang mang thai bao nhiêu tuần?

Bạn phát hiện mình mang thai? Xin chúc mừng bạn. Chắc bạn đang bối rối lắm vì không biết mình đang mang thai bao nhiêu tuần rồi.
Tính theo tuần là cách các bác sĩ và nữ hộ sinh thường dùng để tính tuổi thai. Đủ 40 tuần là đến ngày dự sinh. Cách tính tuổi thai theo tuần giúp đánh giá chính xác những diễn biến của em bé trong thai kì hơn.

>> xem thêm: xe lắc cho bé có tốt không?


Bình quân mỗi thai kì sẽ kéo dài 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng (gọi tắt là KC).
Trong thai kì, người ta thường dùng “tuổi thai” hơn là “sự phát triển của thai theo tuổi”. Nếu bạn tự tính, bạn sẽ nhận ra tuổi thai bình quân chỉ chiếm 38 tuần tính từ lúc thụ thai. Như vậy, ngay thời điểm rụng trứng, bạn đã được coi như có thai 2 tuần rồi.
Để tính tuổi thai chính xác, cách thưởng dùng là tính bạn đang mang thai bao nhiêu tuần theo cách thường dùng, bạn nên tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng.
>> tham khảo: xe scooter tại cửa hàng sữa bỉm
Tính theo đúng tuổi thai hay thời điểm rụng trứng?
Một số bác sĩ cũng tính tuổi thai từ ngày rụng trứng để đánh giá chính xác, hơn là dự đoán ngày rụng trứng theo kì kinh cuối.
Tuổi thai là tuổi thực sự của bé, tính từ lúc trứng và tinh trùng gặp nhau.
Chúng ta phải cảm ơn những công nghệ như siêu âm đã giúp đánh giá chính xác hơn bạn đang mang thai bao nhiêu tuần.
Nếu bạn có chu kì kinh dài hơn hay ngắn hơn 28 ngày, sử dụng cách tính tuổi thai thông thường sẽ không chính xác, tính tuổi thai thật sự từ ngày rụng trứng sẽ chính xác hơn.
Tam cá nguyệt
Thai kì được chia thành 3 tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt khoảng 12 tuần và tượng trưng cho những giai đoạn rất đặc trưng của bà bầu lẫn của em bé.
Thai kì của bạn sẽ kéo dài bao lâu?
Bà bầu thường rất thích hỏi câu này vì đơn giản họ muốn biết ngày ra đời của bé.
Cách tính ngày dự sinh truyền thống dựa theo luật tính Naegele. Bạn sẽ cộng thêm 7 vào ngày kinh chót và cộng thêm 9 vào tháng của kinh chót.
Nếu kinh chót của bạn vào ngày 18 tháng 11 vậy ngày dự sinh của bạn sẽ là 25 tháng 8. Ngày dự sinh này sẽ rơi vào thời điểm thai 40 tuần. Quy luật Naegele coi như chu kì kinh của bà bầu là 28 ngày, ngày rụng trứng và thụ thai là ngày thứ 14. Nên tuổi thai thật sự sẽ là 38 tuần tính từ ngày rụng trứng.
Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản vậy. Chỉ có khoảng 3-5% bé sinh vào đúng ngày dự sinh thôi nên cũng làm nhiều phụ huynh mong chờ.
Thời điểm bé thường chào đời là lúc 40 tuần 3 ngày. Theo thống kê thì tỉ lệ sinh muộn so với ngày dự sinh nhiều hơn là sinh sớm.

Độ tuổi thích hợp dạy bé đi vệ sinh

Rất khó nói thời điểm nào phù hợp.
Các cha mẹ thường rất yêu con và tự hào khi thấy con biết làm gì đó từ khi còn rất bé. Chỉ dẫn cho con tập đi hay biết nói những câu đầy đủ luôn là đề tài để bạn khoe với họ hàng về sự lớn lên mỗi ngày của bé.

>> xem thêm: sữa meta care dành cho bé trên 1 tuổi
Tuy nhiên, rất khó để có thể định ra khi nào là lúc thích hợp để dạy trẻ ý thức đi vệ sinh. Một vài trẻ học cách biết đi vệ sinh từ 18 tháng, có trẻ lại đến hơn 2 tuổi mới tập làm việc này.
Con trai rất khác con gái trong việc chú ý học cách tự đi vệ sinh. Bạn có thể dạy con gái cách đi sớm hơn một chút so với con trai. Tuy nhiên, cả con trai và con gái đều có những biểu hiện cho cha mẹ thấy thời điểm phù hợp để dạy điều này.
 


Giai đoạn lớn của trẻ
Mọi em bé đều sẽ lớn lên và trải qua đầy đủ mọi giai đoạn phát triển. Bạn không cần vội, và nhất là không nên so sánh con mình với con của họ hàng hay bạn bè. Bạn cũng không cần lo lắng nếu con gái nhỏ (hay cậu trai) của bạn chưa biết làm gì đó. Đừng vội gây áp lực lên con, và nếu bạn lo lắng, hãy đến chuyên gia y tế để hỏi cho rõ ràng.
Dưới đây là một số chi tiết chỉ dẫn con bạn đi vệ sinh. Khi cha mẹ biết lúc nào để dạy con đi vệ sinh là đã đi được nửa chặng đường.
Bạn hãy đọc và hiểu rõ những yếu tố khoa học trong quá trình dạy con đi vệ sinh để hiểu được ý nghĩa quan trọng của mỗi giai đoạn, hiểu mình nên làm gì, con nên làm gì và bạn sẽ biết việc tiếp theo phải làm gì. Kiến thức là sức mạnh.
>> xem thêm: sữa p100 của viện dinh dưỡng
Khi nào nên dạy trẻ đi vệ sinh?
Không có tuổi chính xác để bắt đầu dạy trẻ đi vệ sinh. Điều này lệ thuộc rất nhiều vào con bạn, cả về mặt thể chất, cảm xúc và ý thức của trẻ.
Nếu bạn không phải chuyên gia y tế hoặc có kinh nghiệm, biết thời điểm đúng là rất khó, đặc biệt là nếu bạn chẳng biết nhìn vào dấu hiệu nào.
Dấu hiệu của sự sẵn sàng
Đừng sợ. Hãy để ý thái độ của con, bạn có thể nhìn thấy vài dấu hiệu nhỏ chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng để học đi vệ sinh:
Tã của bé khô trong một thời gian dài, chứng tỏ bàng quang và ruột của bé đang phát triển.
Con bạn nói “tè” hoặc “poo” trong lúc bạn thay tã. Và bé hiểu từ đó nghĩa là gì.
Con bạn có thể dùng tay tự kéo quần lên và xuống.
Bé biết lúc nào cần phải đi vệ sinh, bằng cách thể hiện trên gương mặt, tự nhịn vệ sinh hoặc làm ồn cho cha mẹ biết.
Con bạn hiểu bạn nói gì và nghe theo chỉ dẫn đơn giản của bạn.
Con bạn biết đi và có thể ngồi bô hoặc ngồi toilet.
Bé hiểu cảm giác ướt và khô.
Chi tiết về tuổi học đi vệ sinh
Khi bạn đã xác định được các dấu hiệu đó của bé, hãy chuẩn bị cho bé và bắt đầu thôi.
Bạn sẽ là huấn luyện viên, dạy con bằng ví dụ, động viên con, sử dụng công cụ để khuyến khích con và quan sát sự tiến bộ trong lúc bé tập luyện. Dần dần bạn sẽ học được cách nào khiến bé hiểu, cách nào không. Hãy nhớ, mỗi đứa trẻ đều khác biệt, bạn càng biết nhiều về con thì sẽ càng biết phải dạy con thế nào để tốt cho cả con và bản thân bạn.
Việc dạy con biết đi tự đi vệ sinh sẽ còn rất mới và con có thể phản ứng tích cực hoặc hơi không thích. Tuy nhiên, bạn hãy cho bé tập quen dần, giúp bé thấy thú vị, và hãy luôn nhớ, có rất ít cô cậu vị thành niên đeo tã. Con bạn cũng sẽ làm được thôi, đơn giản mà.
Hãy nhớ, tuổi tập tự đi vệ sinh rất khác nhau
Nếu con bạn từ chối học theo, đừng cố ép con, có thể bé chưa sẵn sàng. Bạn có thể thử vài cách mới, và nếu con vẫn không thích hoặc sẵn sàng tập với bạn, hãy kiên nhẫn, hãy chờ đến khi bé sẵn sàng học.
Điều tệ nhất mà cha mẹ làm là rối lên và bắt đầu quá nghiêm khắc với con chỉ vì phải dạy con tự đi vệ sinh cho bằng được. Nếu bạn áp đặt kỉ luật lên con mình, mọi nỗ lực chỉ dạy bé sẽ trở nên vô hiệu, chẳng dẫn đến đâu cả.
Hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng, cả bạn cũng cần phải học theo thời gian. Con bạn không thể tự biết đi vệ sinh trong 1 ngày đâu. Có một số bé học rất nhanh trong vài tuần, một số bé khác phải học vài tháng mới quen dần.
Chuẩn bị sớm trước khi dạy con đi vệ sinh
Nếu con bạn thích theo bạn vào phòng tắm, đừng đẩy chúng ra. Hãy kích thích sự tò mò của bé bằng cách cho bé nhìn khi bạn đi vệ sinh. Đôi khi đó là lúc thích hợp để con hiểu bạn đang làm gì.
Những đứa bé mới biết đi học bằng cách quan sát bố mẹ, quan sát anh chị và bạn xung quanh. Bé xem mẹ đi vệ sinh và bạn có thể chuẩn bị ngay cho bài học này với bé. Cho bé xem và chỉ dẫn bé đến ngồi bô hoặc vào bồn cầu sẽ diễn ra rất tự nhiên, vì bé đã dần quen với điều đó rồi.
Để bé thích thú hơn khi đi vệ sinh, bạn phải nhớ chọn đúng sản phẩm và dụng cụ hỗ trợ cho bài học đi vệ sinh này. Hãy để con cùng tham gia đi mua chiếc bô bé thích, hãy cho bé thấy bạn coi bé là “người lớn” khi cùng tham gia vào việc đó.
Đừng nản khi dạy con đi vệ sinh
Hãy nhớ, nếu lần đầu bạn dạy không được bé, hoặc ban đầu bé học nhanh nhưng rồi bỏ ngang, bạn đừng chú ý đến điều đó quá. Quan trọng là hãy chắc chắn con bạn đã sẵn sàng, hoặc tìm ra cách thích hợp để bé học bài học này.
Bạn cũng có thể hoãn lại việc dạy bé đi vệ sinh nếu trong gia đình có sự thay đổi lớn, ví dụ như bạn chuyển nhà hoặc bạn sắp có thêm một em bé nữa. Khi bạn và con đang tiến bộ thì sự thay đổi lớn này có thể khiến việc học chẳng tiến được thêm bước nào.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Giải đáp thắc mắc khi mua ghế ngồi xe đạp cho bé

Bạn rất muốn mua một chiếc ghế ngồi xe đạp cho bé yêu nhà mình nhưng lại có nhiều băn khoăn. Không biết nó có an toàn cho bé không, sản phẩm làm bằng chất liệu gì thì bền, giá thành bao nhiêu, mua ở đâu thì hợp lý… vô vàn câu hỏi được đặt ra. Sau đây là tổng hợp câu trả lời và những thắc mắc thường hỏi khi mua ghế ngồi xe đạp của các mẹ.

>> xem thêm: sữa prosure cho người bị ung thư


Lợi ích khi dùng Ghế ngồi xe đạp cho bé:
- Mang lại cho bé những chuyễn đi an toàn tuyệt đối cùng mẹ trên mọi cung đường.
- Tận dụng được chiếc xe đạp cũ trong nhà để tiết kiệm cho phí cho một việc lớn ở tương lai.
- Bé được ngồi thoải mái ngắm nhìn thế giới xung quanh khi đi cùng mẹ
>> sữa meta care có tốt cho bé?
- Mẹ có thể dễ dàng điều khiển xe mà không hề có trở ngại nào
Tiêu chí chọn mua ghế ngồi xe đạp:
- Có nhiều chất liệu tạo ra Ghế ngồi xe đạp nhưng bingbong khuyên bạn nên chọn ghế bằng nhựa, vì chất liệu này có độ bền khá cao, và bảo vệ tốt cho bé trong trường hợp bị va đập.
- Vị trí lắp đặp ghế: thông thường sẽ dùng ghế lắp sau, tức là ghế lắp vào gác baga. Lắp vào vị trí này bạn sẽ cân bằng được trọng lượng xe giúp bạn dễ điều khiển xe hơn. Nếu xe bạn không thể lắp vào gác baga ( xe không có gác baga, xe đạp điện, xe có đệm dày) bạn có thể dùng loại ghế lắp trước vào tay lái, ghế lắp vào cọc yên.
- Phụ kiện: Chọn ghế có thêm phần nệm êm để giúp bé ngồi lâu cũng không bị đau mông. Dây đai an toàn giúp bé ngồi trong ghế an toàn hơn, không sợ ngã ra khỏi ghế.