Táo bón và tiêu chảy là những bệnh về tiêu hóa hay gặp nhất ở trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi, trong đó tiêu chảy gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy cấp có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh tiêu chảy, nguyên nhân và cách phòng, điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ bố mẹ nên biết.
>>> Sữa glico hàn nội địa Nhật Bản - Sữa mát dễ uống
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy là chỉ số lần đại tiện tăng nhiều hơn 3 lần/ngày, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ. Thông thường, trẻ bị tiêu chảy là do những nguyên nhân sau:
Những món đồ chơi yêu thích của trẻ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Do virut: Một số loại virus như rotovirus, adenovirus, calisivirus, astrovirus có thể gây tiêu chảy ở trẻ
Trẻ bị nhiễm khuẩn Ecoli- một dạng vi khuẩn gây tiêu chảy,
Trẻ bị nhiễm trùng tai (do vi khuẩn hoặc virut)
Trẻ bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh
Trẻ uống quá nhiều nước hoa quả (quá 150ml/ ngày)
Trẻ dùng sữa được pha không đúng cách
Trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn
Biểu hiện của trẻ bị mắc tiêu chảy
Trẻ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường, phân lỏng hoặc như nước, có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc máu
Trẻ mất nước nhanh, mắt hõm sâu, miệng khô, khát nước
Sức khỏe và đề kháng của trẻ giảm nhanh chóng, trẻ bỏ ăn, bỏ uống, nôn mửa…
Các biện pháp chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
Đối với trẻ bị tiêu chảy, nên có chế độ dinh dưỡng riêng để giúp trẻ không ị mất nước và nhanh chóng khỏi bệnh
Nếu trẻ bị tiêu phân lỏng nhưng không có máu, số lần đại tiện dưới 3 lần/ngày, trẻ vẫn ăn, uống bình thường hoặc có giảm đôi chút thì bệnh sẽ tự giảm sau 4-5 ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ uống men tiêu hóa với liều lượng quy định
Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi hoặc dung dịch bù nước theo liều lượng quy định. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy này sẽ giúp cho trẻ không bị mệt mỏi do mất nước.
Tránh cho trẻ dùng lại thực đơn của bữa trước để đề phòng trẻ bị dị ứng với thức ăn
Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng có kèm máu, trẻ đi ngoài nhiều quá 3 lần/ngày có thể gây mất nước và muối nhanh, cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bù nước và cấp cứu kịp thời
Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 18-24 tháng.
Giữ vệ sinh cho trẻ, không cho trẻ bò lê trên sàn nhà hay mặt đất, không để trẻ ngậm đồ chơi, rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn.
Cho trẻ ăn bằng thìa, cốc riêng và hợp vệ sinh.
Bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ, không sử dứng các thực phẩm nghi có nhiều hóa chất, các thực phẩm gây dị ứng cho trẻ…
Chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo chín, đúng cách, cho trẻ uống nước sôi để nguội. Đây là cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ đơn giản và hiệu quả nhất mà các mẹ cần chú ý.
Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ làm nhiều lần.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, D, E, K…trong thực đơn của cả mẹ và bé.